Chúa
chiên nhân lành
Các Giám mục Brazil trong khóa họp
thường niên tháng 11 năm 1995 lên tiếng báo
động vì sự ra đi đáng kể của tín
hữu. Số tín hữu quy thuận các giáo phái Tin Lành gia
tăng đáng ngại. Hàng giáo sĩ, tu sĩ
nam nữ thì hờ hững với bổn phận. Tín
hữu ham vật chất hưởng thụ đã ngã vào
vòng tay tân tư bản, tân cường
hào bá và tân địa chủ. Các giáo phái Tin Lành vung tiền
lập xưởng, trả lương hậu hĩ và
chỉ thu nhận những ai thuộc
giáo phái của họ. Họ kỳ thị và lạnh lùng
trả lời "không có việc" khi thấy cái mác
"Công Giáo" trong đơn xin việc. Họ
công khai hóa hứa hẹn cho việc làm nếu tự
nguyện "gia nhập giáo phái chúng tôi".
Chiên bị bỏ rơi nên đi hoang, bị
thú dữ ăn thịt và kẻ
cướp dẫn đi là chuyện đương nhiên
phải xảy ra. Có trách là trách các chủ
chăn đã không màng đến sự an nguy của chiên.
Chuồng thì rách nát và tan hoang; cửa thì hư hỏng và
bỏ ngỏ; thức ăn thì thiếu
thốn và không hợp vệ sinh; sói chưa đến
chủ chiên đã bỏ chạy. Với những
điều kiện tồi tệ như thế, số
phận của chiên thật thê thảm!..
Ý thức được vấn đề
mất chiên mới là bước đầu.
Bước quan trọng kế tiếp là duyệt xét và
sửa sai vấn đề mục vụ, đời
sống thiêng liêng, chương trình huấn luyện và vào
đời theo mô hình Đức Kitô là
Chúa chiên.
Chuyện kể
rằng "trong giấc mơ diễm phúc, Loan
được song hành với Chúa bên bờ biển. Chân
dẫm trên cát mịn và êm ái; mặt được làn gió
nhè nhẹ ban mai vuốt ve, phổi uống từng
ngụm khí trong lành. Đi được một quãng,
Loan nhìn lại sau lưng, thấy những dấu chân
của Chúa và Loan xếp thành từng đôi rất
đều đặn, nên hớn hở thưa "Chúa coi
kìa, dấu chân của Chúa và của con sao mà khắn khít và
đều quá". Chúa nhìn Loan mỉm
cười. Cơn giông bỗng xuất hiện và thổi
mạnh, sóng biển gào thét và đưa những
đợt nước toé tung lên bờ. Loan rùng mình khiếp sợ, nhưng Chúa vẫn bình
tĩnh như không có chuyện gì. Nhìn lại phía sau,
lạ quá! Loan không thấy hai dấu chân song
hành nữa mà chỉ còn một nên thưa "Sao chỉ còn
có một dấu chân thôi Chúa?" Chúa thân
thương trả lời "Trước con vui vẻ và
hạnh phúc. Ta để con bước theo
Ta. Bây giờ con hoảng hốt và mất bình tĩnh nên Ta
đã vác con trên vai. Dấu chân con thấy bây giờ là
của Ta đó con ạ!"
Giấc mơ
thần tiên này diễn tả tình phụ tử của Chúa
qua hình ảnh Chúa Chiên Nhân Lành. Chúa chăm sóc, yêu
thương và bảo vệ. Chúa
thấy rõ tình trạng non yếu và bệnh hoạn,
vững mạnh và trưởng thành của từng chiên.
Chúa dẫn chiên đến bờ suối trong
lành và vào đồng cỏ xanh tươi. Chúa xua đuổi sói dữ và hy sinh cứu chiên.
Nếu không có cuộc khổ nạn, sự
chết và phục sinh thì hình ảnh Chúa chiên nhân lành vẫn
là một giả tưởng. Nhưng
với thánh giá, máu đổ, mộ trống và thân xác
hiển vinh, Chúa chứng minh tình lý tưởng và tuyệt
vời của kẻ dám "thí mạng vì người
yêu". Đây là dạng thức
tuyệt đỉnh của tình yêu cao thượng mà hàng
giáo phẩm, tu sĩ, và giáo dân phải ước mơ và
thực hiện.
Chúng ta thường trách khi Chúa thinh lặng
quá lâu trước cơn khổ và làm ngơ trước
những bất công. Chúng ta quên rằng ơn Chúa vẫn đủ
để chúng ta vác thánh giá, chịu đau khổ và theo Chúa. Chúng ta lại trách oan
Chúa khi đang được yên lành ngồi trên vai Chúa dù
chưa hoàn hồn, vẫn còn đau và đang khóc.
Chúng ta cướp công Chúa khi được thành công và
gặp an ủi. Chúng ta quá dại
khờ vì lời thánh không nghe, đường thánh không theo, lại tự chọn ngõ cụt, nẻo
chết và nơi khổ đi vào. Rồi
nhăn nhó chạy tội và đổ lỗi giống
như đám trẻ thơ. Chúng bực bội vì không
được leo cây, xài dao và lái xe, nên
tố cha mẹ lỗi thời. Khi lỡ trẹo giò,
gẫy chân, đứt tay và đụng
xe thì "tại cha mẹ không cản, không dậy và không
khuyên". Chúng quên đi mặt phụng
phịu, cái tâm bất mãn, và đôi mắt trách móc khi cha
mẹ dậy dỗ và cấm cản.
Người trần
nhận phép trời và người trần sống kiếp
thần thánh là lý tưởng cao vời của tín hữu. Tất
cả đang song hành với Chúa Kitô. Người
khoẻ đang vực người yếu. Người lãnh đạo đang xả thân vì
tập thể. Cha mẹ đang hy sinh
cho đàn con. Đàn con đang ngoan hiền vâng lời
cha mẹ. Tất cả cùng tiến vào
trời là suối mát, là đồng cỏ xanh tươi,
là nơi an nghỉ. Dù hiện giờ
chúng ta phải đồng khổ với Chúa (bài
đọc 2). Chúng ta hãy nghe lời chủ chiên
để "được sống viên mãn" (Ga 10,10) sống kiên vững, can trường khôn
ngoan và không lạc lối.
|