Trên đường
Emmau
Phúc Âm hôm nay nói cho chúng ta một về
một biến cố rất nổi tiếng, đó là
sự xuất hiện của Chúa Giêsu với các môn
đệ trên đường Emmau. Luca viết trong năm
80 cho cộng đoàn người Hy Lạp mà phần
lớn họ được hình thành từ những
người cải đạo. Những năm 60 và 70 là
giai đoạn khó khăn nhất. Đã có những
cuộc bắt bớ lớn của Vua Nê-rô vào năm 64.
Sáu năm sau, vào năm 70, Giêrusalem bị phá huỷ hoàn toàn
bởi người La Mã. Trong năm 72, ở Masada, trong sa mạc
Giuđa, đã có vụ thảm sát những người Do
Thái nổi loạn cuối cùng. Vào những năm đó,
các Tông Đồ, những chứng nhân của sự
Phục Sinh, biến mất dần dần. Người dân
bắt đầu cảm thấy rã rời trên hành trình.
Từ đâu mà họ có thể rút ra lòng dũng cảm
như thế để không bị nhát đảm? Làm sao
để khám phá sự hiện diện của Chúa Giêsu
trong hoàn cảnh khó khăn như này? Câu chuyện về
sự xuất hiện của Chúa Giêsu với các môn
đệ trên đường Emmau cố gắng
đưa ra một câu trả lời cho tất cả câu
hỏi nhức nhối này. Luca muốn dạy cho cộng
đoàn cách giải nghĩa Kinh Thánh để có thể tái
khám phá sự hiện diện của Chúa Giêsu trong cuộc
sống.
Lc 24, 13-24. Bước 1: thoát ra khỏi
thực tại. Chúa Giêsu gặp hai người bạn trong
tình trạng sợ hãi và kém đức tin. Sức mạnh
của sự chết, thập giá, đã giết chết
niềm hy vọng trong họ. Đây là tình trạng của
nhiều người ở thời của Luca, và cũng là
tình trạng của nhiều người ngày nay. Chúa Giêsu
tiến đến gần họ và đi cùng đi với
họ; Ngài lắng nghe trao đổi của họ và
hỏi: "Các anh vừa đi vừa trao đổi
với nhau về chuyện gì vậy?" Hệ tư
tưởng thống trị, đó là, sự tuyên truyền
của chính quyền và tôn giáo chính thức thời đó,
đã ngăn họ nhìn thấy. "Phần chúng tôi,
trước đây vẫn hy vọng rằng chính
Người là Đấng cứu chuộc Israen".
Đâu là những cuộc trò chuyện của những
người đau khổ ngày nay?
Bước đầu tiên là bước này:
tiến gần đến họ, lắng nghe thực
tại của họ, cảm nhận vấn đề
của họ: có khả năng đặt những câu
hỏi giúp cho những người này nhìn thực tại
với cái nhìn hiểu biết hơn.
Lc 24, 25-27. Bước 2: sử dụng Thánh
Kinh để thắp sáng cuộc sống. Chúa Giêsu dùng Thánh
Kinh và lịch sử loài người để thắp sáng
lên vấn đề mà khiến cho hai người bạn
này sầu khổ, và công bố tình trạng mà họ
đang sống. Ngài cũng sử dụng nó để
đặt họ vào toàn thể công trình của Thiên Chúa
đến từ Mô-sê và các ngôn sứ. Vì thế, Ngài
chỉ ra rằng lịch sử không thoát khỏi bàn tay
của Thiên Chúa. Chúa Giêsu dùng Thánh Kinh không phải như
một vị bác sĩ biết mọi sự, nhưng
như một người bạn đồng hành
đến để giúp những người bạn và
gợi nhớ họ những điều họ đã lãng
quên. Chúa Giêsu không đặt ra cho các môn đệ sự
phức tạp của sự ngu tối, nhưng cố để
thức tỉnh lòng trí của họ: "Lòng trí các anh
thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ! Nào
Đấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình
như thế, rồi mới vào trong vinh quang của
Người sao?"
Đấy là bước thứ hai: Bằng
Thánh Kinh, giúp người ta khám phá ra sự khôn ngoan sẵn
có trong họ, và biến đổi thập giá, từ
một dấu hiệu của sự chết, thành một
dấu hiện của sự sống và của hy vọng.
Điều đã ngăn cản họ tiến
bước, thì nay trở thành động lực và ánh sáng
trên hành trình. Làm cách nào chúng ta có thể thực hiện
điều này ngày nay?
Lc 24, 28-32. Bước 3: chia sẻ trong
cộng đoàn. Thánh Kinh, tự thân, không làm mở đôi
mắt. Nó chỉ làm cho trái tim họ bị thiêu
đốt, điều khiến cho đôi mắt mở ra
và làm cho nó thấy được, là sự bẻ bánh, hành
động chia sẻ trong cộng đoàn, và việc
cử hành Bữa Tiệc Ly. Trong khoảnh khắc đó
cả hai nhận ra Chúa Giêsu, họ được tái sinh
và Chúa Giêsu biến mất. Chúa Giêsu không chiếm hữu con
đường của các bạn Ngài. Ngài không phải là
người gia trưởng. Trỗi dậy, các môn
đệ có thể tự thân bước đi một
mình.
Bước ba là: để biết làm cách nào
tạo ra một môi trường huynh đệ trong
đức tin, của việc cử hành và chia sẻ,
nơi mà Chúa Thánh Thần có thể hoạt động.
Chính Ngài khiến chúng ta khám phá và trải nghiệm Lời
Chúa trong cuộc sống và hướng dẫn chúng ta
hiểu ý nghĩa của những lời của Chúa Giêsu
(Ga 14, 26; 16, 13)
Lc 24, 33-35. Bước 4: Kết quả:
phục sinh nghĩa là trở về Giêrusalem. Cả hai
người họ, cách can đảm, trở lại con
đường về Giêrusalem, nơi mà lực
lượng của sự chết, đã giết Chúa Giêsu
và, đã giết hy vọng của họ, sẽ tiếp
tục hoạt động. Nhưng, giờ đây tất
cả đã thay đổi. Nếu Chúa Giêsu còn sống, thì
trong Ngài và cùng với Ngài có một năng quyền mạnh
hơn cả điều đã giết Ngài. Kinh nghiệm
này giúp họ phục sinh! Thật vậy, tất cả
đều thay đổi. Đó là sự trở về
chứ không phải sự trốn chạy! Tin tưởng
chứ không phải kém tin! Hy vọng chứ không phải
thất vọng! Ý thức hiểu biết chứ không
phải thuyết định mệnh trong sự
đối mặt với quyền lực! Tự do chứ
không phải sự áp bức! Tóm lại một lời:
sự sống chứ không phải cái chết! Thay vì tin
buồn về sự chết của Chúa Giêsu, thì Tin
Mừng của Sự Phục Sinh của Ngài! Cả hai kinh
nghiệm sự sống và sống dồi dào! (Ga 10,10).
Đây là dấu chỉ cho thấy Thần Khí của Chúa
Giêsu hoạt động trong họ!
Câu hỏi
·
Cả hai người họ nói
rằng: "Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy
vọng, nhưng...!" Bạn có bao giờ thấy
một tình huống của sự nhát đảm khiến
chúng ta thốt ra rằng: "Tôi đã hy vọng, nhưng...!"?
·
Bạn đọc, sử dụng và
giải nghĩa Kinh Thánh như thế nào? Có bao giờ
bạn cảm thấy con tim mình thiêu đốt khi
đọc và suy niệm Lời Chúa chưa? Bạn có
đọc Kinh Thánh một minh hay là thành phần của nhóm
Kinh Thánh?
Lời Nguyện (Tv 105,1-2)
Hãy tạ ơn Chúa,
cầu khẩn danh Người,
vĩ nghiệp
của Người, loan báo giữa muôn dân.
Hát lên đi, đàn
ca mừng Chúa,
và suy gẫm mọi
kỳ công của Người.
|