Hy vọng
Chúng ta có thể
đương đầu và chịu đựng được
bất cứ điều gì, miễn là chúng ta nhận biết
hoặc tin tưởng rằng điều đó sẽ
không kéo dài mãi mãi, và có một điều gì đó tốt
đẹp hơn sẽ xảy ra.
Chẳng hạn,
người ta sẽ đương đầu được
với một cuộc giải phẫu lâu dài, đau đớn
và nguy hiểm, nếu họ tin tưởng rằng cuộc
giải phẫu đó sẽ làm cho họ được mạnh
khỏe trở lại. Các tù nhân có thể đương đầu
với một bản án lâu dài, miễn
là họ tin tưởng rằng bản án đó rồi sẽ
kết thúc, và họ sẽ được vui hưởng
tự do trở lại. Chúng ta có thể
đương đầu được với sự khắc
nghiệt của một mùa đông kéo dài và khổ sở, bởi
vì chúng ta biết rằng mùa xuân sẽ trở lại.
Tất cả điều này nhằm nhấn
mạnh đến tầm quan trọng của niềm hy vọng.
Hy vọng cũng cần thiết đối
với tinh thần, giống như cơm bánh đối với
cơ thể. Thật đáng ngạc nhiên khi tinh thần
con người có thể chịu đựng và vượt
qua được mọi sự, miễn là nó được
nuôi dưỡng bằng tấm bánh của hy vọng.
Biến cố Phục
sinh cung cấp một niềm hy vọng vĩ
đại cho tinh thần con người. Niềm
hy vọng này thật cần thiết biết bao. Trong cuộc sống, có nhiều bi kịch, làm tiêu
hủy mất những điều tốt đẹp.
Một số người tốt đã bị ngã quị:
Thomas More, Mahatma Gandhi, Martin Luther King, Oscar Romero… và tất
nhiên trong đó có cả Đức Giêsu. Người
cũng đã bị ngã quị. Nhưng
Người đã sống lại.
Thế giới thời
đó đã không để ý nhiều đến sự sống
lại của Đức Giêsu. Lý do vì đây là một sự kiện
khiêm tốn, được giữ kín. Đức
Giêsu đã không xuất hiện trong tư thế chiến
thắng tại đền thờ ở Giêrusalem, làm cho những
kẻ đã hạ gục Người bị ngỡ ngàng.
Chỉ những ai được Người kêu gọi,
ban cho chiếc bánh, và những lời nói an bình, mới ý thức
được sự kiện gì đã xảy ra, và thậm
chí họ còn khó mà tin tưởng được. Giống
như chúng ta, họ chậm tin. Tuy nhiên, chính
sự kiện được giữ kín này đã giải
phóng nhân loại khỏi xiềng xích của sự chết.
Đức Giêsu
đã đưa ra một dấu hiệu cho những ai yêu
mến và đi theo Người là tình yêu
của Thiên Chúa còn mạnh mẽ hơn cả cái chết. Sự sống lại của Đức Giêsu không
hề tách biệt khỏi sự sống lại của
nhân loại mà Người đã cứu độ. Bằng cách hoàn toàn đi vào sự sống nhân loại,
và bằng cách trải qua nỗi cay đắng của cái
chết, Đức Giêsu đã trở nên một người
Anh và Đấng cứu độ cho tất cả mọi
người. Cái chết của Đức Giêsu là một
phần trong kế hoạch của Thiên Chúa, Đức
Giêsu là đấng đi tiên phong và dẫn đường
cho sự cứu độ của chúng ta: Người
đang chỉ đường và dẫn lối cho chúng ta,
trên bước đường của sự vâng phục
và đau khổ.
Trong ngày Phục sinh,
chúng ta vẫn cảm thấy nỗi đau khổ của
thế giới, của gia đình và bạn bè chúng ta. Nhưng một yếu tố mới mẻ đã
được đưa vào trong cuộc sống của
chúng ta. Yếu tố này không tiêu hủy nỗi đau
khổ, nhưng đem lại cho nó một ý nghĩa, soi
sáng nó bằng niềm hy vọng. Tất cả
nay đều được khác hẳn, bởi vì Đức
Giêsu đang sống động, và nói với chúng ta những
lời bình an, giống như Người đã từng nói
với các tông đồ của Người.
Lòng tin vào sự sống
lại của Đức Giêsu là nền tảng cho niềm
hy vọng của chúng ta vào sự sống đời đời,
một niềm hy vọng đem lại cho chúng ta khả
năng kiên nhẫn chịu đựng những thử
thách của cuộc đời. Do đó, có một niềm vui thầm lặng
ở giữa chúng ta, và một ý nghĩa sâu xa về sự
bình an, bởi vì chúng ta biết rằng sự sống mạnh
mẽ hơn cái chết, tình yêu mạnh mẽ hơn nỗi
sợ hãi, và niềm hy vọng mạnh mẽ hơn nỗi
thất vọng.
|