Tình yêu
vượt ra khỏi mối hỗ tương.
(Trích từ ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’ –
Achille Degeest)
Khi đề
nghị một buổi lễ đọc một
đoạn Phúc Âm, Giáo Hội ao ước cho ta làm quen
với giáo huấn, lối nhìn, cách suy nghĩ, sứ
điệp của Chúa Giêsu. Ít nhất người ta cũng có
thể nói một điều: là Chúa Giêsu đi ngược
lại các phản ứng thuộc bản năng của
con người. Không chống lại sự ác
nghiệt và yêu mến kẻ thù, đó không phải là
những khám phá của sự khôn ngoan sơ đẳng
của bản tính nhân loại. Sự táo bạo kêu
mời con người thực thi tình yêu hoàn hảo,
chỉ có thể xuất phát từ Con Thiên Chúa, Đấng
đã nêu gương về một mức độ tình yêu
như thế. Nếu Người dám xin ta yêu
mến thù địch ta, là vì Thiên Chúa đã yêu loài
người trước hết, ngay trong khi họ còn
chống lại Người, còn nằm trong tội
lỗi. Thiên Chúa chứng tỏ tình yêu Người
đối với ta: ấy là khi ta còn tội lỗi,
Đức Kitô đã chết cho ta (Rm 5,8).
Có những triết thuyết, những tổ
chức tôn giáo ngoài Kitô giáo đôi khi đã xích lại
gần sự đòi hỏi của Chúa Giêsu nhưng không
hề đạt tới được. Phúc Âm
quả là một chóp đỉnh duy nhất mà chỉ Thiên
Chúa của Đức Giêsu Kitô dám xin ta leo
lên. Tình yêu đối với thù địch
nằm ở chóp đỉnh ấy. Giới răn
của Chúa Giêsu buộc ta không được giản
lược tình yêu vào trình độ của mối hỗ
tương, trao đổi không vươn xa hơn. Tình yêu tuỳ thuộc ở một sự trao
đổi là một tình yêu mong manh. Trái
lại, tình yêu mà phát xuất từ sâu thẳm của
hữu thể là một sức vọt mạnh mẽ,
chỉ lấy tự do mình làm giới hạn. Mà
chiến thắng của cái tự do ấy, chính là ở
chỗ nó quyết định yêu thương, cả khi
gặp cản trở, tức bị từ chối. Chúa nêu
gương cho ta về điều này:
1) Chúa muốn
điều hay cho những kẻ muốn làm hại
Người. Người chịu khổ,
chịu chết để những ai bắt Người
phải khổ, phải chết được hết
đau khổ và chết chóc. Trước
sự từ chối tuyệt đối của con
người không đáp lại tình yêu – (trước sự
từ khước một mối hỗ tương), Chúa
vẫn duy trì quyết định tuyệt đối là
thương yêu.
2) Tình yêu ấy
mặc khuôn mặt của lòng tha thứ. Tình yêu theo Thiên Chúa biết nhìn từ bên trong. Tha
thứ là một sự sáng suốt của tình yêu. Lạy Cha, xin tha cho họ, vì ho không biết mình
làm gì. Người tự coi là kẻ thù của ta,
họ vâng theo những động
lực nào? Có lẽ họ là nạn nhạn của sự
dốt nát, của những sức mạnh tối tăm
làm chủ họ, của tính tình v.v… Không ai nói
phải khuyến khích lòng độc dữ của họ,
nếu họ tỏ ra nguy hiểm. Điều
cấm làm, là trả thù. Điều phải làm theo là yêu mến họ, dầu sao đi
nữa, và ao ước sự tốt lành cho họ.
Điều này có thể đòi hỏi một sức
mạnh tinh thần gần như là khí phách anh hùng. Phải
biết thưa với Chúa rằng, nếu Người
đòi hỏi phải nên anh hùng, thì Người cũng
phải ban đủ sức làm anh hùng.
|