Chiếu
ánh sáng của
chúng ta khi cần.
(Trích trong ‘Mở Ra Những Kho Tàng’ - Charles E. Miller)
Trong một cuộc phỏng vấn Đức Giáo
Hoàng Gioan Phaolô II, một phóng viên đã hỏi ngài: “Đức
Thánh Cha cầu nguyện cho những ai và cho điều gì?”
Đức Thánh Cha trả lời bằng việc trích
dẫn đoạn văn mở đầu trong Hiến
Chế về Giáo Hội trong thế giới ngày nay của
Công đồng Vatican II. Đoạn văn ấy như
sau: “Sự vui mừng và hy vọng, đau buồn và lo âu
của con người thời đại này, đặc
biệt là những người nghèo hay những
người bị bách hại, cách nào đó là niềm vui và
hy vọng, đau buồn và lo âu của những
người theo Chúa Kitô” (Bước qua ngưỡng
cửa hy vọng, số 20).
Thật ra Đức Thánh Cha đã trả lời câu
hỏi không chỉ như ngài là một Giáo Hoàng mà với
tư cách là một người Công giáo, một
người theo Chúa Kitô, giống như
mọi người chúng ta. Chắc chắn
những lời cầu nguyện của Đức Thánh Cha
cũng sẽ là của chúng ta nữa. Dĩ
nhiên cầu nguyện phải dẫn tới hành
động và hành động tương quan với tha nhân
nữa.
Biến lời cầu nguyện thành hành động
là giáo huấn của tiên tri Isaia trong Thánh Lễ hôm nay: “Hãy
chia bánh với người đói, cung cấp chỗ cư
trú cho kẻ bị áp bức và không nhà. Mặc
quần áo cho kẻ mình trần khi thấy họ,
đừng xoay lưng lại với những khốn
khổ đang xảy ra”. Những
lời cảm động này muốn nói tới những
người Do Thái bị lưu đày, họ trở
về sau khi thoát ách nô lệ ở Babylon. Họ tìm thấy
quê hương họ đã bị xâm chiếm bởi
một dân tộc khác, một dân không chia sẻ cùng một
tôn giáo hay nền luân lý của họ. Họ
cảm thấy mình như là một dân tộc thiểu
số trong một khu vực thù địch.
Chúng ta không giống như họ nơi xã hội
của chúng ta, những người Công Giáo không phải là
một nhóm người thiểu số, nhưng một
số người đang lớn dần lên chung quanh chúng
ta có vẻ như trái tim họ bị xơ cứng
trước những nhu cầu của người anh em,
ví dụ như những người đói khát, những
dân nhập cư, những người không nhà, những
người nhận trợ cấp xã hội. Các nhu cầu
giúp đỡ sẵn sàng bị loại bỏ như là
việc vô giá trị và không đáng được phục
vụ. Ở một số nơi, tinh
thần này đã thay thế cho sự thương xót.
Những người Công Giáo chúng ta không thoát
khỏi ảnh hưởng của những biến
chứng này. Đôi khi những hiệu
quả thì rất tinh tế mà chúng ta không hề ý thức
đên chúng.
Ngày nay, một số người
nghèo khổ và thích cuộn mình nằm nơi góc tối,
nơi đó họ không bị nhìn thấy. Nhưng Chúa Giêsu đã dạy
chúng ta rằng chúng ta phải chiếu sáng sự tốt
lành của chúng ta trên những người có nhu cầu
để họ không bị quên lãng, tiên tri Isaia đã giúp
chúng ta hiểu những gì Chúa Giêsu muốn nói bằng
việc nói với chúng ta: “Nếu các người rời
khỏi nơi áp bức, sự kết án gian dối và
những bài giảng ác tâm, nếu các ngươi cho
những kẻ đó bánh ăn, an ủi những kẻ
ưu phiền, thì ánh sáng sẽ bùng lên ngay giữa nơi
tối tăm của các ngươi”.
Chúng ta có thể cần tự nhủ phải trở
lại với lối suy nghĩ của người Công Giáo
và hành động theo Đức Kitô, những người
mà niềm vui hay những đau thương, nhu cầu và
những lo âu của họ trong thời đại này,
đặc biệt là của những người nghèo khó
hoặc những người đau khổ là những
người có liên quan đến chúng ta.
Thật ra, tất cả chúng ta đều có
những nhu cầu lớn lao, không có
mức độ tài chánh nào có thể đáp ứng cho
đủ cả. Chúng ta cần Thiên Chúa và ân
sủng của Người. Thiên Chúa không
hề quay mặt đi khỏi chúng ta. Người
hằng nhìn xem chúng ta và đáp trả những lời
cầu xin của chúng ta cách quảng đại,
đặc biệt là lời cầu trong Thánh Lễ.
Người gọi chúng ta ra khỏi tình trạng không nhà
của thế giới trần tục để vào trong nhà
của Người là Giáo Hội. Ở
đây, Người tiếp đón chúng ta bằng những
lời êm dịu và yêu thương trong Thánh Kinh, nuôi
dưỡng chúng ta bằng Thịt và Máu Con của
Người. Có phải chúng ta xứng
đáng với tất cả chuyện đó chứ? Chúng ta làm gì để xứng đáng với
điều đó? Chắc chắn những hồng ân
quảng đại của Thiên Chúa hằng ban xuống trên
chúng ta, sẽ khiến chúng ta đi theo
sự hướng dẫn của Đức Thánh Cha và làm
cho những nhu cầu của tha nhân thật sự trở
nên của chính mình.
|