Từ tuyệt vọng đến chia sẻ – Achille Degeest.
(Trích trong
‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’)
Đoạn
độc nhất đầy đủ chi tiết mà chúng
ta có được của một giai đoạn liên quan
đến sự sống lại, là bài tường
thuật kỳ diệu kể việc Chúa Giêsu hiện ra
với các môn đệ trên đường Emmau. Nó tạo nên một trường
hợp điển hình về tính cách bất ngờ
đột ngột của những lần Chúa Giêsu hiện
ra với các môn đệ, điều này có vẻ củng
cố giả thuyết về ảo giác thỉnh thoảng
được đưa ra; tuy nhiên ảo giác là một
hiện tượng thường xảy ra khi người
ta chờ đợi, mong ước mãnh liệt một
điều gì. Sự đồng hoá làng Emmau
gây ra những khó khăn; nhưng các nhà chuyên môn nghĩ
rằng đó là nơi hiện nay gọi là El-Kubebe, ở
cách Giêrusalem chừng mười ba cây số. Dõi theo bài tường thuật, chúng ta nêu lên
một vài nhận xét.
1) Mắt họ bị ngăn che
không nhận ra được Ngài.
Người
ta có thể tự hỏi tại sao và như thế nào? Nên nhớ rằng
lối hiện hữu thể xác của Chúa Giêsu sống
lại khác với lối hiện hữu trước khi
chết. Chúa Giêsu có được một sự
tự do tuyệt đối trong việc lựa chọn
dáng vẻ bề ngoài, cũng như trong cách thế di
chuyển… Một cách loại suy, chúng ta có thể nghĩ
rằng Chúa Giêsu đôi khi gần bên chúng ta và vì một lý do
nào đó chúng ta không nhận ra Ngài. Chẳng hạn có
thể xảy ra trường hợp trong cơn bị
thử thách cùng cực, chúng ta không thể nhận ra sự
hiện diện của Thiên Chúa; và lắm lúc sau đó chúng
ta mới nhận ra sự can thiệp của Thiên Chúa.
2) Chúng tôi đã hy vọng rằng
chính Ngài là Đấng sẽ giải thoát Israel.
Câu
nói ngắn ngủi này che dấu thảm kịch sâu xa bên
trong của các môn đệ và tông đồ. Niềm hy vọng
của họ nơi Chúa Giêsu diễn tiến trên bình
diện trần thế. Trong những
tháng dài, cố gắng sư phạm của Chúa Giêsu là
đưa niềm hy vọng của họ lên một bình
diện cao hơn, bình diện Nước vĩnh cửu.
Phải đợi đến lễ Hiện
Xuống, để có thể đạt được
mức độ niềm tin thật nơi Đức Giêsu
Kitô, Con Thiên Chúa. Trong lúc chờ
đợi, niềm tin này bị thử thách một cách ghê
gớm.
3) Những trí lòng chậm tin vào
mọi điều các tiên tri đã nói.
Khi
nói với các môn đệ, Chúa Giêsu cho họ một bài
học bằng sự vật. Ngài dẫn đưa tâm trí họ đến một
sự khám phá: Ngài thật là ánh sáng làm cho người ta
hiểu Kinh Thánh. Ngày nay cũng đừng
quên rằng, Chúa Kitô là chìa khoá mở sách Kinh Thánh. Ngài là lời của Thiên Chúa, lời mang lại
sức sống cho các đoạn sách, cho các lời nói trong
Kinh Thánh.
4) Lòng chúng ta lại đã không cháy
bừng bừng.
Từ
câu này ta hãy giữ lại vài bài học thiêng liêng. Trước hết
Chúa Giêsu không mang cho các môn đệ một lời giải
thích Kinh Thánh trên bình diện thuần tuý tri thức;
nhưng Ngài đánh động vào chiều sâu. Khi đọc Kinh Thánh, chúng ta đừng bằng
lòng với việc tìm kiếm tri thức, nhưng hãy
đặt trong tinh thần cầu nguyện. Tiếp
đến, trong cách thức đồng hành với con
người thời đại, trong ước muốn
mặc khải Chúa Kitô, hãy nhớ rằng chúng ta chỉ có
thể đánh động tâm hồn họ theo mức
độ Chúa Giêsu Phục Sinh sống và chiếu toả
trong chúng ta.
5) Hãy lưu lại với chúng
tôi… Và xảy ra là khi vào bàn với họ Ngài cầm lấy
bánh…
Chúng ta hãy
để mình chiều theo sức
gợi cảm kỳ diệu chứa đựng ở
đoạn cuối câu chuyện các môn đệ thành Emmau.
Đặc biệt chúng ta tự hỏi: với
người xa lạ nào chúng ta nói: “Hãy lưu lại
với chúng tôi”, ‘hãy chia sẻ cơm bánh của chúng tôi’?
Trong đời sống, chúng ta có biết thật sự
tiếp đón và chia sẻ đáp lại lời nói của
Đức Phaolô VI, chúng ta có thể nói rằng: “Giáo Hội
hôm nay phải chia sẻ nhiều hơn để Chúa Kitô
được biết đến nhiều hơn. Mà ‘Giáo Hội’ tức là mỗi một
người trong chúng ta.
|