MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Quay Đầu – Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Thứ Ba, Ngày 2 tháng 5-2017
Quay đầu – Lm. Giuse Trn Vit Hùng

Theo luật tự nhiên, con người có sinh và có tử. Khi nghe tin có người thân qua đời, chúng ta bàng hoàng thương tiếc và lòng buồn rười rượi vì sự thiếu vắng. Dù có sầu thương và nhớ nhung nhưng khi chôn táng người qúa cố xong, chúng ta cũng phải rời bỏ mộ phần để trở về. Ai trong chúng ta cũng có những trải nghiệm đau thương trong cuộc đời ô trọc này. Khi một người thân lìa đời, chúng ta thường tu họp cầu nguyện, khóc than, chia buồn và tiễn biệt. Sau khi đưa tiễn người qúa cố tới nơi an nghỉ cuối cùng, thì ai nấy lại trở về quê quán và tiếp tục cuộc sống bình thường như dòng sông tiếp tục chảy. Hai môn đệ trên đường Emmau về quê cũng không ngoại lệ. Khi Thầy Giêsu đã chịu tử hình thập giá, xác được hạ xuống xức dầu thơm rồi chôn trong mồ, thì kể như mọi việc đã hoàn tất. Chấm dứt một đời người. Hai môn đệ buồn bã trở về quê hương xứ sở để tiếp tục đời sống như xưa.

Phúc âm kể rằng hai môn đệ đang trên đường về quê, thì xuất hiện một vị khách lạ cùng muốn đồng hành: Đang khi họ nói truyện và trao đổi với nhau, thì chính Chúa Giêsu tiến lại cùng đi với họ, nhưng mắt họ bị che phủ nên không nhận ra Người (Lc 24, 15-16). Vị khách thông hiểu Kinh Thánh đã dẫn đường mở trí cho cả hai ông. Họ không nhận ra Thầy của mình. Họ đã chứng kiến mọi điều đau thương đã xảy ra cho Thầy mấy ngày qua. Còn gì mà hy vọng nữa chứ. Cho dù sau đó, họ có nghe mấy chị phụ nữ loan tin Chúa đã sống lại, nhưng tin này lại quá sức tưởng tượng. Họ không thể tin được những sự kiện lạ lùng là có kẻ chết tự mình sống lại. Thế là hai môn đệ bỏ ngoài tai tất cả. Chúng ta có thể tưởng tượng hoàn cảnh tại thành Giêrusalem của hai ngàn năm về trước, sự thông tin còn rất giới hạn và cuộc sống xô bồ đổi thay. Tuần trước đó, dân chúng đón Chúa vào thành, tung hô ca ngợi. Mấy ngày sau, cũng chính nhóm người đó, lại giơ tay xin tha cho Ba-ra-ba, tên trộm cướp và giết Giêsu. Làm sao có thể tin được những dư luận hay luận dư của người đời?

Câu truyện dài được thánh Luca kể, đi tới kết luận có hậu, là hai môn đệ đã được mở mắt nhìn xem và nhận ra Chúa. Với một cử chỉ rất thân quen và ý nghĩa: Đang khi cùng các ông ngồi bàn, Người cầm bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho hai ông. Mắt họ sáng ra và nhận ra Người. Đoạn Người biến mất (Lc 24, 30-31). Cùng là một vị khách lạ, lúc đầu, hai môn đệ không nhận ra Thầy, nhưng khi Thầy cầm bánh trao cho họ, môn đệ mới nhận ra Thầy mình. Như thế, sau khi sống lại từ cõi chết, Chúa Giêsu không còn bị giới hạn trong một dáng vẻ hay hình thể nào và không ai có thể nhận ra Chúa, nếu Chúa không ban ơn soi sáng. Dựa vào nghi thức bẻ bánh, các môn đệ đã nhận ra chính là Thầy của mình. Đây là khởi đầu của việc cử hành Bí Tích Thánh Thể.

Sự kiện bẻ bánh rất quan trọng đặt nền tảng cho niềm tin qua mọi thời đại. Giáo hội đã duy trì, sắp đặt và chính thức hóa nghi thức này qua việc cử hành Bí Tích Thánh Thể trong thánh lễ. Trung thành với lời truyền của Chúa Giêsu là các con hãy làm việc này để nhớ đến Thầy. Hai môn đệ đã nhận ra Thầy của mình qua một cử chỉ rất đơn sơ, nhưng chứa đựng một thông điệp vô cùng quan trọng. Chúng ta biết vào thời Giáo hội sơ khai, nghi thức bẻ bánh trở thành dấu chỉ và trung tâm của mọi cuộc tụ họp cầu nguyện của các tín hữu. Sau khi hai môn đệ nhận ra Chúa Giêsu đã đang hiện diện, họ đã mau mắn trở lại Giêrusalem để gặp gỡ các tông đồ. Quay đầu là bờ. Hai môn đệ đã trở về cùng qui tụ với các tông đồ để làm chứng nhân cho Chúa Kitô Phục Sinh.

Sách Tông Đồ Công Vụ đã tường thuật biến cố Chúa Giêsu chịu chết theo dự định của Thiên Chúa và có cả trách nhiệm của con người: Theo như Thiên Chúa đã định và biết trước, Đức Giêsu đã bị nộp và anh em đã dùng tay những kẻ độc ác mà hành hạ rồi giết đi (Tđcv 2, 23). Tác giả sách Tông Đồ Công Vụ đã qui lỗi sự thông đồng của những người sát hại Chúa. Nhiều người đã đồng ý giơ tay xin tha kẻ cướp và giết đi Đấng Thánh của Thiên Chúa. Thái độ cần có để lãnh nhận ơn cứu độ là sự ăn năn sám hối. Chúa đã chịu mọi hình khổ để đền tội thay cho chúng ta. Giá máu châu báu của Chúa có uy quyền tẩy sạch mọi vết nhơ tội lỗi của cả nhân loại.

Sự sống lại của Chúa Kitô là một sự chiến thắng vinh quang. Thần dữ và sự chết không còn quyền hành gì đối với Người: Sau khi bẻ gẫy xiềng xích tử thần, Thiên Chúa đã giải thoát Người khỏi những đau khổ của cõi chết, mà cho Người phục sinh, vì không thể nào để cho Người bị cầm giữ trong đó (Tđcv 2, 24). Người đã chiến thắng tử thần và mang lại sự tự do đích thực cho con người. Nhân loại không còn bị kìm hãm trong đau khổ, sự tội và sự chết. Chúa Kitô đã mở đường giải thoát và hy vọng vào một cuộc sống vĩnh cửu. Chúa Kitô là hoa qủa đầu mùa của những kẻ yên giấc. Chúng ta không còn sợ hãi trước cái chết. Vì ai cũng phải bước qua sự chết để vào cõi sống đời đời.

Sự sống lại của Chúa Kitô đã trả lời cho nhiều vấn nạn khó khăn mà chúng ta đang gặp phải. Khi chúng ta thường đối diện với những lo lắng khổ đau, như khi phải chăm lo cho những người con dị hình, bất toại, khuyết tật hoặc chạm trán với sự chết chóc của người thân yêu trong gia đình. Khi chúng ta rơi vào sự thất vọng vì buồn sầu, bệnh hoạn, thiên tai, động đất, sạt lở, sóng thần, bão tố, chiến tranh, loạn lạc và tai nạn giao thông xe cộ, tầu bè và máy bay... Những sự cố xảy ra trong những ngày qua, khi nghe tin những người thân thuộc trong gia đình bị mất tích trong chuyến máy bay (Malaysia Airlines MH 370) hay chiếc tầu Sewol bị chìm ở Nam Hàn kéo theo cả trăm học sinh chôn vùi dưới đáy biển. Ai có thể cầm được nước mắt. Ai có thể trả lời cho những sự mất mát qúa to lớn xảy ra cho cha mẹ, anh chị em, bạn bè, thân hữu và mọi người. Nếu chúng ta không có niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh, sự khổ đau của chúng ta sẽ không có đáp án. Chúng ta sẽ buồn đau và chết lặng trong sự tuyệt vọng.

Thánh Phêrô đã mời gọi mọi người hãy tin tưởng vào Chúa Kitô sống lại. Giá máu châu báu của Người sẽ cứu thoát linh hồn chúng ta: Anh em đã được cứu chuộc bằng máu châu báu của Đức Kitô, Con Chiên tinh tuyền, không tì ố (1Petr 1, 19). Đây là niềm tin cao quí được các tông đồ truyền lại và Giáo Hội bảo toàn suốt 20 thế kỷ qua. Sự sống lại không phải là niềm tin phù phiếm, mơ hồ hay mê tín dị đoan. Một sự thật trong đời sống đức tin. Chúng ta bước đi trong niềm tin Kitô Giáo, chứ không phải là một sự kiện khoa học thực nghiệm cụ thể. Niềm tin của chúng ta vào Chúa Kitô sống lại được minh chứng bằng đời sống, bằng các chứng nhân và sự tốt lành thánh thiện của con người hôm nay: Nhờ Người, anh em tin vào Thiên Chúa, Đấng làm cho Người sống lại từ cõi chết và ban vinh quang cho Người để anh em đặt cả lòng tin và niềm hy vọng nơi Thiên Chúa (1Petr 1, 21).

Truyện kể: Có một ông đã can đảm nhảy xuống dòng nước xoáy để cứu một cậu bé bị rớt xuống sông. Đây là một sự thách đố ghê gớm. Dòng sông nước chảy xiết, như nhờ có phép lạ, người đàn ông một tay đã với được cành cây và trong khi một tay chộp lấy tay của cậu bé. Thập tử nhất sinh, sau cùng ông đã cứu được cậu bé an toàn thoát chết. Ông đưa cậu bé về nhà và trao cho mẹ chăm sóc. Trước khi rời nhà, cậu bé nói: Cám ơn ông rất nhiều đã cứu sống cháu. Người đàn ông nhìn vào mắt cậu và nói: Rất tốt, nhưng bảo đảm đời sống của cháu đáng giá trị để được cứu sống. Đời sống của mỗi người chúng ta rất quí báu. Vì thân xác linh hồn của chúng ta được chính Con Một Thiên Chúa đã lấy máu đào để cứu độ.

Lạy Chúa, xin thêm đức tin cho chúng con. Chúa phán: Phúc cho ai không thấy, mà tin. Chúng con xác tín niềm tin nơi Chúa Kitô Phục Sinh. Chúng con sẽ được bước đi trong ánh sáng và tiến tới sự sống đời đời.


 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Trên Đường Emmau – R. Veritas. (trích Trong ‘sống Tin Mừng’) (5/3/2017)
Trên Đường Emmau (trích Trong ‘mỗi Ngày Một Tin Vui’) (5/3/2017)
Trên Đường Emmau (1) (5/3/2017)
Tìm Gặp Chúa (5/3/2017)
Lưỡng Diện (5/3/2017)
Tin/Bài cùng ngày
Từ Tuyệt Vọng Đến Chia Sẻ – Achille Degeest. (trích Trong ‘lương Thực Ngày Chúa Nhật’) ----- (5/2/2017)
Thánh Lễ Tại Emmaus – Pm. Cao Huy Hoàng (5/2/2017)
Sau Mộng Mơ Đến Than Khóc. (5/2/2017)
Sao Lại Thất Vọng? (5/2/2017)
Sao Các Bạn Buồn (5/2/2017)
Tin/Bài khác
Trước Vành Móng Ngựa [đăng Báo Đmhcg, Số 369, Tháng 5-2017, Dòng Cct Xuất Bản Tại Hoa Kỳ] (5/1/2017)
Nhận Thức Ơn Thiên Triệu [đăng Báo Đmhcg, Số 368, Tháng 4-2017, Dòng Cct Xuất Bản Tại Hoa Kỳ] (5/1/2017)
Nồng Cháy. ----- (5/1/2017)
Người Lữ Khách. (5/1/2017)
Người Bạn Đồng Hành – R. Veritas. (trích Trong ‘niềm Vui Chia Sẻ’) (5/1/2017)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768