Chúa là nguồn
an ủi
Khi đọc bài Tin Mừng hôm
nay, chúng ta dễ dàng nhận ra những u buồn, thất
vọng và chán nản của hai môn đệ đi về
làng Emaus. Chắc chắn các ông không bao
giờ nghĩ mình phải rơi vào tình trạng như ngày
hôm nay. Xét cho cùng, chúng ta cũng không
thể trách hai môn đệ này được, vì thất
vọng cũng là một tâm lý rất thường có ở
con người. Khi mà ta hy vọng quá cao
về một điều gì, mà điều đó không
được thực hiện như lòng mong muốn thì ta
lại càng thất vọng. Bài Tin
Mừng hôm nay cho thấy họ đặt hy vọng
rất nhiều vào Chúa Giêsu. Đối
với họ, Ngài là một vị tiên tri có quyền
lực trong lời nói và việc làm trước mặt
Thiên Chúa và trước mặt toàn dân. Điều
lớn nhất nơi họ là đợi đến
thời cơ "chín mùi" sẽ được cùng Ngài
đứng lên giải phóng Israel, cùng được chia
sẻ phần vinh hoa với Người. Nhưng
lại không được như họ suy nghĩ và
ước mơ. Không những thế, mà Thầy Giêsu
còn bị người ta hành hạ và kết án
như một tên tử tội. Rồi đã
ba ngày trôi qua đang thất vọng thì có những
người phụ nữ lại báo tin "người ta
đã lấy mất xác Thầy rồi". Còn các môn đệ cũng chỉ thấy mồ
trống mà cũng không thấy Thầy đâu. Thế
là hết! Bao nhiêu hy vọng đã tiêu tan,
họ phải lủi thủi về quê mà trong lòng tràn
ngập bao nỗi u phiền và thất vọng.
Dù thế nào đi nữa, thì
biến cố thương khó và tử nạn vẫn là
mối bận tâm sâu đậm cho hai ông. Mặc dù hai
ông thất vọng đến tột độ nhưng
vẫn không thể nào không nghĩ tới, khi có cơ
hội nhất là "dọc đường các ông nói
với nhau về những việc vừa xảy ra"
nhân cơ hội này Đức Giêsu đã tháp tùng đi
với họ. Trong thời gian đi, tuy họ chưa
nhận ra Chúa , nhưng Ngài hiểu
tất cả, Ngài thấu suốt tâm can họ, biết
họ suy nghĩ những gì và đang dự định làm
gì. Có thể nói phương pháp sư phạm
của Đức Giêsu rất tâm lý. Ngài chờ
đợi con người bộc bạch hết những
nỗi băn khoăn, lo âu, sau đó Ngài mới từng
bước dẫn họ vào ánh sáng Phục Sinh.
Trước tiên Ngài lấy Kinh
Thánh chứng minh, cho họ biết rằng họ không
hiểu gì cả về Đấng Kitô. Ngài
đã giải thích các biến cố chịu nạn cho
họ hiểu. Và nhờ Kinh Thánh mà lòng
họ đã được "bừng cháy lên".
Nhưng những lời Đức Giêsu dẫn chứng
vẫn không thể xoá đi được sự vô tri
trong lòng họ, nhưng dù sao thì Lời Chúa cũng làm loé lên
trong tâm hồn họ khiến họ nhận ra một ý
nghĩa mới cho cuộc đời. Buồn sầu tan
biến, tâm hồn họ được tràn đầy
niềm hy vọng nhưng mắt họ vẫn chưa
mở ra để nhìn "thấy Chúa Phục Sinh"
mặc dù lòng họ lúc đó "bừng cháy lên".
Cuối cùng Đức Giêsu
phải đưa họ đến cử chỉ quen
thuộc thân thương mà khi còn sống Ngài đã từng
làm, đó là "cử chỉ bẻ bánh". Khi Người cầm lấy bánh dâng lời chúc
tụng và bẻ ra trao cho họ, mắt họ liền
mở ra và họ nhận ra Người'.
Tâm trạng thất vọng của hai môn
đệ đi làng Emaus hôm nào cũng là tâm trạng của
chúng ta; thường hay than trách phàn nàn về số
phận mà Thiên Chúa đặt để cho ta, phàn nàn
tại sao mình bất hạnh quá, sao mà cực khổ quá.
Chúng ta cũng hay ganh tỵ, so sánh đưa đến chán
nản thất vọng tại sao người khác không theo
Chúa lại giàu sang sung sướng, trong khi tôi ăn ở
đàng hoàng tử tế, giữ những điều Giáo
Hội dạy, thì lại mất mát thua thiệt, Thiên Chúa
đâu sao Ngài không ban thưởng cho tôi? Từ
đó đâm ra chán chường quay đầu lại
với "Giêrusalem", quay đầu với Giáo Hội
và với Chúa. Tương tự như hai môn
đệ làng Emaus, chúng ta chỉ có thể hết chán
chường khi biết nhìn Thập Giá Đức Giêsu là
nguồn cứu độ" không còn đi theo
Chúa với tư tưởng thực dụng và lợi ích
trần gian nữa. Hơn thế, phải biết chạy
đến nguồn an ủi Lời Chúa
vì "Lời chúa là ngọn đèn soi con bước, là ánh
sáng chỉ đường con đi" (Tv 119,105), và
cũng biết đón nhận Đức Giêsu Phục Sinh qua
Bí Tích Thánh Thể, là dấu chỉ sự hiện diện
của Người.
Lạy Chúa! Chúng
con sẽ không còn ưu buồn, thất vọng, cũng
không còn bơ vơ lạc lõng khi chúng con
biết nhận ra Chúa qua những người anh em xung
quanh. Nhất là cho chúng con biết tìm nguồn an ủi nơi Lời Chúa và Mình Thánh Chúa. Amen.
|