MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: thiên chúa
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Nạn Nhân Cần Phải Chủ Động Làm Hòa Với Phạm Nhân Của Mình
Thứ Năm, Ngày 9 tháng 3-2017

Nạn nhân cần phải chủ động làm hòa với phạm nhân của mình

Hôm nay, Thứ Sáu trong Tuần 1 Mùa Chay, vấn đề chính yếu của Phụng Vụ Lời Chúa cho ngày này đó là vấn đề hòa giải, hòa giải với nhau giữa loài người, (nội dung của Bài Phúc Âm), và hòa giải với Thiên Chúa, (nội dung của Bài Đọc 1), một vấn đề hòa giải vẫn phản ảnh chủ đề chung cho Mùa Chay về một Chúa Kitô "đã tự ý bỏ sự sống mình đi để lấy nó lại" (Gioan 10:17) để mang lại sự hòa giải giữa con người với Thiên Chúa và với nhau.

Trước hết, trong Bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ của Người là thành phần mà Người muốn họ phải "công chính hơn các luật sĩ và biệt phái" thực hiện một hành động hòa giải thật là khó khăn, hoàn toàn trái với tự nhiên và đầy tính cách nhu nhược theo lập luận loài người, như sau:

"Nếu con đang dâng của lễ nơi bàn thờ mà sực nhớ người anh em đang có điều bất bình với con (anything against you - có điều gì phạm đến con), thì con hãy để của lễ lại trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em con trước đã, rồi hãy trở lại dâng của lễ".

Căn cứ vào lời khuyên dạy trên đây của Chúa Giêsu thì nạn nhân cần phải đi làm hòa cùng phạm nhân, chứ không phải ai có lỗi thì người ấy phải xin lỗi mới đúng, mới hợp tình hợp lý và mới hợp với phép công bình.

Đó là ý nghĩa sống trọn lành hơn, sống không theo tự nhiên như dân ngoại, không theo lập luận bình thường của trần gian, mà Chúa Giêsu mong muốn nơi các môn đệ của Người, thành phần muốn theo Người, Đấng đã tự động đến làm hòa với con người thụ tạo là thành phần đã phạm đến Cha của Người cũng như đến chính Người là Thiên Chúa của họ.

Ở đây Chúa Giêsu đề cao đức bác ái hơn là lễ vật hiến dâng trên bàn thờ, đúng hơn, Người dạy chúng ta là thành phần môn đệ sống trọn lành hơn của Người là hãy dâng lễ vật bằng cả một tấm lòng yêu thương, chứ không phải với một tấm lòng còn đầy những hận thù và ghen ghét. Đó là lý do xin lễ cầu hồn cho người quá cố tuy tốt nhưng vẫn không đủ nếu không kèm theo cả việc bác ái để nhờ đó có thể bù đắp các lỗi bác ái của họ bất khả tránh, (nhất là về đức công bằng liên quan đến của cải hay danh tiếng của người bị họ gây thiệt hại dù vô tình hay hữu ý), khi họ còn sống trên trần gian.

Bởi vì, có yêu thương họ mới xứng đáng dâng lễ vật lên chính Đấng đã "yêu thương thế gian đến ban Con Một của mình", đã "không dung tha cho Con Một của mình một đã phó nộp Người vì tất cả chúng ta" (Roma 8:32), và mới xứng đáng dâng lễ vật với Đấng "đã hiến mình làm giá chuộc cho nhiều người" (Mathêu 20:28), Đấng chỉ "cần lòng nhân lành hơn là lễ vật" (Mathêu 9:13).

Và hành động "hãy để của lễ lại trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em con trước đã, rồi hãy trở lại dâng của lễ" đây không phải là, chẳng hạn, như vào lúc mở đầu Thánh Lễ, bắt đầu phần thống hối, chúng ta thấy chúng ta đang bất mãn và bực bội với một người anh chị em nào của chúng ta, vì họ đã xúc phạm đến chúng ta một cách nào đó, vô tình hay cố ý, bằng lời nói hay việc làm v.v., thì chúng ta cần phải ra khỏi nhà thờ, lái xe về gặp họ để làm hòa với họ, để gọi là "xin lỗi" họ, đúng như lời Chúa dạy theo nghĩa đen.

Hành động "hãy để của lễ lại trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em con trước đã, rồi hãy trở lại dâng của lễ" đây là ở chỗ chỉ cần ngay giây phút cộng đồng phụng vụ bấy giờ đang cử hành nghi thức thống hối đầu lễ, chúng ta hãy tự động bỏ qua cho phạm nhân của chúng ta, thế là đủ, thế là xong, thế là xứng đáng tham dự Thánh Lễ, xứng đáng dâng Thánh Lễ và xứng đáng lãnh nhận Thánh Thể là bí tích yêu thương và hiệp thông.

Nếu chúng ta là nạn nhân của thành phần phạm nhân của chúng ta không tự động làm hòa với họ, bằng cách tự động bỏ qua tha thứ cho họ, như chúng ta đã được Thiên Chúa giầu lòng thương xót liên lỉ thứ tha, không bao giờ cùng, chúng ta sẽ trở thành nạn nhân gấp đôi, nghĩa là chúng ta vừa là nạn nhân của họ vừa là nạn nhân của chính chúng ta nữa. Mà là nạn nhân của chính mình mới càng khổ hơn là nạn nhân của phạm nhân. Tại sao?

Tại vì chúng ta lúc nào cũng cảm thấy nặng lòng, cũng cảm thấy sợ ma ban ngày, không dám đến gần họ, thấy bóng họ ở chỗ này thì chúng ta tránh ngay đi chỗ khác, có họ thì không có chúng ta v.v. Họ có trong hội đoàn này thì chúng ta bỏ hội đoàn đó hay không tham gia vào cùng một hội đoàn với họ.

Họ làm được gì hay ho hoặc được khen tặng chúng ta cảm thấy ghen tương và tìm cách hạ họ xuống, vì họ là phạm nhân xấu xa của chúng ta làm sao xứng đáng như thế được v.v. Cho đến khi chúng ta thật lòng tha cho họ, chẳng cần họ phải đến xin lỗi chúng ta, và chẳng cần biết họ vô tình hay cố ý phạm đến chúng ta, bấy giờ chúng ta mới cảm thấy thật sự là nhẹ nhàng, như được giải phóng vậy.

Đó là lý do Chúa Giêsu đã khuyên chúng ta hết sức chí lý trong Bài Phúc Âm hôm nay, để nhờ đó chúng ta thoát được tình trạng trở thành nạn nhân gấp đôi, sống một cách hết sức khốn khổ, bất an, bất hạnh, chẳng khác gì như một tù nhân mất hết tự do, trong đời sống đạo, trong cuộc hành trình đức tin của mình với họ và như họ:

"Hãy liệu làm hoà với kẻ thù ngay lúc còn đi dọc đường với nó, kẻo kẻ thù sẽ đưa con ra trước mặt quan toà, quan toà lại trao con cho tên lính canh và con sẽ bị tống ngục. Ta bảo thật cho con biết: Con sẽ không thoát khỏi nơi ấy cho đến khi trả hết đồng bạc cuối cùng!"

"Hãy liệu làm hoà với kẻ thù": Chúng ta là nạn nhân phải đi "làm hòa với kẻ thù" của chúng ta, chứ không ngược lại, nghĩa là bỏ qua tha thứ cho "kẻ thù" của mình.

"Ngay lúc còn đi dọc đường với nó": Nghĩa là, trước hết, là "lúc" chúng ta với họ còn sống, chứ đừng chờ tới khi họ chết rồi mới chịu tha thứ một cách bất đắc dĩ, và sau nữa còn là "lúc" chúng ta và họ vẫn còn liên hệ với nhau, trong một gia đình, trong một hội đoàn, trong một giáo xứ, trong một trường học, trong một văn phòng v.v.

"Kẻo kẻ thù sẽ đưa con ra trước mặt quan toà", ở chỗ chính phạm nhân của chúng ta trở thành những gì làm cho chúng ta là nạn nhân của họ bị nhức nhối trong lương tâm, một lương tâm đóng vai "quan tòa" của chúng ta bấy giờ.

"Quan toà lại trao con cho tên lính canh và con sẽ bị tống ngục", ở chỗ nếu chúng ta không tự động bỏ qua tha thứ cho phạm nhân của chúng ta, thì "tên lính" tiêu biểu cho thái độ chấp nhấp nơi chúng ta sẽ "tống" chúng ta vào "ngục" thất hẹp hòi là chính cõi lòng vị kỷ bất vị tha của chúng ta.

"Con sẽ không thoát khỏi nơi ấy cho đến khi trả hết đồng bạc cuối cùng!", nghĩa là cho tới khi nào chúng ta là nạn nhân tự động tha thứ cho phạm nhân của mình thì bấy giờ, và chính vào lúc bấy giờ, chúng ta mới được thật sự tự do, mới thanh thoát mà bình an vui sống vươn lên, đúng như kinh nghiệm thực tế cho thấy đúng là như vậy!

Sau nữa, trong Bài Đọc 1 hôm nay, qua miệng Tiên Tri Êzêkiên, vấn đề hòa giải với Thiên Chúa là ở chỗ con người tỏ ra hoán cải trở về với Ngài, Đấng thật ra đã hòa giải với loài người tội nhân trước, ở chỗ, đã tự động hứa ban Đấng Cứu Thế cho loài người ngay sau nguyên tội của họ (xem Khởi Nguyên 3:15), vì Thiên Chúa dựng nên con người là để họ được hạnh phúc chân thực và vĩnh viễn, chứ không bao giờ lại mong muốn họ bị hư đi hay sống một cách khốn khổ: "Có phải Ta muốn kẻ gian ác phải chết, chớ không muốn nó bỏ đàng tội lỗi và được sống ư?"

Thế nhưng, ơn cứu độ của Ngài và hạnh phúc trường sinh của Thiên Chúa chỉ giành cho những ai xứng đáng lãnh nhận mà thôi, ở chỗ, cho dù tự bản chất con người vốn yếu hèn và tội lỗi, miễn là họ biết hoán cải bằng việc từ bỏ tội lỗi và sống công chính, như dân thành Ninive trong Bài Đọc 1 hôm kia, và như chính Ngài đã minh định trong Bài Đọc 1 hôm nay:

"Nếu kẻ gian ác ăn năn sám hối mọi tội nó đã phạm, tuân giữ mọi giới răn của Ta, và thực thi công bình chính trực, nó sẽ sống chớ không phải chết. Ta sẽ không nhớ lại mọi tội ác nó đã phạm: nó sẽ sống nhờ việc công chính mà nó đã thực hành!"

Tuy nhiên, sự sống đây là sự sống thần linh, sự sống công chính, sự sống chân thật, nên không thể nào nay còn mai mất, mà phải kéo dài và tồn tại mãi mãi nơi những ai sống công chính, bằng không, họ vẫn có thể gặp nguy hiểm vì họ còn đang làm chủ sự công chính chứ không phải sự công chính làm chủ họ. Và vì sự công chính chưa làm chủ họ mà họ vẫn có thể bị chết nếu họ bất trung vì tự họ đã làm mất đi sự công chính của họ:

"Còn nếu kẻ công chính bỏ đàng công chính, và phạm tội ác cách ghê tởm như người gian ác quen phạm, có phải nó được sống ư? Chẳng ai còn nhớ đến mọi việc công chính nó đã thực hiện, vì sự bất trung nó đã làm và tội lỗi nó đã phạm, nó sẽ phải chết".

Tuy nhiên, tự bản chất vừa mù quáng vừa yếu nhược của mình, con người không thể nào tự mình có thể nên công chính và tự mình có thể sống công chính mãi mãi đúng như ý muốn của Thiên Chúa, ngoại trừ tin tưởng cậy trông vào Chúa là Đấng duy nhất có thể cứu độ họ, là Đấng sẵn sàng tha thứ cho họ và tìm hết cách để thánh hóa họ, để tỏ mình ra cho họ, nhờ đó, nhờ nhận biết Ngài mà họ được hiệp thông thần linh với Ngài, đúng như mục đích Ngài đã tạo dựng nên họ và cứu chuộc họ.

Bởi thế mà Bài Đáp Ca hôm nay mới chất chứa những cảm thức thần linh và tâm tình gắn bó đầy cậy trông tin tưởng của con người biết mình với Vị Thiên Chúa "rộng lượng từ bi, và rất giàu ơn cứu độ":

1) Từ vực sâu, lạy Chúa, con kêu lên Chúa. Lạy Chúa, xin nghe tiếng con cầu; dám xin Chúa hãy lắng tai, hầu nghe thấu tiếng van nài của con.

2) Nếu Chúa con nhớ hoài sự lỗi, lạy Chúa, nào ai chịu nổi được ư? Nhưng Chúa thường rộng lượng thứ tha, để cho thiên hạ tôn thờ kính yêu.

3) Tôi hy vọng rất nhiều vào Chúa, linh hồn tôi trông cậy ở lời Ngài. Linh hồn tôi mong đợi Chúa tôi, hơn người lính gác mong trời rạng đông.

4) Hơn lính gác mong hừng đông dậy, Israel đang mong đợi Chúa tôi: Bởi vì Chúa rộng lượng từ bi, và Chúa rất giàu ơn cứu độ. Và chính Ngài sẽ giải thoát Israelcho khỏi mọi điều gian ác.

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL

 


 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Mắt Đức Tin, Mắt Của Trái Tim, Đtgm Giuse Ngô Quang Kiệt (3/12/2017)
Dung Nhan Người Chói Lọi Như Mặt Trời (3/12/2017)
7 Đặc Điểm Của Thiên Chúa Khi Tha Thứ (3/11/2017)
Dấu Chỉ Con Cái Thiên Chúa (3/11/2017)
Biến Đổi Đời Con, Lm John Nguyễn (3/10/2017)
Tin/Bài cùng ngày
Cứ Xin Sẽ Được (3/9/2017)
Tin/Bài khác
Bài Lời Chúa 115: Đạo Buồn Hay Đạo Vui ? (phần Ii) (3/8/2017)
Bài Lời Chúa 114: Đạo Buồn Hay Đạo Vui ? (phần I) (3/8/2017)
Bài Lời Chúa 113; Thân Thể Chúa Giêsu Phục Sinh Là Đền Thờ (3/8/2017)
Bài Lời Chúa 112: Thờ Phượng Trong Thần Khí Và Sự Thật (3/8/2017)
Bài Lời Chúa 111: Thờ Phượng Chúa Ở Đâu ? (3/8/2017)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768