BÀI LỜI
CHÚA 117
NưỚc
Thiên Chúa (Phần I)
Sau khi tin và chịu Phép
Thanh tẩy, ta được vào “Nước Thiên Chúa”,
đây là một điểm đạo lý quan trọng, song
lại ít được quan tâm !
Trích
sách Tiên tri Đaniên, ch.2
Vua
Na-bu-cốđ-nô-so, nước Babylon, một đêm
nằm chiêm bao thấy một pho tượng khổng
lồ, đầu nó bằng vàng, ngực và tay bằng
bạc, bụng và đùi bằng đồng, cẳng chân
là sắt, bàn chân nửa sắt, nửa sành. Bỗng có một
hòn đá từ trên núi, tách ra mà đập vào chân
tượng và tất cả đổ xuống nát tan tành
và gió cuốn đi mất tích. Còn hòn đá
đập vào tượng thì trở thành một núi lớn
choán tất cả thế gian.
Các nhà thông
thái, pháp sư trong nước không ai giải mộng được. May thay, có Đa-niên,
một tiên tri người Do thái, bị bắt làm nô lệ
trong triều, được Thiên Chúa soi sáng, đã
đến giải mộng:
- Pho tượng khổng lồ,
đó là các nước trên thế gian. Cái
đầu vàng là chính Hoàng thượng. Ngài
được Thiên Chúa trên trời ban cho một đế
quốc quyền năng và uy thế (nước Babylon). Sau ngài là một
đế quốc khác (nước Mêđia) kém hơn,
đó là ngực và cánh tay bằng
bạc. Còn bụng và bắp vế, đó là một
đế quốc thứ ba (nước Ba tư) sẽ
thay thế và cai trị trên toàn trái
đất. Đế quốc thứ tư (nước Hy
Lạp), phần cẳng chân và chân vừa pha sắt, pha
sành, sẽ nổi dậy lật nước trước,
và nghiền nát mọi sự, nhưng nó sẽ suy yếu
dần vì chia rẽ, như sắt không thể pha với
sành được.
Còn hòn
đá, không do tay ai, thế nghĩa là do chính Thiên Chúa, Người
sẽ cho chỗi dậy một nước, (nước
Thiên Sai), đời đời không bị hủy diệt….
Nó sẽ đứng vững đời đời và
sẽ lớn rộng ra khắp thế gian. Đó, thưa
Hoàng thượng, chính Thiên Chúa đã cho ngài biết
điều gì sẽ xảy ra sau này.
Bấy
giờ, Nhà Vua sấp mình xuống đất mà lạy
Đa-niên, cùng thưởng cho Đa-niên chức
tước, bổng lộc cao quí nhất triều đình.
* Đó là Lời Chúa ! - Tạ
ơn Chúa !
Suy niệm Lời Chúa
Qua giấc chiêm bao và
lời giải mộng của ngôn sứ Đaniên, Thiên Chúa
cho biết các biến chuyển của lịch sử nhân
loại trước Công Nguyên. Quả thế, trong lịch
sử thế giới thời đó, các nước kể
trên đã tuần tự xuất hiện và thống
trị: bắt đầu là đế quốc Babylon, sau là
đế quốc Mêđi, rồi đến Ba Tư,
rồi đến Hi Lạp. Nhưng sau cùng, hòn đá không
do tay người phàm từ trên núi lăn xuống đã
lấn át tất cả các nước kia, và trở thành
một núi lớn choán tất cả thế gian, tức là tiên
báo về Đức Giêsu, do Thiên Chúa từ trời sai
xuống, sẽ thiết lập một nước lan
rộng khắp thế giới, và đứng vững
đời đời. Đó
là Nước Thiên Chúa.
Nước Thiên Chúa
vĩ đại, thần thánh, kỳ diệu và vinh quang
ấy, tất cả chúng ta đã được vào.
Thật là diễm phúc trên đời này không có chi sánh bằng,
thế mà chỉ nhờ tin vào Đức Giêsu và chịu
Phép Thanh tẩy mà được ! Vì có lời Đức
Giêsu phán rằng: “Ai (tái) sinh
bởi Nước và Thần Khí, thì (mới) vào
được Nước Thiên Chúa” (Ga 3.5). Đúng vậy chúng ta đã tin, đã
chịu dìm vào trong nước Rửa tội, thế là đã
được tái sinh bởi Thần Khí, mà kết quả
là được vào Nước Thiên Chúa…
Nhưng đáng buồn
là khi nghe nói đến Nước Thiên Chúa, lòng ta lại
thấy dửng dưng, chẳng chút phấn khởi ?
Tại sao ?
Thưa : Một phần vì ta ít khi
được nghe giảng dạy về Nước Thiên
Chúa cho xác đáng ; và phần khác vì hiểu lệch lạc
!
·
Thật vậy, chúng ta thường được
nghe dạy : Chúa chịu chết để đền
tội cho ta. Điều này đúng, nhưng chúng ta
tưởng đó là điều chính yếu trong sứ
mạng của Chúa Ngôi Hai xuống thế làm người !
Không : sứ mệnh chính
yếu của Ngài mà Chúa Cha sai xuống thực hiện là :
Tái lập vương quyền của Thiên Chúa trên trần
gian, bằng cách lập Nước, hay Vương quốc
Thiên Chúa (tức là Hội Thánh), mà việc chịu
chết đền tội của Ngài là để tha
tội và tái sinh ta, cho ta xứng đáng được vào
Nước hay Vương quốc đó của Thiên Chúa.
Nói thế, không phải ta làm giảm giá trị và
tầm quan trọng độc nhất vô nhị của
việc Tử Nạn Phục Sinh của Chúa Giêsu đâu
! Nhưng xét theo chương
trình cứu độ của Thiên Chúa thì nó phải như
vậy, ta chỉ cần đọc đoạn sách
Khải huyền 5.9-10, để nghe muôn loài muôn vật chúc
tụng ngợi khen Chúa Giêsu là sẽ hiểu ngay : “ Ngài xứng đáng lãnh nhận
cuốn sách (ghi lịch sử thế giới) và mở
ấn niêm phong, vì Ngài đã chịu tế sát và đã
lấy máu đào chuộc về cho Thiên Chúa muôn
người thuộc mọi chi tộc và ngôn ngữ,
thuộc mọi nước, mọi dân. Và đã làm cho họ
thành một vương quốc, thành những tư
tế cho Thiên Chúa chúng ta..”
Đấy, Đức Giêsu hy sinh chịu
chết là để chuộc tội và tái sinh nhân loại,
làm cho họ thành vương quốc cho Thiên Chúa.
Vương quốc Thiên Chúa mà Ngài thiết lập trên
trần gian, vẫn còn trong tình trạng khiếm khuyết,
bất toàn, nên sau khi sống lại và lên trời, thì
từ trời Ngài vẫn giữ “quyền làm vua”, để dùng quyền lực vô
biên của Ngài tiêu diệt hết mọi thế lực thù
nghịch, đem Nước Thiên Chúa đến tình
trạng hoàn hảo ; lúc
ấy “Ngài mới trao
vương quyền (và vương quốc) lại cho Chúa
Cha”, (Hội Thánh thành Thiên đàng) để Chúa Cha “thống trị toàn quyền trên
mọi loài, mọi sự” (1 Cor 15.24-28)
· Nước Thiên Chúa tuyệt
vời như vậy, thế mà từ trước
đến nay, mỗi khi nghe nói Nước Thiên Chúa ta
dửng dưng…Nhiều khi nghe nói Nước Trời, ta liền cho là
một nước ở đâu mãi trên trời cao xa mù
mịt, ngoài cõi thế
trần nơi ta đang sống. Không phải
đâu ! Chữ trời đây là chữ mà người Do
thái, vì kính sợ, dùng để tránh gọi đích Danh
“Yavê”, là tên “húy” của Thiên Chúa. Vậy, Nước
Trời đơn giản chỉ có nghĩa là Nước của
Thiên Chúa.
Ở Việt Nam ta
trước đây cũng có tục tránh gọi tên húy của những người
bậc trên, ví dụ nếu tên Vua là “Hoàng”, thì gặp
chữ “hoàng” phải đọc hay viết chại đi
thành “huỳnh” ; nếu tên hoàng hậu là “hồng” thì
phải đọc chại là “hường”... Trong thi
cử ngày xưa, thí sinh nào làm bài vô ý viết tên húy của
vua hay hoàng hậu, thì không những bị đánh
trượt, mà còn phải tù.
· Một sự hiểu
lệch lạc nữa, là coi “Nước Trời” là nước
thiên đàng, thuộc về đời sau, sau khi chết linh hồn ta mới
được vào. Ta thấy Nước ấy xa vời
thực tế của cuộc sống trần gian hiện
tại, nơi con người vất vả vật lộn
cho cuộc sống cơm áo gạo tiền… Hèn chi, lòng ta
dửng dưng không thấy hấp dẫn. Đang khi
trần gian này lại đầy những quyến rũ
lôi cuốn của vui thú khoái lạc, của danh vọng,
của quyền lực…
Có một
giáo dân kia đến hỏi vị linh mục: Khi lần
tràng hạt Mân Côi, năm sự Mừng, đến
ngắm thứ hai : “Đức Chúa Giêsu lên trời, ta hãy xin
cho được ái mộ những sự trên trời.”
Thưa cha, chúng con có biết trên trời có gì hấp
dẫn đâu mà bảo chúng con ái mộ. Các cha có bao giờ
giảng cho chúng con biết về thiên đàng tốt
đẹp thế nào đâu, mà chỉ thường
giảng về hỏa ngục đáng sợ nhiều
hơn…”. Thử hỏi như thế thì làm sao giáo dân
lại chẳng dửng dưng, hững hờ khi nghe loan
báo về Nước Trời !
·
Với trẻ nhỏ, khi dạy giáo lý người
ta trình bày về Thiên đàng bằng một bức tranh
vẽ trên cùng là Chúa Cha râu tóc bạc phơ ngự trị,
ngồi bên hữu là Chúa Giêsu, đầu đội
vương miện, tay cầm phủ việt vương
quyền, ở giữa hai Đấng là hình chim câu biểu
tượng Chúa Thánh Thần, bên cạnh và thấp hơn một
bậc, thì có Đức Mẹ Maria, các thiên thần thì bay
lượn chung quanh, còn ngồi vòng tròn trước ngai Ba
Ngôi Thiên Chúa là các thánh nam nữ đủ mọi cấp
bậc, tay vẫy cành lá vạn tuế, miệng tung hô :
Thánh! Thánh ! Thánh ! In trí Thiên đàng là như vậy, suốt
cả đời đời vô cùng vô tận cứ ngồi
mà vẫy cành lá tung hô Thiên Chúa ! Thiên đàng như thế
thì buồn chết được!
· Còn có những cách hiểu
lệch lạc nữa như : Nước ấy là vô
hình và chỉ ở trong linh hồn hay trong lòng người ta
! Hoặc ngược lại, có người coi
Nước ấy là một tổ chức như
một quốc gia, trên chóp đỉnh là Đức Giáo
Hoàng như một hoàng đế cai trị cùng các Hồng
Y, nhờ một bộ luật thật nghiêm nhặt ;
rồi Ngài ủy quyền cho Đức Giám Mục cai
trị địa phận, đến lượt Đức
Giám Mục lại đặt các Cha chánh xứ (cha Bổn
sở) tại các giáo xứ, để cai trị, chăn
dắt các giáo dân như đàn chiên ngoan ngoãn chỉ biết cúi đầu vâng
phục.
Nhìn Nước Chúa theo
phương diện cơ cấu tổ chức như
thế, thì buồn quá ! Chẳng khác gì nhìn bộ
xương khô thay vì thân thể có da có thịt ; hay là nhìn
vào tấm phim chụp X quang, thấy chiếc đầu
lâu, hai hố mắt sâu hoắm, nhe ra hàm răng trắng
nhởn, thay vì ngắm một dung nhan xinh đẹp, cái
miệng chúm chím cười, đôi môi hồng thắm,
đôi mắt bồ câu diễm lệ của cô gái, mà chàng
trai nào nhìn thấy cũng bị hớp mất hồn,
như câu ca dao kia rằng:
“Học trò trong Quảng
ra thi,
Thấy cô gái Huế, chân
đi không đành.”
Đành rằng
Nước Trời trong giai đoạn trần gian là
một cộng đồng, tập thể - (vì vậy mới
gọi nước đó là Hội
Thánh) - gồm những con người cụ thể,
thuộc đủ dân tộc, mọi tiếng nói ; mà đã
là tập thể thì cần có cơ cấu, có tổ
chức, có quyền bính, có luật pháp, có những sinh
hoạt...! Nhưng đó là bên ngoài, kỳ thực bên
trong, Nước Thiên Chúa không theo tinh thần, không theo
qui cách, không theo lối sống của các nước
thế gian. Cho nên, Đức Giêsu mới bảo : “Nước tôi không thuộc
về thế gian này” (Ga 18.36),
nhưng theo đường lối của Thiên Chúa :
một cộng đoàn những con người trên thì tôn
thờ yêu mến Thiên Chúa, dưới thì yêu thương, tôn
trọng, đùm bọc lẫn nhau trong một cuộc
sống bình an … Đây chỉ nói sơ qua, sẽ có
những bài khác đi vào chi tiết hơn.
+ Hậu quả thực tế của các cách hiểu lệch
lạc nêui trên về Nước Trời rất là tai
hại cho đời sống tín hữu. Đây chỉ tạm
nêu ra một hai trường hợp :
1/ Trường hợp thứ
nhất là khi người ta tưởng Nước Chúa
là nước thiên đàng ở trên trời sau khi chết
mới vào, thì người ta sẽ coi trần thế này là
nơi lưu đầy, khổ ải, sống để
lập công. Từ đó người ta dễ coi mọi
người, mọi sự như phương thế mình
dùng lập công để được thiên đàng. Ví
dụ : bố thí cho một người đói nghèo, không vì
yêu thương, mà để lập nhiều công nghiệp
đáng được Chúa thưởng trên thiên đàng.
Như vậy, đâu còn là yêu thương anh em, mà là yêu
chính mình rồi. Anh em chỉ là phương thế làm
lợi cho mình mà thôi! Thực tế, việc đó sẽ vô
ích, Th.Phaolô bảo thế : “Giả
sử tôi đem tất cả gia tài tôi mà bố thí..., mà tôi
lại không có lòng bác ái, thì điều đó thành vô ích cho
tôi” (1Cor 13.3). Bố thí là
một việc bác ái, thế mà Th.Phaolô lại nói có thể
bố thí mà không có bác ái. Lạ chưa ? Đó là khi bố
thí để lập công cho mình, còn người nghèo là
phương tiện, bố thí kiểu ấy là bố thí mà
không có lòng bác ái.
2/ Một
trường hợp nữa : Nếu người ta
coi Nước Chúa là ở trên trời ở đời sau,
thì có người sẽ nghĩ : cuộc đời
trần gian quá hấp dẫn, bao nhiêu lạc thú, việc gì
phải sống khắc khổ, tu thân tích
đức…Cứ ăn chơi cho đã, miễn là
đến lúc sắp chết bảo người nhà
cấp tốc đi mời cha đến giải tội, làm
phép Xức dầu, thế là yên chí được vào thiên
đàng !!
–
Quả là những hiểu lầm tai hại !...
Tích truyện
Một
người nằm chiêm bao thấy có một cái thang cao
thật là cao, bắc từ đất, lên tận trời.
Anh ta nghĩ rằng :
- Chắc
đây là chiếc thang bắc lên tận cửa thiên
đàng.
Chắc
bụng như thế rồi, anh ta yên chí lo làm ăn, vơ
vét tiền bạc, và khi có tiền, anh ta đàn đúm
bạn bè, cờ bạc rượu chè nhậu nhẹt, chơi
bời trụy lạc. Thỉnh thoảng, lúc tỉnh
cơn say, anh giật mình, sợ án phạt hỏa ngục
mà Chúa đã báo trong Phúc Âm, nhưng anh nhớ đến cái
thang, anh lại chặc lưỡi tự nhủ :
- Ta
có cái thang thần kia rồi ! Khi gần chết, ta chỉ
việc leo lên là nó đưa ta tới thiên đàng.
Một hôm,
anh thấy mình bị bệnh gần chết, anh vội
vàng chạy đến thang, leo lên, leo mãi..., gần tới
thiên đàng, sắp thò đầu vào thì bỗng nghe một
tiếng oai nghiêm từ trong phán ra :
- “Tên
khốn kiếp kia ! Ngươi không biết rằng : Ta là
Cửa, kẻ nào không qua Ta mà vào, nhưng trèo vào từ
nơi khác, kẻ đó là trộm cướp ư ?”
Sợ quá, anh lộn nhào
xuống chân thang, và giật mình thức dậy. Té ra là
một giấc chiêm bao. Nhưng nhờ đó, anh đã thay
đổi lối sống. X
|