Biến hình – Richard Gutzwiller.
(Trích
trong ‘Suy Niệm Tin Mừng Matthêu’)
Quang cảnh trên núi biến hình tiên báo
về Thiên đàng.
Đức Kitô đã nói trước rằng: Nhiều
người sẽ không chết trước khi thấy Con
Người trong vinh quang. Lời này bây giờ đã hoàn
toàn được thực hiện, nhưng chỉ trong khoảnh
khắc, giống như một tia sáng
leo lét của ánh lửa bùng lên rồi mất hút trên bờ
vắng. Đoạn văn Thánh này chia làm hai phần rõ
rệt:
PHẦN THỨ NHẤT: Đầy vẻ huy hoàng rạng
rỡ của Thiên Chúa. Ba môn đệ được chiêm
ngắm ánh sáng mỹ miều này: Trước hết Phêrô,
viên chức đầu tiên của Giáo hội, người
mà từ đây sẽ phải học ý nghĩa đau
khổ theo Thiên Chúa và thay thế tư
tưởng nhân loại bằng tư tưởng thần
linh. Thứ đến Giacôbê, người
tử đạo tiên khởi, hân hoan đổ máu làm
chứng vì đã thấy vinh quang Chúa. Và
cuối cùng Gioan, môn đệ yêu dấu sẽ phải
học biết rằng, đau khổ là bằng chứng
của tình yêu.
Họ thấy Chúa biến hình, mặt
Ngài rực rỡ như mặt trời, áo Ngài trắng
như tuyết. Hình dáng
buồn tẻ của chân dung nhân loại hoàn toàn bị
hủy diệt. Tất cả phát huy từ ánh sáng Thiên Chúa.
Sau khi xác sống lại con người ta cũng mặc
lấy xác thể, nhưng theo những
luật sinh lý mới. Ánh sáng vẫn là vật chất
nhưng chiếu tỏa với tính chất đặc
biệt: Ánh sáng làm thân thể rạng ngời như
người ta đã thấy nơi Đức Kitô vinh quang.
Môisen và Êlia xuất hiện. Môisen cứu dân khỏi ách nô lệ Ai
Cập, hướng dẫn họ qua sa
mạc, trao truyền cho họ luật pháp và giao
ước của Đấng Thánh siêu phàm. Tuy
nhiên, ông chỉ được phép ngắm nhìn Đất
Hứa từ xa. Lúc này ông
được gần Đức Kitô, chính Ngài sẽ
giải thoát không những riêng dân Do Thái, nhưng toàn thể
nhân loại khỏi ách nô lệ ma quỷ. Chính Ngài
hướng dẫn họ cách vô ngộ qua sa
mạc cuộc đời tạm gửi. Ngài ban cho họ
giới răn tình yêu tân kỳ trong Giao Ước Mới
của Giáo hội. Là Môisen đích thực,
Ngài dẫn dắt Dân Chúa vào Đất Hứa đích
thực, để thực hiện cuộc biến hình muôn
thuở.
Êlia là người thứ nhất trong
các đại tiên tri. Người đã cấm không được dành
cho Baal là thần trái đất những quyền lợi
như Thiên Chúa. Chỉ có Thiên Chúa mới
là Chúa tể của trời cao và vũ trụ.
Trước hết, người đã
thay việc phục vụ các ngẫu tượng bằng
việc phục vụ Thiên Chúa. Với tư cách là kẻ vô địch
của Thiên Chúa, người đã đương
đầu với dân Do Thái. Rồi
đây, Đức Kitô đến để giúp con
người khỏi rơi vào thảm họa diệt vong
của trần tục, vật chất, xác thịt. Ngài đem đến cho họ nước của
Thiên Chúa, là Cha trên trời. Chính Ngài
cũng đã đánh bại Hêrôđê và đại diện
của đế quốc Rôma. Êlia làm chứng về
Ngài vì theo lời Kinh Thánh dạy,
đại tiên tri được nâng lên trời rồi
trở lại dọn đường cho Chúa. Người
đây, sẵn sàng đóng vai trò dọn đường cho
Chúa lên trời, trong cảnh biến hình. Vậy
luật pháp và các tiên tri cùng hòa hợp làm chứng. Từ nay Phêrô thấy trước rằng, tình
trạng biến hình như được thiết lập
vĩnh viễn nên đã xin dựng lều để giây
lát vinh hiển được trường tồn.
Đó là một thái độ dễ
hiểu, vì con người đã được tạo
dựng để hưởng niềm hân hoan. Đau khổ không thể là cùng đích
của con người, nhưng đau khổ chỉ là
một bước đường phải qua. Mỗi lần Chúa nói tiên tri về đau khổ,
Chúa đã kết thúc bằng một ám chỉ về
phục sinh vinh quang. Ở đây
cuộc phục sinh vinh quang đã được tuyên
bố như một yếu tố nền tảng của
giáo lý về đau khổ. Ánh quang chói sáng của
việc biến hình, tình trạng chìm ngập trong ánh sáng,
sự chiêm ngắm hạnh phúc vĩnh cửu đã
truyền trao cho các môn đệ một mãnh lực giúp họ
cương quyết trên bước đường đau
khổ. Họ sẽ nhìn về tương
lai và chờ ngày Chúa đến giữa lúc sống cuộc
đời dương thế.
PHẦN THỨ HAI: Đám mây bao phủ làm tăng vẻ
oai nghiêm rỡ ràng. Trên núi Sinai, cảnh trí
huyền ảo là dấu hiệu sự hiện diện
của Thiên Chúa. Cũng như đám mây trước kia bao phủ ngọn núi, lúc này vẻ huy hoàng
của Chúa bao trùm muôn vật. Các môn đệ
phải tự tìm hiểu để cảm nhận
trước được vẻ uy nghiêm của Thiên Chúa.
Trên núi Sinai, phảng phất đám mây giông bão; ở đây
áng mây rực sáng an bình thanh thoát. Trên núi Sinai vang dội các mệnh lệnh thần
linh, vì Môisen là tôi tớ Thiên Chúa mà Do Thái phải vâng
lời. Còn trên núi biến hình cung
giọng nhiệm mầu không chỉ thị tôi tớ
nhưng là ấm tử.
Như thế, những đòi hỏi
nghiêm khắc được thay thế bằng sứ
điệp yêu thương: Ở núi Sinai, trước
vẻ uy nghiêm Thiên Chúa, dân chúng kinh hoảng rụng rời,
ở đây, các môn đệ cũng sợ hãi chúi mặt
xuống đất. Chúa Giêsu nâng họ
dậy, và làm cho họ hết sợ. Từ nay họ
biết rằng: với Ngài chung cục
thời gian đã điểm; không phải tất cả
sẽ bị hủy diệt, nhưng tất cả sẽ
bị vượt qua. Chắc chắn giờ cáo chung sẽ điểm, báo hiệu một tai
họa: Đau khổ, sự chết, Thánh giá sẽ
hiện diện. Nhưng đây cũng sẽ là khởi
điểm một thời đại mới quyết liệt
khai mào ánh sáng và biến hình. Đức Kitô hiện
đến khai mào thời cánh chung,
nhưng thời gian ấy còn kéo dài. Trong giây
lát, Chúa đã cho thấy vẻ huy hoàng của giờ phút
hoàn tất với đầy vẻ trang trọng
để các môn đệ không bao giờ quên. Họ
được lệnh phải bảo vệ bí mật
về biến cố dị thường vĩ
đại này, cho tới lúc Con Người phục sinh
từ cõi chết. Bấy giờ người
đầu tiên trong những kẻ chết sẽ thức
giấc, sống đời sống mới đích
thực. Những người khác theo
sau và cứ thế bắt đầu viên mãn thời gian
chung kết.
Đức Kitô còn cao trọng hơn ngàn
lần những gì các môn đệ, và cả Phêrô đã tuyên
xưng hay cảm thức về Ngài. Nhưng chỉ có sự cao trọng
siêu phàm, siêu thời gian và phổ biến thực sự
trong cảnh trời mới, đất mới: lúc đó
thời gian biến thành vĩnh cửu, định
mệnh đau thương của con người biến
thành hạnh phúc; vẻ cao trọng đó đã hiển
hiện huy hoàng trên núi biến hình. Từ đỉnh núi
đó, vẻ cao trọng này soi sáng mọi vực thẳm
tối tăm của nhân loại.
Biến hình – Richard Gutzwiller.
(Trích
trong ‘Suy Niệm Tin Mừng Matthêu’)
Quang cảnh trên núi biến hình tiên báo
về Thiên đàng.
Đức Kitô đã nói trước rằng: Nhiều
người sẽ không chết trước khi thấy Con
Người trong vinh quang. Lời này bây giờ đã hoàn
toàn được thực hiện, nhưng chỉ trong khoảnh
khắc, giống như một tia sáng
leo lét của ánh lửa bùng lên rồi mất hút trên bờ
vắng. Đoạn văn Thánh này chia làm hai phần rõ
rệt:
PHẦN THỨ NHẤT: Đầy vẻ huy hoàng rạng
rỡ của Thiên Chúa. Ba môn đệ được chiêm
ngắm ánh sáng mỹ miều này: Trước hết Phêrô,
viên chức đầu tiên của Giáo hội, người
mà từ đây sẽ phải học ý nghĩa đau
khổ theo Thiên Chúa và thay thế tư
tưởng nhân loại bằng tư tưởng thần
linh. Thứ đến Giacôbê, người
tử đạo tiên khởi, hân hoan đổ máu làm
chứng vì đã thấy vinh quang Chúa. Và
cuối cùng Gioan, môn đệ yêu dấu sẽ phải
học biết rằng, đau khổ là bằng chứng
của tình yêu.
Họ thấy Chúa biến hình, mặt
Ngài rực rỡ như mặt trời, áo Ngài trắng
như tuyết. Hình dáng
buồn tẻ của chân dung nhân loại hoàn toàn bị
hủy diệt. Tất cả phát huy từ ánh sáng Thiên Chúa.
Sau khi xác sống lại con người ta cũng mặc
lấy xác thể, nhưng theo những
luật sinh lý mới. Ánh sáng vẫn là vật chất
nhưng chiếu tỏa với tính chất đặc
biệt: Ánh sáng làm thân thể rạng ngời như
người ta đã thấy nơi Đức Kitô vinh quang.
Môisen và Êlia xuất hiện. Môisen cứu dân khỏi ách nô lệ Ai
Cập, hướng dẫn họ qua sa
mạc, trao truyền cho họ luật pháp và giao
ước của Đấng Thánh siêu phàm. Tuy
nhiên, ông chỉ được phép ngắm nhìn Đất
Hứa từ xa. Lúc này ông
được gần Đức Kitô, chính Ngài sẽ
giải thoát không những riêng dân Do Thái, nhưng toàn thể
nhân loại khỏi ách nô lệ ma quỷ. Chính Ngài
hướng dẫn họ cách vô ngộ qua sa
mạc cuộc đời tạm gửi. Ngài ban cho họ
giới răn tình yêu tân kỳ trong Giao Ước Mới
của Giáo hội. Là Môisen đích thực,
Ngài dẫn dắt Dân Chúa vào Đất Hứa đích
thực, để thực hiện cuộc biến hình muôn
thuở.
Êlia là người thứ nhất trong
các đại tiên tri. Người đã cấm không được dành
cho Baal là thần trái đất những quyền lợi
như Thiên Chúa. Chỉ có Thiên Chúa mới
là Chúa tể của trời cao và vũ trụ.
Trước hết, người đã
thay việc phục vụ các ngẫu tượng bằng
việc phục vụ Thiên Chúa. Với tư cách là kẻ vô địch
của Thiên Chúa, người đã đương
đầu với dân Do Thái. Rồi
đây, Đức Kitô đến để giúp con
người khỏi rơi vào thảm họa diệt vong
của trần tục, vật chất, xác thịt. Ngài đem đến cho họ nước của
Thiên Chúa, là Cha trên trời. Chính Ngài
cũng đã đánh bại Hêrôđê và đại diện
của đế quốc Rôma. Êlia làm chứng về
Ngài vì theo lời Kinh Thánh dạy,
đại tiên tri được nâng lên trời rồi
trở lại dọn đường cho Chúa. Người
đây, sẵn sàng đóng vai trò dọn đường cho
Chúa lên trời, trong cảnh biến hình. Vậy
luật pháp và các tiên tri cùng hòa hợp làm chứng. Từ nay Phêrô thấy trước rằng, tình
trạng biến hình như được thiết lập
vĩnh viễn nên đã xin dựng lều để giây
lát vinh hiển được trường tồn.
Đó là một thái độ dễ
hiểu, vì con người đã được tạo
dựng để hưởng niềm hân hoan. Đau khổ không thể là cùng đích
của con người, nhưng đau khổ chỉ là
một bước đường phải qua. Mỗi lần Chúa nói tiên tri về đau khổ,
Chúa đã kết thúc bằng một ám chỉ về
phục sinh vinh quang. Ở đây
cuộc phục sinh vinh quang đã được tuyên
bố như một yếu tố nền tảng của
giáo lý về đau khổ. Ánh quang chói sáng của
việc biến hình, tình trạng chìm ngập trong ánh sáng,
sự chiêm ngắm hạnh phúc vĩnh cửu đã
truyền trao cho các môn đệ một mãnh lực giúp họ
cương quyết trên bước đường đau
khổ. Họ sẽ nhìn về tương
lai và chờ ngày Chúa đến giữa lúc sống cuộc
đời dương thế.
PHẦN THỨ HAI: Đám mây bao phủ làm tăng vẻ
oai nghiêm rỡ ràng. Trên núi Sinai, cảnh trí
huyền ảo là dấu hiệu sự hiện diện
của Thiên Chúa. Cũng như đám mây trước kia bao phủ ngọn núi, lúc này vẻ huy hoàng
của Chúa bao trùm muôn vật. Các môn đệ
phải tự tìm hiểu để cảm nhận
trước được vẻ uy nghiêm của Thiên Chúa.
Trên núi Sinai, phảng phất đám mây giông bão; ở đây
áng mây rực sáng an bình thanh thoát. Trên núi Sinai vang dội các mệnh lệnh thần
linh, vì Môisen là tôi tớ Thiên Chúa mà Do Thái phải vâng
lời. Còn trên núi biến hình cung
giọng nhiệm mầu không chỉ thị tôi tớ
nhưng là ấm tử.
Như thế, những đòi hỏi
nghiêm khắc được thay thế bằng sứ
điệp yêu thương: Ở núi Sinai, trước
vẻ uy nghiêm Thiên Chúa, dân chúng kinh hoảng rụng rời,
ở đây, các môn đệ cũng sợ hãi chúi mặt
xuống đất. Chúa Giêsu nâng họ
dậy, và làm cho họ hết sợ. Từ nay họ
biết rằng: với Ngài chung cục
thời gian đã điểm; không phải tất cả
sẽ bị hủy diệt, nhưng tất cả sẽ
bị vượt qua. Chắc chắn giờ cáo chung sẽ điểm, báo hiệu một tai
họa: Đau khổ, sự chết, Thánh giá sẽ
hiện diện. Nhưng đây cũng sẽ là khởi
điểm một thời đại mới quyết liệt
khai mào ánh sáng và biến hình. Đức Kitô hiện
đến khai mào thời cánh chung,
nhưng thời gian ấy còn kéo dài. Trong giây
lát, Chúa đã cho thấy vẻ huy hoàng của giờ phút
hoàn tất với đầy vẻ trang trọng
để các môn đệ không bao giờ quên. Họ
được lệnh phải bảo vệ bí mật
về biến cố dị thường vĩ
đại này, cho tới lúc Con Người phục sinh
từ cõi chết. Bấy giờ người
đầu tiên trong những kẻ chết sẽ thức
giấc, sống đời sống mới đích
thực. Những người khác theo
sau và cứ thế bắt đầu viên mãn thời gian
chung kết.
Đức Kitô còn cao trọng hơn ngàn
lần những gì các môn đệ, và cả Phêrô đã tuyên
xưng hay cảm thức về Ngài. Nhưng chỉ có sự cao trọng
siêu phàm, siêu thời gian và phổ biến thực sự
trong cảnh trời mới, đất mới: lúc đó
thời gian biến thành vĩnh cửu, định
mệnh đau thương của con người biến
thành hạnh phúc; vẻ cao trọng đó đã hiển
hiện huy hoàng trên núi biến hình. Từ đỉnh núi
đó, vẻ cao trọng này soi sáng mọi vực thẳm
tối tăm của nhân loại.
|