Hiện ra cùng Tôma
Chương 20
của Phúc Âm thứ tư được cấu tạo
thành một khối duy nhất về phương diện
văn thể và đề tài. Nó kể lại vài lần
hiện ra của Đức Kitô phục sinh ở Giêrusalem.
Ý chính của chương này: việc chuyển từ kinh
nghiệm thể lý sang đức tin thiêng liêng.
Khi đã
để ý đến yếu tố văn thể và giáo
thuyết, chúng ta có thể thấy chương 20
được hình thành như sau:
+ Phần thứ
nhất: buổi
sáng Phục sinh (20,1-18)
- Đoạn 1:
viên đá được lăn ra và ngôi mộ trống
(c.1-10); xem Mt 28,1-10; Mc 16,1-8; Lc 14,1-10.
- Đoạn 2:
Đức Kitô hiện ra với Maria Madalena (c.11-18; xem Mt
28,9tt; Mc 16,9)
+ Phần thứ hai: hiện ra cùng các môn đệ
(20,19-21)
- Đoạn 1:
hiện ra ngày phục sinh của Đức Kitô sống
lại cho các môn đồ (c.19-23; x. Mc 16,14; Lc 24,36-49; 1Cr
15,5)
- Đoạn 2:
hiện ra sau tám ngày cho Tôma, kẻ cứng tin (c.24-49)
+ Kết cục: (20,30-31)
1) Nhìn sơ qua,
chúng ta thấy không những hai phần này được
đặt gần nhau mà còn được cấu tạo
một cách gần như đồng nhất, Tôma chiếm
một chỗ quan trọng phần thứ hai. Trong lúc Maria
Madalena, trong một giây phút buồn phiền, đã khóc khi
thấy mồ trống, Tôma, cách tự phát nhưng bồn
chồn, đã hồ nghi thực thể của Chúa Giêsu
phục sinh. Vắng mặt khi Phêrô và môn đệ dấu
yêu khám phá ra mồ trống và khi Gioan biểu lộ
đức tin vào sự phục sinh của Đức Kitô
(c.8-9), Maria tuyên xưng đức tin khi Chúa tự mạc
khải cho bà (c. 18). Cũng thế, vắng mặt khi Chúa
hiện ra ngày phục sinh khi các môn đệ tụ
họp, Tôma đã tin cách phấn khởi khi Chúa Giêsu
chiếu cố hiện ra với ông tám ngày sau.
Trong cả hai
phần, sự kiện hay dịp sờ đến thân xác
phục sinh Chúa đều được đặt
nổi bật (đối với Maria, x.câu 17; với Tôma
x.câu 25 và 27) với một cảm giác thật nhân bản.
Ngoài ra đức tin của Maria đã làm bà được
sứ mệnh loan báo cho các tông đồ sự sống
lại (c.18), trong lúc việc tuyên tín của Tôma khai mào
đức tin của những người không thấy mà
tin (c.29).
Cuối cùng,
mỗi đoạn đều nhắm đến kiệc
chuyển từ kinh nghiệm thể lý sang đức tin
thiêng liêng: môn đồ dấu yêu tin khi nhìn thấy tấm
khăn liệm và dải vải (c.8), Maria tin khi nghe
giọng nói quen thuộc của thày gọi tên bà (c.0, các môn
đồ tin khi ngắm nhìn tay và cạnh sườn
của Đức Kitô (c.20), cuối cùng Tôma tuyên xưng
đức tin hoàn toàn vào Đức Kitô phục sinh (c.29) khi
nhìn thấy tay chúa và thọc tay ông vào cạnh sườn
Ngài (cc.25 và 27). Những tương hợp này chứng
tỏ có sự đồng nhất trong việc sắp
xếp và khai triển toàn bộ chương 20. Tuy nhiên
bắt đầu phần thứ hai, đức tin vào
Đức Kitô phục sinh có những chiều kích rộng
lớn hơn. Thật vậy, ngoài các vị tông
đồ, toàn thể Giáo hội được nổi
bật nhờ được sai đi truyền giáo và
nhờ việc Chúa Thánh Thần hiện xuống. Cũng
thế, đức tin của một Tôma cứng lòng
nhưng đã ăn năn gợi lên đức tin của
tất cả các tín hữu sau này.
2)
“Đoạn Ngài phán cùng Tôma: hãy đem ngón tay ngươi
đặt đây, này tay Ta; Hãy đem tay ngươi tra vào
cạnh sườn Ta và đừng ở như
người cứng tin mà là như người thành tín”
(c.27). Phần đầu của câu nói hay là một sự
hạ cố đến Tôma hầu như làm ta khó chịu.
Chúa Giêsu chấp nhận thách thức mà Tôma đã đòi cho
kỳ được: sờ đến Ngài để
đảm bảo đó không phải là một hữu
thể tưởng tượng nhưng là một con
người thật, sống động. Ngược
lại, phần thứ hai hàm chứa một lời
khuyến cáo đích đáng. Tôma phải trở nên một
tín hữu thật sự trong thực thể của Chúa
Giêsu phục sinh.
Không có gì trong
bản văn cho thấy là vị tông đồ hiểu
lời Chúa theo nghĩa đen và thi hành điều mà thày
dạy làm. Lời nói mạnh mẽ của Chúa Giêsu đã
đủ cho ông. Vì thế Toma trả lời và nói: “Lạy
Chúa tôi và là Thiên Chúa của tôi”. Lời tuyên xưng
đức tin rạng rỡ này, lời xác quyết
nặng về phương diện Kitô học phát xuất
từ miệng Tôma cứng tin, nói lên sự hiển nhiên
của việc phục sinh.
Từ
đầu cho đến giờ, không có ai trong Phúc Âm Gioan
gán tước hiệu này cho Chúa Giêsu Kitô. Một cách
bộc phát và phấn khởi, Tôma phát biểu đức
tin hoàn toàn của mình vào thiên tính của Đức Kitô.
Lời tuyên xưng đức tin này là chóp đỉnh, là
cao điểm của toàn thể Phúc Âm thứ tư. Câu
“Lạy Chúa tôi và là Thiên Chúa của tôi”, vì nặng phần
giáo thuyết, đã làm các nhà chú giải để ý
nhiều. Tước hiệu “Chúa” (Curios) đã
được nghiên cứu rất nhiều. Chỉ
cần nhắc lại ở đây là nhiều lần các
sách Tân Ước đã gán tước hiệu Curios cho Chúa
Kitô. Nhưng trong mỗi trường hợp, cần
phải xét kỹ để có thể xác định
một cách rõ ràng nội dung Kitô học của tước
hiệu đó.
Đức Kitô
cũng được gọi là Thiên Chúa, nhất là trong các
thư mục vụ (Có lẽ trong Rm 9,5 nữa), trong lúc
thánh Gioan chỉ gán tước hiệu này hai lần trong
1,1.18 (x.5,18; 10,53). Trong trường hợp chúng ta đây,
hai tước hiệu “Chúa” và “Thiên Chúa” đều
được liên kết chặt chẽ trong cùng một
câu. Để xác định ý nghĩa đích thực
của hai tước hiệu này, một vài tác giả
đã nói rằng văn chương ngoại giáo đã dùng
tước hiệu đó (Deisman), đặc biệt trong
việc sùng bái các hoàng đế vào thời đầu tiên
của Kitô giáo (Bauer). Tuy nhiên, hầu như chắc
chắn rằng môi trường của câu nói này phải
được tìm trước hết trong văn
chương Do thái và Thánh kinh. Thật vậy, câu nói này
được tìm thấy nhiều lần trong bản
dịch Hy lạp 70 (xem nhất là 2S 7,28; 1V 18,39; Tv 30,2;
35,5.24; 125,15; 138,1; Ga 18,17). Có ý nói là Tôma tôn thờ
Đức Kitô, Chúa Con, với những lời mà
người Do thái có thói quen dành để tôn thờ TC.
Như thế, Tôma đi trước thánh Stephano,
người khi chịu tử đạo, sẽ phó dâng tâm
hồn mình cho Chúa Giêsu như cho TC (Cv 7,59).
3) Theo từ
ngữ nay thành cổ điển của Origène, Phúc Âm
thứ tư là “Phúc Âm thiêng liêng” (x. Eusèbe de Kesarée, Hist.Eccl.
VI,14,7). Hơn cả Phúc Âm nhất lãm, thánh Gioan, thần
học gia, đã nhấn mạnh đến các thực
thể cao quí nhất cấu tạo nên đời sống
Kitô hữu: tin, đời sống thần linh, ân sủng,
ánh sáng. Ông có tài hiểu được ý nghĩa thiêng liêng
của các sự kiện và biến cố cùng khám phá ra
những mầu nhiệm linh thiêng của chúng. Tất
cả đều xảy ra trên bình diện cao quí của tâm
hồn, của việc chúng ta được kết
hợp trong ân sủng với Chúa Cha nhờ Đức Kitô.
Tuy nhiên, sự sống của Thiên Chúa trong chúng ta dù cao quí
đến đâu, cũng không xóa bỏ được
bản tính cùng thực tại thể lý. Cần phải
luôn lặp lại điều này: Gioan không giảng
đến một thần học thiêng liêng mà không liên quan
đến lịch sử; sứ điệp thiêng liêng
của ông giả thiết và đòi hỏi phải có các
chứng nhân mắt thấy tai nghe.
Như thế,
một khi đã để ý đến công trình khảo
cứu hiện thời của khoa phê bình văn hình sử
(Formgeschichte), và độc lập với mọi cuộc
tranh luận về sự sống lại như một
sự kiện lịch sử, chúng ta không thể hoài nghi là
chính Gioan đã lưu tâm nhiều đến các chứng
từ liên quan đến những lần hiện ra của
Đức Kitô.
Những
lần hiện ra của Đức Kitô ngày phục sinh và 8
ngày sau, việc nhấn mạnh đặc biệt về
sự kiện Chúa Giêsu chỉ các thương tích và
cạnh sườn Ngài cho các môn đệ và cho Tôma, chúng
tỏ cách rõ ràng rằng đối với Gioan, Đức
Kitô vinh hiển và Chúa Giêsu chịu đóng đinh và chịu
chết là một. Gán cho những trình thuật của Gioan
về các lần hiện ra một ý nghĩa hoàn toàn
tượng trưng là cưỡng chế bản văn.
Vì thế chúng ta không chấp nhận lời chú giải
nổi tiếng của Bultmann: “Bài tường thuật
về Tôma cũng như bài tường thuật về
Maria Madalena... chỉ có một giá trị tương
đối...(chúng ta phải coi chúng) như là một
lời trong đó các biến cố được kể
lại đã trở thành những hình ảnh biểu
tượng cho cộng đoàn” (R.Bultmann, The Gospel of John,
Oxfort, Elackwell,1971 tr.696).
Lời xác
quyết này lại càng đáng ngạc nhiên và gây sửng
sốt khi tác giả Phúc Âm thứ tư, hơn các Phúc Âm
nhất lãm, đặc biệt làm nổi bật tính cách
thể lý của thân xác Đức Kitô trong những lần
hiện ra. Tại sao Gioan, thần học gia, tác giả
Phúc Âm có tính cách thiêng liêng nhất, lại nhấn mạnh
nhiều đến đặc tính nhân loại của
Đức Kitô sau khi sống lại? Ngoài ra chúng ta phải
thành thật tự hỏi tại sao Gioan suốt cả
cuốn Phúc Âm, thường chú trọng đến vinh quang
hiển nhiên và thần linh của Đức Kitô, lại
tránh ám chỉ đến vinh quang này trong những lần
hiện ra, ngược hẳn với Matthêu? Khó có thể
tìm ra câu trả lời. Đây là câu trả lời: vì Gioan -
tác giả Phúc Âm thiêng liêng nhất, tự cảm thấy
cần phải nhấn mạnh phải đến sự
kiện Đức Kitô đi vào vinh quang bên cạnh Chúa Cha,
nhưng đến mọt sự kiện khác đã đánh
động ông nhất với tư cách là nhân chứng
tận mắt: Đức Kitô giờ đây, cũng như
trước khi tử nạn, tiếp tục tiếp xúc cá
nhân với các môn đồ của Ngài, với Tôma.
4) “Còn
nhiều dấu lạ khác nữa...": Gioan, khi
kết thúc tác phẩm của ông, biết rằng tác
phẩm đó chưa chấm dứt. Nhưng có khi nào
người ta viết cạn ý một quyển sách không?
hay hơn nữa, có bao giờ có thể minh chứng xong
xuôi đức tin của ta không? Chúa Giêsu đã nói trong bài
tạ từ: “Thày còn nhiều điều phải nói
với các con...” (Ga 16,2). Với hình ảnh Chúa Giêsu ao
ước mạc khải Chúa Cha cho thế gian - thế
gian với tinh thần ích kỷ hay với tâm hồn quá
tự mãn để có thể đón nhận đức tin
- Gioan nóng lòng trình bày cho độc giả con người
của Chúa Giêsu trong chiều kích thật sự của Ngài,
con người gây nhiều ngạc nhiên vì là thần linh,
Gioan có cảm tưởng tác phẩm của mình chỉ là
nét phác họa đơn sơ. Không phải là ông không nói
hết: thật ra còn nhiều dấu lạ khác...(x. Hđ
43,27; 1M 9,22), nhưng nhất là vì trình thuật không bao
giờ có thể trình bày đủ.
Cuối cùng, ông
có thể làm gì nếu không phải là thuật lại các
dấu chỉ? Chúng ta hãy nhớ lại các dấu chỉ
có tính cách thiên sai ở phần đầu trong đời công
khai (Ga 2-4). Ở đây quan niệm này hiểu rộng ra:
nó bao gồm những phép lạ (dấu chỉ và công
việc 12,37) cũng như lời nói và cả cuộc
đời công khai của Chúa Giêsu. Lời nói và phép lạ
luôn đi đôi với nhau, tạo nên một khối
(12,38); cả hai soi sáng cho nhau vì phép lạ và lời nói
chỉ là những dấu chỉ nói lên con người
thiêng liêng của Chúa Giêsu. Người ta chỉ có thể
dừng lại nơi những biểu lộ bên ngoài và kêu
lên: “Phi thường thay, những phép lạ đó. Ý
nghĩa tôn giáo sâu xa thay, những lời nói đó”. Bao lâu
lời nói và phép lạ không gợi được cho
độc giả con người thiêng liêng của Chúa
Giêsu, bấy lâu chúng không đạt được mục
đích. Gioan, với tư cách là tín hữu đích thực
và văn sáng suốt, biết chắc rằng thực
tại trổi vượt hơn hình ảnh
được diễn tả. Vì thế ông tha thiết kêu
xin độc giả đừng dừng lại nơi
dấu chỉ, nhưng phải đạt đến
sự vật được dấu chỉ diễn
tả, như ông đã làm dưới ánh sáng của Chúa
Thánh Thần.
Độc
giả cần phải có đức tin, Phúc Âm không
được viết ra như một lời biện
hộ gởi đến người không tin, trong trường
hợp này, Gioan có lẽ chứng tỏ mình thiếu
chiến thuật. Thật vậy, cho dù dá mắt vào các
sự kiện, ông không quan sát chúng trên phương tiện
thuần lý, nhưng dưới ánh sáng của đức
tin do Thánh Thần cổ võ và soi sáng. Gioan cho các tín hữu
đã tin, nhưng ông báo cho biết không bao giờ họ
đi đến mút cùng đời sống đức tin
của họ đâu. Dấu chỉ luôn bao hàm một
thực thể không bao giờ cạn đối với ai
muốn tin nhiều hơn. Đi từ lòng tin vào tính cách
thiên sai của Chúa Giêsu, tính cách đã được
đưa ra ánh sáng trong phần đầu của Phúc Âm (Ga
2-4) và được củng cố do phản ứng
đức tin đầu tiên của cộng đoàn Kitô
hữu (Cv 2,36), người Kitô hữu phải đào sâu
lòng tin vào tử hệ thần linh của Chúa Giêsu, mối
tử hệ được mạc khải vào giờ tôn
vinh. Và đức tin càng đâm rễ sâu, thì sự sống
thần linh và không thể phá hủy càng được trao
ban nhờ danh - hay con người - Chúa Giêsu, vì Chúa Cha đã
ban cho Chúa Giêsu danh Người (17,11-12) và quyền thông
sự sống thần linh vĩnh cửu. Ai tin vào danh Chúa
Giêsu thì nhờ Ngài sẽ được sống muôn
đời (1,12; 3,15-18; 12,50; 1Ga 5,13)
Không! Tin
Mừng không thể chấm dứt: là một tuyển
tập các dấu chỉ, Phúc Âm vẫn còn là như vậy
bao lâu lòng tin của độc giả chưa đạt
đến đích. Và đích này khi nào sẽ đạt
được? Khi người tín hữu thấy vinh quang
của Chúa Giêsu mà Chúa Cha ban cho Ngài khi Ngài trở về cùng
Cha, thứ vinh quang thần linh đã hiện hữu
trước mọi thời gian (17,24)
KẾT LUẬN
Từ đây
đức tin không dựa trên cái nhìn, nhưng dựa trên
chứng tá của những người đã thấy; chính
nhờ đức tin này mà các tín hữu kết hiệp sâu
xa với Đức Kitô phục sinh (17,20).
Ý HƯỚNG
BÀI GIẢNG
1. Phản
ứng của Toma khi thấy các tông đồ báo tin cho ông
việc Chúa Giêsu hiện ra cho chúng ta thấy khía cạnh
đầu tiên trong hoạt động của “thế
gian”. Vì việc sống lại của Chúa Giêsu vừa khó
tin vừa gây bực bội, nên ta thường bị cám
dỗ không chấp nhận. Cũng thế, Tôma giới
hạn tri giác về thực tại và khả năng tri
thức vào tiêu chuẩn của kinh nghiệm hay của
khả năng suy tư. Những gì ông không thể hiểu,
không thể sờ đến, đo lường,
đều bị ông từ chối. Đó là tinh thần
của thế gian muốn kéo lôi tất cả đến
với nó và chỉ chấp nhận những gì nó chứa
đựng.
2. Đức
tin luôn bao hàm sự liều lĩnh, bởi lẽ nó không
tự áp dụng bằng kinh nghiệm hay lý luận.
Đức tin trở nên khó khăn đối với Tôma,
thì cũng khó khăn đối với tấ cả chúng
ta. Đức tin dạy điều khó tin vì giả
thiết một sự vượt quá thường xuyên con
người chúng ta, vì đức tin là một sự tăng
trưởng, một bước tiến đến
Đấng nào đó luôn bí ẩn, luôn gây ngạc nhiên.
3. Đức
tin không những là một sự liều lĩnh mà còn là
một cuộc chiến, một trận đấu.
Đức tin không có gì là thoải mái tiện nghi; nếu
đức tin xây dựng và tái tạo chúng ta, điều
đó có thể thực hiện nếu chúng ta biết
từ bỏ chính mình. Thế gian mà đức tin sẽ
toàn thắng không phải là một thực thể trừu
tượng, xa vời. Thế gian đó, là chính chúng ta
với những sợ hãi, lo âu, khoe khoang, ghen ghét, tham
vọng và quyến luyến. Bao lâu còn bám chặt thế
gian, bấy lâu chúng ta còn bị thống trị. Và chúng ta
hoàn toàn giống nhau, nên chúng ta thường biện minh cho
nhau, tự làm cho mình ra vô tình và không áy náy trong việc
bất tuân lời Chúa và khuyến khích nhau từ bỏ
đức tin; thế gian cũng như não trạng tập
thể của xã hội thấm nhiễm vào chúng ta
đến nỗi nếu phải suy nghĩ hay sống khác
biệt với tập thể này, chúng ta có cảm
tưởng là mình theo tư tưởng của riêng mình, là
không liên đới với những người khác và phá
hủy một cái gì cao quí và cần thiết.
4. Tôma thật
đáng quí vì tôi nhận ra tôi trong ông; nếu tôi gặp
nhiều khó khăn thực sự khi phải chấp
nhận tất cả dưới lý do là vì Giáo hội
dạy; tôi lại ít sẵn sàng chấp nhận khi thấy
Giáo hội không sống như lời giáo hội nói.
Nếu là chân lý, tại sao giáo hội không sống phù
hợp hơn với điều Giáo hội giảng? Trong
những lúc nghi ngờ và khủng hoảng như thế,
hãy lặp lại lòi nguyện khiêm nhường của Phúc
âm “Lạy Chúa, con tin, nhưng xin ban thêm đức tin cho
con”.
5. Chúa Giêsu 3
lần nói cùng chúng ta trong đoạn Phúc Âm này: “Bằng an
cho các con”. Ngày nay, trong thế giới và Giáo hội với
những lao động bất công và bạo hành,
ước gì chúng ta sống trong bình an mà Đức Kitô
phục sinh ban cho; chỉ khi nào đức tin toàn thắng
thế gian trong con người chúng ta, khi đó chúng ta
mới là kẻ xây dựng an bình.
|