Niềm tin
Qua đoạn Tin
Mừng vừa nghe, tôi muốn suy nghĩ về thái
độ của Tôma. Tôma không phải là một kẻ
cứng lòng, ông chỉ muốn tin vào những gì là rõ ràng và
hiển nhiên. Vì thế, khi nhìn thấy Chúa, ông đã vội
vã kêu lên:
-
Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của
tôi.
Và Chúa Giêsu đã nói một lời đem
lại cho chúng ta nhiều an ủi và
khích lệ:
-
Phúc cho ai không trông thấy mà tin.
Có lẽ khi nói lời này Chúa Giêsu đã
nghĩ tới hằng triệu triệu người tin
tưởng và trung thành phụng sự Ngài, dù chưa
một lần nhìn thấy.
Chúng ta cũng
vậy. Chúng ta chưa một lần nhìn thấy Ngài, chưa
một lần được đụng tới gấu áo
Ngài, chưa một lần được nghe Ngài giảng,
chưa một lần được chứng kiến phép
lạ Ngài làm. Dầu vậy, chúng ta vẫn tin
tưởng, yêu mến và thờ lạy Ngài.
Thế nhưng có kẻ đã bảo:
-
Đó chỉ là một niềm tin
tưởng mù quáng vào một người đã sống
cách đây hơn 2000 năm, niềm tin tưởng ấy
không còn thích hợp với não trạng của con
người thời nay.
Tôi xin trả lời:
-
Đức tin của chúng ta không mù quáng,
nhưng dựa trên những cơ sở vững chắc.
Thực vậy, sự hiện diện
của Chúa Giêsu là một sự kiện lịch sử
như sự hiện diện của César, của Khổng
Tử. Hàng ngàn năm về trước, các tiên tri đã
loan báo và trong Tân Ước, cuộc đời Chúa Giêsu
đã được xác định một cách rõ ràng và cụ
thể, cùng với những lời Ngài đã dạy và
những việc Ngài đã làm. Qua đó chúng ta thấy
được rằng: Ngài là Thiên Chúa. Bởi vậy, chúng
ta hãy tin tưởng vào lời Chúa, dù lời ấy nó không
phù hợp với sở thích và nguyện vọng riêng tư
của chúng ta.
Thế nhưng, có kẻ lại bảo:
-
Nếu đó là những sự kiện
cụ thể và hiển nhiên, tại sao không lôi kéo
được hết mọi kẻ tài cao và học rộng?
Dĩ nhiên chúng ta
không chối cãi, ngày nay có nhiều người trí thức
vỗ ngực tự xưng mình là kẻ không tin
tưởng. Để có một cái nhìn đứng
đắn, chúng ta cần phải xác định: Những
chân lý siêu nhiên không phải là những chân lý toán học
như hai với hai là bốn. Để đón nhận,
cần phải có một tâm hồn sẵn sàng. Đức
tin mãi mãi vẫn là một hồng ân
của Thiên Chúa. Những đam mê vẩn
đục thường là những chướng ngại
vật cản ngăn con đường đức tin.
Tôi xin lấy một thí dụ: Chúa Giêsu đã
làm cho Lagiarô chết bốn ngày sống lại. Đó là một sự kiện lạ lùng, thế
nhưng, những kẻ chứng kiến đã có phản
ứng như thế nào? Phúc âm đã kể lại:
-
Có những người đã tin vào Chúa,
nhưng có những kẻ lại hậm hực tức
tối, để rồi tìm mọi cách để giết
Chúa. Trước một sự kiện hiển nhiên như
thế, người thì bảo: Ngài thực là Thiên Chúa hãy
tin vào Ngài. Kẻ thì bảo: Ông ta là một tay
nguy hiểm, cần phải khử trừ.
Ngày nay cũng
thế. Có những nhà bác học Công giáo thì
cũng có những nhà bác học vô thần. Và đây chính là vai trò của tác dụng ơn Chúa
trong tâm hồn mỗi người. Người thì
công nhận, kẻ thì từ khước và làm cho ơn Chúa
trở nên vô hiệu quả, như một câu danh ngôn đã
nói:
-
Chính trái tim làm cho
đầu óc bị hư hỏng.
Cho đến tận cùng thời gian, nhân
loại này luôn luôn chia thành hai giới tuyến: Giới
tuyến của những người tin tưởng vào
Chúa và giới tuyến của những kẻ chối
bỏ Ngài. Cũng như trên thiên đàng vào
thời nguyên thủy đã có những thần lành và
thần dữ. Vậy thì chúng ta
thuộc về giới tuyến nào? Hãy tuyên xưng
đức tin như Tôma ngày xưa: Lạy Chúa tôi, lạy
Thiên Chúa tôi.
|