Niềm tin vào Đức Giêsu Phục Sinh -
Achille Degeest
(Trích trong
‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’)
Những bài tường
thuật khác nhau về Chúa Phục Sinh trong bộ
Phúc Âm hoặc trong các thư thánh Phaolô
đặt ra một vấn đề đồng nhất.
Những bài ấy cùng nói về một sự
kiện, nhưng không hoàn toàn giống nhau. Nhiều công trình khảo cứu cố gắng tìm
những điểm trùng hợp trong các bản văn nói
trên để đem lại những thành quả có thể
thoả đáng nhưng không giải quyết được
chú ý nhiều là của cha de Grandmaison trình bày trong cuốn
“Đức Giêsu Kitô”. Lĩnh vực này vẫn
mở ra cho môn nghiên cứu Kinh Thánh và có nhiều quan điểm
mới mẻ xuất hiện kể từ sau cha de
Grandmaison). Nhân bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta có thể
chú ý đến một số điểm nổi bật
như những đỉnh cao của một dãy núi, cho thấy
ý nghĩa tổng quát của những sự kiện.
1) Sự kiện Phục
Sinh đặt nền tảng cho niềm tin của các tông
đồ và cộng đồng giáo hữu tiên khởi.
Người ta cho rằng
có thể có những bài tường thuật khác nhiều
chi tiết hơn và có tính chất mô tả. Thật
ra không phải vậy. Trong những
đoạn thuật về sự kiện Phục Sinh, không
có điểm nào cho trí tưởng tượng khai thác.
Chúng ta phải nhìn nhận rằng đôi khi những yêu cầu
hợp lý của hành vi tin như vậy
là tốt.
2) Việc phát hiện
ngôi mộ trống không khiến cho những phụ nữ
đạo đức cũng như các tông đồ tức
khắc xác tín rằng Chúa đã sống lại.
Câu của thánh Gioan:
Ông đã thấy, và ông đã tin, phải được
đặt trong tương quan với sự thấu hiểu
Kinh Thánh –và không có bằng chứng nào rằng niềm tin của
thánh Gioan đột xuất như một làn chớp, cho dẫu
ngài hiểu biết nhanh hơn các tông đồ khác. Ở đây sự kiện lịch sử là ngôi mộ
trống trở nên như một thứ cầu nhún bỗng
nhiên được một lò xo bí ẩn nhập vào làm bật
lên, phóng tâm trí vượt lên cao quá tầm lịch sử.
Thuộc về thượng tầng ấy là những lần
Chúa hiện ra cho các môn đệ, và hành vi
tin do đó phát sinh –là sự thấu hiểu Kinh Thánh- là sự
làm chứng của các tông đồ. Ở đây chúng ta tiếp
xúc với một điều gì khiến chúng ta có được
niềm vững tin mạnh hơn sự kiểm chứng lịch
sử, đó là hành vi tin, một hành vi không do sự cưỡng
ép bên ngoài hay bên trong, nhưng được kích động
cả ngoài và trong, một hành vi hợp lý, tự do,
được sự giúp đỡ của ân sủng –hành
vi ấy là hành vi tin của chúng ta ngày nay.
3) Những lần
Chúa hiện ra cho các môn đệ làm biến đổi tâm
hồn các ông.
Chúa hiện ra bất
thần, trong những trường hợp các ông ý thức
rõ về bản thân mình, Chúa chợt đến trong đời
sống thật sự của các ông. Điều
đó cần nói rõ ra để thấy những thuyết
chủ trương ảo giác là không vững. Điều
quan trọng nhất: Đức Giêsu đảo ngược
tâm trạng và não trạng các môn đệ. Não
trạng Do Thái của các ông không chấp nhận cuộc
thương khó, vậy mà giờ đây các ông chấp nhận
cuộc khổ nạn của Thày là liên quan mật thiết
với chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
Các ông đã ngã lòng, vậy mà bây giờ các ông
có một niềm xác tín chiến thắng. Các ông đại
diện cho Giáo Hội đang phát triển cách mạnh mẽ
và hân hoan, các ông phát khởi một lịch sử và một
mầu nhiệm ngày nay chưa chấm dứt sức
năng động làm cho nhân loại dậy lên (Tất
nhiên phải hiểu rằng những hình ảnh trên đây
chỉ muốn gợi ý cho sự suy niệm và cầu nguyện,
tuyệt nhiên không có cao vọng bàn đến những vấn
đề bao quanh lịch sử và mầu nhiệm Phục
Sinh của Chúa).
|