Kinh Lý Miền Lào
Cai: Ngày
thứ nhất – Đến với vùng cao Tả
Phời
WGPHH - Nằm trong chương trình 10 ngày kinh
lý theo giáo
luật của Đức cha Anphong Nguyễn Hữu Long, giám mục phụ tá giáo
phận Hưng Hóa đến các giáo xứ
Lào Cai - Phố Lu
- Bảo Yên, hôm nay ngài
lên thăm giáo điểm Tả Phời, một giáo điểm truyền giáo cho người
H’Mông thuộc giáo xứ Lào
Cai.
Những hạt
mưa lất phất do sương mù kéo về
làm cho không
khí thêm lạnh, con đường
như trơn hơn và khó
khăn đang thách thức khả năng cầm lái của
các tài xế.
Càng lên cao, sương
mù càng dày
đặc, tầm nhìn xa càng
giảm dần.
Con đường bê
tông ngoằn ngoèo uốn lượn men theo triền núi dẫn chúng tôi lên đỉnh
cao của dãy núi nằm
trong hệ thống núi Hoàng Liên Sơn.
Theo tiếng Dao, địa
danh Tả Phời có nghĩa
là xa xôi,
héo lánh. Đúng là xa
xôi héo lánh
thật! Khi chúng tôi đến
với Tả Phời vào những ngày cuối của mùa xuân, nhưng
những cành hoa đào còn
khoe sắc thắm như đưa chúng tôi lạc vào
cõi tiên bồng, với những cành hoa đào đang
xòe cánh e ấp trong làn sương mù và những
hạt mưa nhẹ gieo tí tách bên
những mỏm đá chênh vênh,
như níu chân những du khách lạc bước vào cõi thần tiên này. Với những
đám mây mù lúc dày
đặc lúc thoảng qua, làm cho cảnh vật như lúc ẩn lúc
hiện trên vùng đồi núi đại ngàn.
Đoàn chúng
tôi gồm có Đức cha Anphong Nguyễn Hữu Long, giám mục phụ tá giáo phận
Hưng Hóa, cha Giuse Nguyễn Văn Thành, quản xứ Lào Cai, cha phó
và quý Ban hành giáo và
một số giáo dân tháp
tùng. Đây là lần thứ hai Đức
cha phụ tá thăm giáo điểm này.
Giáo điểm
Tả Phời thuộc thôn Phìn Hồ Thầu,
xã Tả Phời, cách nhà thờ Lào
Cai khoảng hơn 30 cây số về phía Tây Bắc,
chủ yếu là dân tộc
thiểu số như dân tộc
Dao, Tày Nùng, H’Mông. Họ sinh sống
bằng nghề làm nương rẫy, chăn nuôi gia súc
gia cầm. Đời sống nghèo nàn lạc hậu,
trình độ dân trí thấp,
thời tiết khắc nghiệt và địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi
núi, nên việc đi lại hay canh tác gặp nhiều
khó khăn. Đây là bản
xa nhất của thành phố Lào Cai. Có thể nói được rằng, dân cư vùng
này là công
dân hạng hai của thành
phố.
Giáo điểm Tả Phời được thành lập vào năm 2015, có 10 hộ với 51 nhân danh. Các gia đình này đa số
là từ Hầu Thào (Sapa) chuyển xuống đây làm ăn sinh
sống. Mỗi
Chủ nhật, họ vượt hơn 30 cây số đường rừng, trèo eo, vượt
suối để ra nhà thờ
giáo xứ Lào Cai tham
dự Thánh lễ. Nhưng chỉ những
ai có “con xe sắt” và
có nhiều “tờ tiền” thì mới dám
đi lễ. Mỗi lần đi hết khoảng 1g30 phút mới tới nơi. Sau khi tham dự
Thánh lễ trở về nhà thì “đã
bị con kiến nó cắn trong
cái bụng rồi” (đói bụng, cồn cào, xót ruột).
Để tham dự được Thánh lễ ở nhà thờ xứ
lúc 9g30 sáng Chúa Nhật, anh em giáo
dân ở đây phải đi xe máy từ lúc 7g sáng, và trở
về đến nhà thì đã
quá trưa. Nếu có đi
được thì cũng chỉ được 2 đến
3 xe máy, tức là được
4 đến 6 người,
so với hơn 50 giáo dân.
Đời sống
đức tin vẫn
còn hạn chế vì nhiều
lý do khách quan, khoảng gần một năm trở lại đây, mỗi tuần có 1 Thánh lễ
tại giáo điểm, nhưng họ vẫn chưa biết thưa kinh, chưa biết đứng ngồi lúc nào, vì
chưa quen với tiếng Kinh trong Thánh
lễ.
14g15, đoàn xuất phát từ Lào Cai, vượt qua mấy quả đồi, mấy con suối để đến với giáo điểm. Nhưng cũng phải đi bộ hơn 1 cây số đường dốc, trơn, bùn lầy mới
đến được
nơi giáo dân quy tụ.
Mãi tới 15g50 chúng tôi mới
tới nhà anh Mã A Chúng
(đại diện)
để gặp gỡ bà con giáo dân. Khi biết
Đức cha và quý cha lên thăm,
“mình vui mừng như bắt được cá ở suối, như kiếm được nhiều rau ở trên nương”. Ai cũng
tới bắt tay Đức
cha và nói nhiều nhiều (dĩ nhiên bằng
tiếng H’Mông) và Đức cha chỉ biết gật đầu và cười…!
Hỏi thăm
từng người,
từng nhà, động viên từng người nhớ đọc kinh và đọc
kinh chung.
Rồi phát bánh kẹo cho trẻ em
và người lớn cũng được ăn
ké. Sau đó cộng
đoàn đọc kinh và xin
Đức cha chúc lành.
Đám mây
bao phủ kín cả bản,
không nhìn thấy ngôi nhà nào nữa,
báo hiệu trời đã tối và chúng
tôi phải “xuống núi”, để lại những con chiên trên sườn đồi, trên rẻo cao, không có người
chăm sóc. Một niềm cảm thương chạy qua tim tôi, khiến tôi nhớ đến
câu khẩu hiệu giám mục của Đức cha Anphong “Mang vào mình
mùi chiên” và ngài đang
thực hiện trong 10 ngày kinh
lý vùng Tây
Bắc này…
Sau đó Đức cha còn về dâng
lễ và làm phép chuông
cho giáo họ Cam Đường lúc 19g30. Thánh lễ
diễn ra trong trang nghiêm
và sốt sắng, rất nhiều giáo dân từ các
giáo họ khác cách khoảng
10 cây số tới tham dự. Có 6 cha trong giáo
xứ đồng tế với Đức cha. Ngài chia
sẻ thật là sâu sắc
về ý tưởng
vô cảm. Chúng ta không
thể vô cảm với Thiên Chúa, không
thể vô cảm với con người và thời cuộc.
Một ngày lên núi
với đàn chiên, Đức cha đi bộ cũng nhiều. Xin
Chúa ban cho ngài nhiều sức khỏe để hoàn thành hành trình
mục vụ vùng Tây Bắc
này. Xin cộng đoàn
thêm lời cầu nguyện cho ngài.
BTT giáo xứ Lào
Cai
|