Muôn ngàn đời
Chúa vẫn trọn tình thương
(Suy niệm
của Lm. Phêrô Lê Nho Phú)
Hôm
nay (27/04/2014), Chúa Nhật II
Phục Sinh, toàn thể Giáo Hội vui mừng dâng lời
tạ ơn Thiên Chúa.
Tạ ơn vì Chúa Giêsu Phục Sinh đã hiện ra
để ban bình an cho các môn đệ.
Tạ ơn vì “Chúa hằng thương xót những ai kính
sợ Người” (Lc,1, 50). Trong chính hôm
nay, Giáo Hội có thêm hai người con đã
được dồi dào ơn Chúa để trở nên hai
vị thánh: thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII và thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô
II. Lễ phong thánh hai vị Giáo Hoàng này diễn ra tại
quảng trường thánh Phêrô vào lúc 10g00 sáng giờ Roma
(tức 15g00 Việt Nam)
Phụng vụ
Lời Chúa hôm nay trong khung cảnh Chúa Nhật cuối
tuần Bát Nhật Phục Sinh, còn được gọi
là “Chúa Nhật về Lòng Thương Xót Chúa”. Chúng ta không thể không quan tâm đến sự
hiện diện vừa có tính siêu việt, vừa rất
thân tình và giàu lòng nhân hậu của Đấng Phục
Sinh.
1. Khuôn mặt
thương xót của Thiên Chúa thể hiện nơi
Đấng Phục Sinh.
Chúng ta nhớ
lại, trong trình thuật về bữa ăn cuối cùng
của Chúa Giêsu và các môn đệ, thánh sử Gioan đã
viết “Người yêu thương họ đến cùng”
(Ga 13,1).
Do vậy, “vào
chiều ngày thứ nhất trong tuần” (Ga 20,19), khi các môn đệ đang ở trong
phòng đóng kín các cửa vì sợ, Chúa Giêsu Phục Sinh
đã hiện ra và ban bình an cho các ông. Vì yêu
thương nên chính ngày Phục Sinh, Chúa Giêsu đã lập
tức hiện đến và giúp các môn đệ
vượt qua nỗi sợ hãi. Vì quan tâm rất
nhiều nên Người tìm cách giúp họ bình an
sau những biến cố đau thương vừa
xảy ra. Những lo sợ không còn nữa,
thay vào đó là niềm vui không ai có thể lấy mất
được. Thầy Giêsu chịu
chết và chịu táng xác giờ đây hiện ra với
một quyền năng lạ lùng. Người
không còn bị giới hạn bởi không gian, ngôi nhà
đóng kín cửa không còn cản trở được tình
thương của Người dành cho các môn đệ.
Riêng tông
đồ Tôma, vì không có mặt khi Chúa Phục Sinh hiện
đến nên ông đòi hỏi với những xác minh
cụ thể: “nếu tôi không thấy dấu đinh ở
tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ
đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn
Người, tôi chẳng có tin” (Ga 20,27).
Trước một đòi hỏi có tính cứng lòng tin
như vậy, Chúa Giêsu Phục Sinh vẫn yêu thương
ông và đã đáp ứng để ông Tôma được
lòng sám hối:“Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay
Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào
cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng
nữa, nhưng hãy tin” (Ga, 20,27). Ông Tôma
đã được biến đổi và tuyên xưng:
“Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!”. Chính tình yêu, chính lòng thương xót của
Đấng Phục Sinh đã hoán cải Tôma và cho giúp ông
được phục sinh tâm hồn!
2. Muôn ngàn đời
Chúa vẫn trọn tình thương:
Đáp ca hôm nay được
lặp đi, lặp lại: “Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân
từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình
thương” (Tv 117,1). Trong
suốt dòng lịch sử, dân Israel luôn nghiệm
thấy Thiên Chúa là Đấng nhân từ, giàu lòng
thương xót.
Trong suốt dòng lịch sử, tội lỗi loài
người cứ chồng chất, nhưng Thiên Chúa
vẫn cứ yêu thương, sẵn sàng tha thứ khi con
người hối cải. “Thiên Chúa yêu thế gian
đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin và Con
của Người thì không phải chết nhưng
được sống muôn đời” (Ga 3,16). Sự hiện diện của Chúa Giêsu trong thế
giới này là sự hiện diện của chính Thiên Chúa
tình yêu và giàu lòng thương xót.
Ngày
hôm nay làm sao chúng ta không thể không nhớ đến
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II. Trong “Thông điệp và việc sùng kính Lòng
Thương Xót Chúa” có viết: “Ngày 30.04.2000, trong bài
giảng lễ phong thánh cho chị Faustina, Đức Giáo
Hoàng Gioan Phaolo II đã thiết lập lễ kính Lòng
Thương Xót Chúa trong toàn thể Giáo Hội. Ngài nói:
“Thật là quan trọng việc chúng ta đón nhận
trọn vẹn sứ điệp đến với chúng ta
từ Lời Chúa của ngày Chúa Nhật II Phục Sinh, ngày
mà từ nay khắp Hội Thánh sẽ gọi là Chúa
nhật của Lòng Thương Xót Chúa”.
Chính
ngày hôm nay, tại quảng trường thánh Phêrô, ĐGH
Gioan Phaolô II được phong hiển thánh. Thật là một
biến cố trọng đại và là một tin vui.
Đây là vị thánh Giáo Hoàng đã tin tưởng tuyệt
đối vào lòng thương xót Chúa. Người
muốn giới thiệu và mời gọi mọi
người hãy chạy đến với lòng thương
xót Chúa. Thế giới ngày nay cần đến lòng
thương xót Chúa biết bao! Một thế
giới có nhiều hận thù và chiến tranh, một
thế giới có nhiều bất công và khổ đau.
Con người ngày nay cần chạy đến lòng
thương xót Chúa biết bao! Một
đời người vui ít nhưng buồn nhiều,
một đời người gặp nhiều oan trái
hơn là công bình, một đời người đầy
yếu đuối và tội lỗi, một đời
người nhiều bệnh tật thì thử hỏi
biết chạy đến với ai nếu không chạy
đến Lòng Thương Xót Chúa?
Hạnh
phúc cho những ai gặp gỡ được Đấng
Phục Sinh trong cuộc đời mình. Tốt đẹp
biết bao cho những ai tín thác vào tình yêu của Cha trên
trời và cầu khẩn “Vì cuộc Khổ Nạn đau
thương của Chúa Giêsu Kitô. Xin Cha thương xót
chúng con và toàn thế giới”; “Lạy Đấng Chí Thánh
là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Xin thương xót
chúng con và toàn thế giới”; “Jesus I trust in You: Lạy Chúa
Giêsu, con tín thác vào Chúa”. Khi siêng năng và sốt sắng dâng
lời cầu nguyện như vậy, chắc chắn
Thiên Chúa sẽ ban cho ta, cho người thân, cho nhân loại
nhiều ơn lành hồn xác!
Đấng
Phục Sinh không chỉ hiện ra vào “ngày thứ nhất”
hay“tám ngày sau” cho các môn đệ và cho Tôma. Người
tiếp tục yêu thương và hiện đến cách vô
hình trong cộng đoàn các tín hữu để giúp họ
sống hợp nhất với nhau và thực hành 05 chuyên: “một
chuyên cần giáo lý, hai vững chí hiệp thông, ba bền
lòng phụng vụ, bốn vui thú nguyện cầu, năm
cùng nhau làm chứng”. Người vẫn luôn hiện
đến một cách vô hình giữa cộng đoàn cầu
nguyện “ ở đâu có hai hay ba
người hợp lại nhân danh Thầy, thì Thầy
ở giữa họ” (Mt 18,20).
Nhờ lời cầu bàu trợ
giúp của hai vị thánh Giáo Hoàng: Gioan XXIII và Gioan Phaolo II
cho chúng ta biết chạy đến với lòng
thương xót Chúa. Nhờ đó, mỗi người,
mỗi gia đình và thế giới này được
gặp Chúa Giêsu Phục sinh, được biến
đổi và được phục sinh với Chúa. Amen.
|