Tự do và
trách nhiệm –
ĐGM Giuse Vũ Văn Thiên
Tự do lựa chọn một quyết
định và gánh trách nhiệm về quyết định
của mình, đó là đặc tính căn bản làm cho con
người khác biệt với mọi loài tạo vật
khác. Thiên Chúa sáng tạo con người không giống như
một chiếc máy cho ra lò hàng loạt sản phẩm cùng
một mẫu mã như nhau. Ngài tạo dựng con
người mỗi cá nhân đều khác biệt và cho
họ có tự do để lựa chọn giữa
điều tốt và điều xấu. Tác giả sách
Huấn Ca đã dùng một hình ảnh đơn sơ
dễ hiểu: Đức Chúa đặt trước
mặt con người lửa và nước, nếu
muốn gì thì giơ tay mà lấy;
Đức Chúa đặt trước mặt họ
cửa sinh và cửa tử… Người không truyền
cho ai ăn ở thất đức,
cũng không cho phép ai phạm tội (Bài đọc I).
Nếu Thiên Chúa ban cho con người có
tự do, là để họ dùng tự
do ấy một cách đúng mức và để họ có
trách nhiệm về những việc mình làm. Vì con
người hay lạm dụng tự do,
nên Chúa đã thiết lập lề luật làm nền
tảng để lượng giá một hành động
của họ. Lề luật của Thiên Chúa
là mẫu mực cho mọi lề luật của loài
người, nên luật đó có giá trị ưu tiên.
Mọi dân luật đều phải dựa trên luật
của Thiên Chúa đã khắc ghi vào lương tâm con
người.
Chúa Giêsu đã quả quyết, luật
căn bản nhất mà con người phải tuân
giữ, đó là luật yêu thương. Bài Tin Mừng hôm
nay chứa đụng giáo huấn rất phong phú về
nội dung này. Không thể viện cớ một luật
lệ hay một tập quán thế tục để hành
động ngược với giới luật yêu
thương. Khởi đi từ luật yêu
thương này, người ta mới có thể xây dựng
tình bằng hữu, đạo gia đình và tình nghĩa phu
phụ.
Chúa Giêsu đến để
kiện toàn lề luật của Cựu Ước.
Hơn thế nữa, Người mặc cho lề
luật một giáo trị cao siêu hơn. Nếu
luật Cựu Ước quy định kẻ sát nhân
phải ra tòa, thì luật Tân Ước, những ai giận
ghét anh chị em mình hoặc chửi mắng rủa xả
họ với những lời thóa mạ, thì đã đáng
hình phạt hỏa ngục trầm luân. Những
quy định của luật Tân Ước nhằm
bảo vệ và cổ võ thực thi bác ái giữa những
người đồng loại. Trong Giáo huấn
của Chúa Giêsu, luật yêu thương không chỉ
dừng lại ở những cấm đoán, nhưng còn
tiến xa hơn bằng những lời khuyên làm việc tốt
cho tha nhân, đến mức yêu tha nhân như chính mình.
Để giáo huấn của mình có độ xác tín,
Đức Giêsu đã làm gương cho chúng ta noi theo qua việc rửa chân cho các môn đệ
và nhất là qua cái chết trên thập giá.
Để có thể hành động đúng
với ý Chúa và để có thể thực thi
được đức bác ái hoàn hảo, một
điều kiện căn bản là mỗi chúng ta phải
khiêm tốn nhìn nhận vị trí và khả năng của
mình trong cuộc sống hiện tại. Nghịch
lại đức khiêm tốn là kiêu ngạo. Người kiêu ngạo thường lấy mình
làm tiêu chuẩn để đoán xét người khác. Họ coi mình là trung tâm vũ trụ, nên hành
động và quyết định mà không nghĩ
đến quyền lợi và phẩm giá của anh chị
em mình. Kiêu ngạo bao nhiêu cũng
chẳng đủ; khiêm tốn bao nhiêu cũng chẳng
thừa. Lối sống khiêm hạ là
phương pháp Đức Giêsu đã dùng để cứu
độ trần gian. Đối
với mỗi tín hữu chúng ta, khi khiêm nhường là
chúng ta nên giống Đức Giêsu và như thế chúng ta có
thể sống đức yêu thương như
Người truyền dạy.
Sống như một
người có trách nhiệm cần phải có ơn Chúa,
nhất là ơn khôn ngoan. Thánh Phaolô mời gọi chúng
ta hãy hành xử theo sự khôn ngoan
đích thực, chứ không phải lẽ khôn ngoan theo quan
niệm thế gian. Lẽ khôn ngoan này là chính Đức
Giêsu, Đấng đã đến để chỉ cho chúng
ta con đường về quê trời.
“Hễ ‘có’ thì phải nói ‘có’, ‘không’ thì
phải nói ‘không’; thêm thắt điều gì là do ác quỷ”.
Một điều xem ra quá đơn giản và dễ dàng
mà chúng ta không phải lúc nào cũng áp dụng
được. Cuộc sống này vẫn còn những tranh
cãi bất hòa và căng thẳng, vì chúng ta thường có
khuynh hướng nói ngược lại: ‘có’ lại nói
‘không’ và ‘không’ lại nói ‘có’.
Con người không phải là một ốc
đảo trong đại dương mênh mông là cuộc
đời này. Mỗi cá nhân là một người có tự
do và có trách nhiệm. Nên thánh chính là biết sống quân bình
giữa tự do và trách nhiệm trong mối tương
quan với Chúa và với anh chị em. Xin Chúa cho chúng ta
biết sử dụng tự do để lo phần
rỗi bản thân và góp phần đem lại hạnh phúc
cho đồng loại.
|