BÀI LỜI CHÚA 113
thân thỂ chúa giêsu phỤc sinh
là
ĐỀn thỜ
Trích
Tin Mừng Thánh Gioan 2.13-22
Đức
Giêsu lên Giêrusalem để dự lễ Vượt qua.
Đến sân Đền Thờ, Ngài vô cùng đau lòng vì
thấy ồn ào, inh ỏi ; không còn là nơi cầu
nguyện tôn nghiêm nữa, vì người ta buôn bán bò,
cừu, bồ câu và quân đổi bạc bày bàn la liệt,
đúng là cái chợ mất rồi. Lấy uy quyền
một Người của Thiên Chúa, Ngài quấn giây
thừng làm roi mà xua đuổi hết thảy ra khỏi
sân Đền Thờ, cùng với các súc vật của
họ ; còn tiền của quân đổi bạc thì Ngài
đổ tung ra, xô nhào bàn ghế của họ, và bảo
bọn buôn bán bồ câu :
- Hãy cất khỏi đây các
vật ấy, đừng biến nhà Cha Ta thành một cái
chợ.
Các
chức sắc Do thái được báo động
liền chạy ra chất vấn:
- Ông lấy quyền của ai mà
hành động như thế ? Và nếu ông có quyền
ấy, thì làm một cái dấu chứng tỏ cho chúng tôi
biết.
Đức
Giêsu đáp:
- Dấu chứng tỏ ư ? Các
ông hãy phá Đền Thờ này đi ! Và trong ba ngày, Ta
sẽ dựng lại !
Họ
vặn lại :
- Ông nói gì lạ, phải mất 46
năm, Đền Thờ này mới dựng nên
được tới chừng này; thế mà trong ba ngày, ông
sẽ dựng lại được ư ?
Không cần đáp, Ngài
bỏ đi chỗ khác và người Do thái cũng bỡ
ngỡ, không hiểu : Đền Thờ Đức Giêsu muốn
nói ở đây là chính Thân Thể Ngài. Đến khi Chúa
chịu Tử Nạn và Sống Lại, các tông đồ mới nhớ và hiểu lời
Ngài nói : người Do thái giết Đức Giêsu, tức
là họ phá hủy Đền Thờ là Thân Thể Ngài. Sau
ba ngày, khi Chúa lấy quyền phép Thiên Chúa mà sống
lại, tức là Ngài dựng Thân thể Ngài lại
để thành Đền Thờ nơi Thiên Chúa ngự.
Thế
là các Tông đồ tin vào lời Đức Giêsu.
* Đó là
Lời Chúa ! - Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa !
Suy
niệm Lời Chúa
Ở
hai bài trước đây, chúng ta nghe Đức Giêsu nói
với người phụ nữ Samari rằng : Từ nay,
thờ Thiên Chúa không còn ở núi Garidim này hay Đền
Thờ Giêrusalem nữa, mà thờ phượng Cha trong
Thần Khí và sự thật.
1.-
Nghe vậy có người thắc mắc : Như thế, Nhà Thờ từ
nay không cần nữa sao ?
Đáp : Trong thời
Tân Ước, Nhà Thờ vẫn còn cần, song đó là
cần thực tế, thực dụng, như một
phương tiện và làm biểu tượng.
a)
Trước hết, nhà thờ là một phương
tiện được dùng làm nơi che nắng che
mưa cho tín hữu đến tụ họp. Sau đó, còn
là nơi các tín hữu tụ họp nhau, gặp gỡ và
gắn bó với nhau theo tư cách là Dân Chúa, và để
thờ phượng cách công khai, có tính xã hội (đã
học ở Bài 5). Cứ thử tưởng tượng
không còn nhà thờ, tín hữu sống lẻ loi tản mác…
thì chẳng chóng thì chầy sẽ mất đức tin
hết…Do đó nhà thờ là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, tín
hữu được nghe giảng dạy, lãnh các Bí Tích
cần thiết cho linh hồn. Khi đèn linh hồn chúng ta
cạn dầu thiêng liêng, ta phải đến Nhà Thờ
để nhờ nghe giảng dạy Lời Chúa, lãnh các Bí
Tích – nhất là dâng Thánh Lễ – mà đổ đầy
dầu thiêng liêng lại, cho đèn đức tin, đức
mến của ta tiếp tục cháy sáng, và nhờ đó dù
ta ở nhà hay ra ngoài đi làm, ta mới được thêm
sức mạnh để sống đúng ý Chúa, thêm phấn
chấn mà làm chứng cho Chúa. Không có đèn nào mà không
phải châm dầu, dù là đèn điện thì cũng
phải cắm vào nguồn điện lực ; xe hơi,
xe gắn máy không có cái nào cứ chạy mãi mà không phải
đổ xăng, châm nhớt.
b) Nhà
thờ còn có tính biểu tượng về Hội Thánh
Chúa, vì nó là cái dấu chỉ bày tỏ ra bên ngoài
trước mắt mọi người đoàn dân Chúa
đang “tụ hội nhau” bên trong.
Nhưng
tự nó Nhà Thờ không phải là tuyệt đối
cần thiết, không có Nhà Thờ, ta vẫn thờ Chúa
được, chẳng hạn như khi ta ở những
vùng đất mới khai khẩn không có Nhà Thờ, Nhà
Nguyện...; hay khi tổ chức Thánh Lễ ngoài trời…
Đền
thờ gỗ đá có thể không có, nhưng Đền
Thờ này mới cần và quan trọng, đó là
Thân Thể phục sinh của Chúa Giêsu, Thiên Chúa
ngự ở đó cho nên từ nay chúng ta sẽ thờ
phượng Thiên Chúa ở đó.
Thắc
mắc : Nói vậy
hình như có sự mâu thuẫn ? Trước đây đã
nói thờ phượng trong Thần khí và sự thật
không cần Nhà Thờ, không gắn chặt vào một
nơi nào, nay lại bảo thờ phượng ở
nơi Thân Thể phục sinh của Chúa Kitô, là tại sao ?
Giải
đáp : Không có mâu
thuẫn vì Thân Thể phục sinh của Chúa Giêsu không phải một
Đền Thờ gỗ đá vật chất, song là một
Đền thiêng. Sau phục sinh vinh hiển, thân
mình Ngài đã được thần hóa, trong đó có sung mãn thần tính Thiên Chúa (Cl
2.9), cho nên Chúa Giêsu bây giờ đã trở nên như Thiên
Chúa, ở khắp mọi nơi, cho nên dù ta đang ở
đâu, hay làm việc gì…ta có thể dùng đức tin mà
kết hợp với Ngài và cùng
Ngài là Con mà thờ phượng Chúa Cha.
Tuy
vậy, vì lòng ưu ái đối với chúng ta, để
chúng ta được gần gũi Ngài một cách cụ
thể, hầu lãnh được sức mạnh nâng
đỡ ta trên con đường lữ thứ trần
gian, thì Thân Thể phục sinh Chúa Giêsu đến ngự
một cách đặc biệt trong Phép Thánh Thể,
dưới hình bánh, trong một nhà thờ hay một nhà
nguyện.
2.-
Thánh Phêrô còn bảo Kitô hữu cũng là đền thiêng :
“Anh
em được đến gần Ngài (Chúa Giêsu Kitô), Viên
đá tảng và sống động..., anh em
được xây lên trên Ngài, như thể những viên
đá sống, làm thành
một tòa nhà thiêng liêng,… để dâng lên lễ
tế thiêng liêng đẹp lòng Thiên Chúa” (1 Pr 2.4-5).
Kitô hữu được ví
như những viên đá sống, được xây trên
nền đá tảng là Chúa Giêsu, thành “tòa nhà thiêng liêng”
làm nơi thờ phượng, nơi dâng lễ tế
thiêng liêng đẹp lòng Thiên Chúa.
Thánh
Phaolô còn đi xa hơn : không những Kitô hữu họp
nhau thành đền thờ (1 Cr 3.16), mà mỗi cá nhân Kitô hữu cũng là đền
thờ nữa : “Anh em không biết sao? Thân mình anh
em là Đền thờ của Thánh Thần (ngự) trong anh
em” (1 Cr 6.19).
Đến
Thánh Gioan thì chính Thiên Chúa Ba Ngôi đến ở nơi thân
mình người tín hữu : “Ai
yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy,… Cha
Thầy và Thầy sẽ đến với người
ấy và đặt chỗ ở nơi mình người
ấy” (Ga 14.23).
Đến
đây, chắc anh chị em đã hiểu Đền
Thờ thiêng liêng là thế nào rồi. Anh chị em có
thấy đây quả thật là một đạo lý
hết sức an ủi : muốn thờ phượng Chúa,
ta có thể chẳng cần mặc quần áo và đi
đâu cả, vì ta mang Đền Thờ nơi mình ta, có
Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trong mình ta, và ta có thể thờ
phượng Người bất cứ lúc nào, bất
kỳ ở đâu hay hoàn cảnh nào và từ đó lãnh
được mọi ơn phúc cần thiết cho
cuộc sống… Thánh Giáo phụ Ambrôxiô giảng : “Chúa
dạy rằng : “Khi anh cầu
nguyện thì hãy vào buồng khóa cửa lại…”(Mt 6.6), nhưng
bạn hãy hiểu cho rõ, không muốn nói đến cái
buồng có bốn bức tường giam thân thể
bạn trong đó, đây là cái buồng tâm hồn… Cái
buồng cầu nguyện này luôn ở liền với
bạn khắp mọi nơi, và ở bất cứ
đâu, nó là một nơi kín đáo chẳng ai chứng
kiến trừ một mình Thiên Chúa (là Đấng có mặt
và thấu suốt cả nơi kín ẩn).” (Bài Kinh Sách, Mùa
thường niên, Tuần 27, Thứ hai).
3.-
Trong Đền thiêng đó, chúng ta sẽ thờ phượng
như thế nào ?
-
Thánh Phaolô đã toát yếu việc thờ phượng này
trong đoạn thư tuyệt vời và ý nghĩa sâu sắc
sau đây : “Vậy
hỡi anh em, nhân vì lòng thương xót của Thiên Chúa, tôi
khuyên anh em: hãy hiến dâng thân mình anh em làm lễ tế sống,
thánh thiện, đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là sự thờ
phượng thiêng liêng của anh em.” (Rm 12.1).
Thánh
Thư nói rõ : Sự
thờ phượng thiêng liêng của chúng ta là một tế
lễ sống : xưa, người ta dâng tiến các lễ
vật đã bị giết chết (tế sát) rồi
hỏa thiêu hóa thành khói hương bay lên cho thần linh
hưởng. Đó là những lễ tế chết.
Nay Thánh Thư dạy chúng ta hiến dâng thân mình ta còn
đang sống đây, cùng với mọi việc của
cuộc sống : từ những việc đạo đức
như đọc kinh, lần hạt, xưng tội, chịu
Lễ v.v… cho chí những việc vật chất như
ăn uống, vui chơi, ngủ nghỉ... Có thể tạm
gồm tất cả những việc thờ ấy dưới
một danh từ là : một
sự thờ phượng hiện sinh !
Phải thú
nhận rằng, nói lý thuyết như trên thì rất hay và rất
dễ, chứ trong thực tế,
cách chung người VN chúng ta quen sống cụ thể, phải
có gì thấy được, nghe được, sờ mó
được. Đi đạo và thờ phượng
Chúa thì cũng vậy : phải có Nhà Thờ, có cha, có cố,
có lễ nghi, kinh kệ, có chuông trống, rước xách
v.v…chứ không quen sống với một Đền Thờ
thiêng liêng vô hình như vậy. Vì thế, muốn cho họ
sống được đạo lý này, cần phải dầy
công dạy bảo và tập luyện cho họ.
Hồi sau giải phóng (1975),
nhiều gia đình buộc phải đi đến vùng
“kinh tế mới”, họ lo lắng đến hỏi linh
mục : “Cha ơi, ở đó không có nhà thờ, không có cha…
làm sao chúng con giữ đạo được ?” Linh mục an ủi : “Anh chị
em hãy tin là Chúa Giêsu mới chính là Mục tử coi sóc anh em,
như Chúa đã phán : “Ta là Mục
tử tốt lành, Ta thí mạng sống cho chiên được
sống” (Ga 10.11,15). Ngài sẽ coi sóc, dạy dỗ, bảo
vệ anh chị em.” Nghe lời linh mục an ủi thì cứ
nghe, nhưng dường như không mấy tin tưởng.
Biết được nhu cầu ấy, nên
các linh mục luôn luôn lo làm nhà nguyện, nhà thờ ở
những nơi có giáo hữu. Chỉ có điều các ngài
lại cứ muốn giáo hữu đến nhà thờ
cho đông, cho sầm uất nên quên hay lơ là việc
nhắc nhở và tập cho họ biết thờ
phượng Chúa trong Thần Khí và Sự Thật, và
biết thờ phượng hiện sinh trong đền
thiêng như trên đã nói.
Lối giữ đạo coi việc đi
Nhà Thờ là yên tâm làm đủ bổn phận, và đánh
giá người nào siêng đi Nhà Thờ là sốt sắng,
đạo đức, lối giữ đạo đó
rất có nguy cơ tiềm tàng tách đôi đời
sống đạo: đạo trong Nhà Thờ, ngoại
đạo trong đời sống ! Không hiếm thấy
những người đi Nhà Thờ theo kiểu đó, khi
về cuộc sống đời thường, cách
sống cũng như cách đối xử với tha nhân
thì lại hoàn toàn khác, vẫn ăn gian nói dối, giận
dữ, nóng nảy, chửi thề, cờ bạc, trăng
hoa trai gái, nhậu nhẹt say sưa, làm ăn phi pháp, bán
rẻ lương tâm, miễn sao có tiền là
được, cho dù việc làm của mình có độc
hại cho môi trường, cho hàng xóm, láng giềng, mặc
kệ…Có người đi Lễ, chịu Lễ mỗi ngày,
nhưng mở quán bia ôm đèn mờ... ; mở lò heo ngay sát
vách nhà người khác, đêm đêm xuống xe heo,
giết heo, heo rống, la hét, cãi nhau inh ỏi, làm hàng xóm
mất ngủ : Kệ ! Ta làm ăn mà ! Có người
lại mở lò đun muối, lò bánh mì, lò nấu gang,
nấu nhôm hàn xì…chen ngay giữa nhà dân cư, mặc kệ
cho khói độc, khí độc, nước độc làm
ô nhiễm môi trường ; có người còn trực
tiếp làm những việc hại sức khoẻ
đồng bào… như bán tôm phải bơm rau câu cho nó
nặng, nuôi heo cho ăn chất tăng trọng, bán cá thì
phải ướp urê cho nó tươi…, thôi khỏi cần
kể thêm, báo đài vẫn rả rích nói hoài…
Nhưng
đáng ngại nhất là khi làm như thế họ
thường tự biện hộ rằng : biết làm
như vậy có hại, nhưng mọi người
đều làm, nên một mình không thể lội
ngược dòng để rồi phải ế ẩm lỗ
lã, như thế thì vợ con sẽ chết đói !
Tích truyện
Có hai khách
bộ hành lỡ đường, đêm đến
phải vào ngủ trong một cái miếu hoang nổi
tiếng nhiều yêu tinh, ma quái. Bầu khí âm u, lạnh
lẽo, tối tăm, lại càng làm họ sợ hãi.
Người bạn ngoại đạo mới nói với
người có đạo rằng :
- Tôi sợ quá, anh làm ơn cho tôi
mượn cây thánh giá anh đeo ở cổ cho tôi bớt
sợ.
Nể
bạn, anh có đạo gỡ đưa cho bạn
mượn. Một hồi lâu sau, hai người cùng
ngủ thiếp đi vì mỏi mệt. Trời về
khuya, có yêu tinh xuất hiện, nó rờ vào cổ
người có đạo để hút máu, bỗng nó
thốt lên:
- Người này có trong mà không có
ngoài.
Nó sang qua
người kia, cũng sờ vào cổ, đụng
đến cây thánh giá, nhưng nó vui mừng reo lên :
- A ! Đây rồi ! Người này
chỉ có ngoài mà không có trong!
Với người thứ nhất, nó muốn nói :
người này là Kitô hữu đích thật, tuy ở ngoài
không có dấu gì. Với người thứ hai, nó có ý nói :
người này, tuy mang cây thánh giá bên ngoài, song trong lòng không
có đức tin, đức mến, không đích thực là
người Kitô hữu. Nó có thể hút máu ăn thịt.
'U'
|