Đường
đức tin
Truyện kể
rằng: Thánh giáo phụ Sarapio một lần hành
hương đến Rôma, ngài đến thăm một
nữ ẩn tu và hỏi chị: "Tại sao chị
ngồi yên ở đây?" Chị trả lời:
"Không, tôi đâu có ngồi yên, tôi đang đi trên
đường cơ mà." Tin Mừng
hôm nay, thánh sử Luca tường thuật Chúa Giêsu Phục
Sinh đồng hành với hai môn đệ trên
đường Emmaus. Đường
Emmaus là đường đức tin, đường
thấy Chúa của hai môn đệ. Hai
môn đệ có được đức tin và gặp
được Chúa nhờ Lời Chúa và Thánh Thể Chúa.
Lời Chúa soi sáng lòng tin họ: Hai môn
đệ đã không tin Chúa sống lại qua lời
chứng của các Tông Đồ và các phụ nữ nên
đã rời bỏ cộng đoàn các Tông Đồ,
rời bỏ các Tông Đồ là rời bỏ đức
tin. Hai người buồn rầu đi bên nhau nói về
Thầy mình: "Một Người đầy uy thế
trong lời nói, việc làm trước mặt Thiên Chúa và
toàn dân" nhưng lại chết thê thảm, nhục nhã.
Ước mơ công hầu khanh tướng - bên tả bên
hữu của hai ông tan bi?n, giờ
chỉ còn là thất vọng. Vì hai ông vẫn
xem Chúa Giêsu là Vua chính trị sẽ giải phóng Israel.
Chúa Giêsu tiến lên và xin được đồng hành
với họ, chứng tỏ Chúa Giêsu đi phía sau hai ông,
đang đi tìm hai ông, nhưng mắt hai ông "bị
ngăn cản", lòng hai ông thì u tối nên không nhận ra
Ngài. Ngay cả đến khi Chúa Giêsu giải thích Thánh Kinh:
từ Môsê đến các ngôn sứ và nói: "Nào
Đấng Ki-tô lại chẳng phải chịu khổ
hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang sao?", dù lúc đó lòng họ "đã
bừng cháy lên" nhưng vẫn không thấy Chúa. Chính Lời Chúa Giêsu đã làm cho lòng họ bừng
cháy lên, tại sao họ vẫn chưa nhận ra Ngài?
Thưa: vì Chúa chưa cho họ thấy. Chúa
Giêsu chưa mở trí, chưa mở mắt đức tin
thì họ không thể thấy Chúa dù Ngài đang đi bên
cạnh họ. Đường
đức tin của hai môn đệ còn phải nhờ
đến Thánh Thể.
Thánh Thể mở trí, mở mắt
đức tin họ: Họ nài ép Chúa Giêsu ở lại, dùng
bữa tối, ngủ lại để dưỡng
sức đi tiếp cuộc hành trình. Tinh thần hiếu
khách và lòng bác ái của hai môn đệ với Người
Khách dường như xa lạ này là cơ hội cho Chúa
ở lại với họ và Ngài đã mở trí, mở
mắt đức tin và khơi niềm tin cho họ
bằng cử chỉ quen thuộc mà khi còn sống Chúa Giêsu
vẫn thường làm cho các môn đệ: "Cầm
lấy bánh, dâng lời chúc tụng, bẻ ra, và trao cho
họ". Tức thì hai ông nhận ngay ra Chúa
Giêsu, nhưng Ngài lại biến mất. Vì khi Phục Sinh, Chúa Giêsu không còn lệ thuộc
vào không gian và thời gian. Như thế,
chỉ khi Chúa Giêsu cho họ thấy họ mới có
thể thấy. Gặp được Chúa Giêsu,
niềm tin đã thôi thúc họ trở về đoàn tụ
với các Tông Đồ. Chính Chúa Giêsu Phục Sinh hiện
diện nơi Lời Chúa và Thánh Thể đã làm thay
đổi cuộc đời họ: từ con người
u tối thành con người đầy niềm tin, làm cho
đường xa hoá gần, tối thành sáng, nghi an thành
bình an, từ những con người tuyệt vọng thành
tràn đầy hy vọng và có lẽ sống.
Tin mừng hôm nay mang ý nghĩa thâm sâu:
Đường đức tin của hai môn đệ
cũng là đường đức tin của mỗi
người chúng ta. Tác giả chỉ tên
một môn đệ là Clêôpát. Theo Cha
Perrot, người không nêu tên đó chính là mỗi
người trong chúng ta. Chúa cũng đang mời
gọi ta hãy tin vào Thánh Kinh và Thánh Thể. Lời Chúa và Thánh
Thể có chiếm chỗ quan trọng nhất của
đời tôi không? Mỗi khi nghe Lời Chúa, lòng tôi có
"bừng sáng lên", tôi có nghe được chính Chúa
đang nói với tôi để rồi tôi biết yêu
mến Lời Chúa bằng việc năng đọc và suy
niệm Lời Chúa như Đức Maria xưa không? Bí tích Thánh Thể là sự hiện diện
sống động của Chúa Giêsu nhưng tôi có năng
chuẩn bị tâm hồn mỗi khi đến tham dự
Thánh Lễ để rước Ngài, và viếng Thánh
Thể? Chúa còn mời gọi ta nh?n
ra sự hiện diện của Ngài trong thế giới
vật chất và con người. Người
Kitô hữu là người có Chúa và phải thấy Chúa trong
mọi biến cố, mọi sự của cuộc
sống hằng ngày. Xin mượn lời bài hát
của linh mục Thái Nguyên để nói lên khát khao gặp
Chúa: "Chúa ơi cho con nhìn thấy, bước Ngài
đang đến trong đời con, dưới ngàn hình
dong dáng vẻ, Chúa vẫn hiện diện, lặng lẽ
trong đời, như tấm bánh nơi nhà tạm
đơn sơ, như nơi những kẻ đói nghèo
bơ vơ. Chúa hẹn gặp con, Chúa chờ
đợi con qua bao biến cố buồn vui, qua những
lo toan đời thường, qua ngàn sầu thương
vấn vương. Ước gì con trông thấy Chúa
hiện diện ở khắp mọi nơi, ước chi
con không bỏ rơi cơ hội đến trong từng
ngày để được gặp Chúa trên muôn nẻo
đời". Đúng vậy, phải xin
Chúa để ta mới có thể thấy được
Chúa vì chỉ khi Chúa cho thấy ta mới có thể thấy.
Khi ta thấy Chúa hiện diện trong những thử thách,
nghịch cảnh để ta dễ dàng đón nhận
trong vui tươi và bình an. Nhưng phải thực sự
nhìn nhận rằng mỗi khi ta gặp sóng gió, khó khăn,
khó khăn ta thường chán nản thất vọng, chán nản
vì ta không thấy Chúa, nhưng Chúa vẫn đang đi sau
ta, đi bên ta, đồng hành với ta vì mắt ta bị
ngăn cản bởi sự yếu tin, lòng u tối. Khi ta
gây bất hoà trong gia đình; mất lòng với khu xóm; chia
rẽ trong cộng đoàn, giáo xứ, rời bỏ Giáo
Hội, là ta đã bỏ đức tin, bỏ Chúa. Nếu khi đau yếu thể xác chúng ta biết
tìm đến bác sĩ để được tư
vấn, khám và chữa trị. Vậy tại sao khi tâm
hồn và đức tin ta bị chao đảo sao ta không
tìm đến Lời Chúa và Thánh Thể Chúa là linh
dược để được chữa lành, nâng
đỡ bổ dưỡng đức tin, chính nơi
đây là điểm hẹn mà Chúa Giêsu đang chờ ta.
Thánh lễ là cuộc gặp gỡ sinh động của
Thiên Chúa với con người.
Lạy Chúa Giêsu
Phục Sinh, Chúa đang quy tụ chúng con đến bàn
tiệc Lời Chúa và Thánh Thể, để cảm nếm
hồng ân là sự hiện diện của Ngài, để được
huấn luyện trong trường học của Ngài và
để không ngừng sống cách ý thức hơn mối
hiệp nhất với Ngài trong đường đức
tin. Amen.
|