PHÚC THAY AI CÓ TÂM HỒN
NGHÈO KHÓ --- Suy niệm của
Lm. Thiện Cẩm
Phật Thích
Ca mở đầu bài thuyết pháp đầu tiên tại Bê-na-rét bằng câu: "Vạn sự sự vô thường, vạn sự khổ", nghĩa là mọi sự
đổi thay không ngừng, nên mọi sự
chỉ là khổ. Sinh, lão, bệnh, tử: Con người sinh ra để
rồi già yếu, bệnh tật, và
cuối phải chết. Rõ thật cuộc đời chỉ là bể khổ!
Năm trăm
năm sau, Đức Kitô xuất hiện bên đất Pa-lét-tin, dõng dạc
tuyên bố trong bài giảng
đầu tiên: "Phúc thay ai
có tâm hồn
nghèo khó, vì Nước Trời là của
họ!" (Mt 5,3)
Một người
mang tiếng là bi quan yếm
thế, người
kia lại
bị coi như không tưởng, lạc quan quá cỡ.
Một bên coi đời
là bể khổ, còn một bên lại
nhìn thấy màu hồng trong cái thanh
bạch trống trơn.
Người ta
đã tốn khá nhiều giấy mực và thời giờ
sức lực để nghiên cứu, suy tư, bàn cãi
về hai bài giảng đầu tiên của Đức Phật và của
Đức Giêsu.. Đã có
cả những luận án
trình bày và so sánh hai
bài giảng đó. Tuy nhiên
có lẽ chẳng mấy ai hiểu được
chính xác nội dung ý nghĩa của hai bài
giảng có tính cách ngôn
sứ ấy. Vì thực ra,
cả Đức Phật lẫn Đức Kitô, đều không có chủ ý đề ra một lý thuyết
về vấn đề hạnh phúc và đau
khổ, mà chỉ chia sẻ cho anh
em nhân loại
của các Ngài chính kinh
nghiệm sống của mình. Kinh nghiệm của Đức Phật là kinh
nghiệm của một người đã đạt tới Chân Như, vượt ra ngoài thế
giới vô thường của những đam mê mù quáng,
của sự phân chia đối
kháng; còn kinh nghiệm của Đức Kitô, là kinh
nghiệm của một người thấy được sự tồn tại trong cái mất (x. Mt 10,39), và sự
sống trong cái chết (x. Ga 12,24-25)
Đức Phật
chỉ nói lên cái lý
do, cái nguyên nhân làm cho
người ta khổ, nhưng Người không bao giờ lên
án cuộc
đời, cho nó chỉ là
bể khổ. Đức Kitô cũng không bảo rằng muốn hạnh phúc thì phải là kẻ khố
rách áo ôm.
Do đó, Matthêu đã có lý
khi thêm ba chữ "có tâm hồn"
vào trong câu nói của
Chúa, để xác định cho rõ cái
nghèo hèn nào mới thực
sự đem lại hạnh phúc cho con người.
Trong cuộc
đời, xưa cũng như ngày nay, vào thời
con người còn ăn lông ở lỗ, cũng như trong thời ở khách sạn 5 sao, vẫn luôn luôn diễn ra những cảnh trái khoáy: nhiều người có đủ mọi điều kiện để hạnh phúc, mà thực
tế lại đau khổ khôn lường, còn những kẻ xem ra
bần cùng tăm tối, lại tràn trề hạnh phúc.
Thật ra
ai cũng biết rằng nghèo khó không
đương nhiên là khổ, đã
đành rằng nghèo và khổ
thường đi đôi với nhau. Trái lại, giàu
có cũng không tất nhiên đem lại hạnh phúc cho con người.
Vấn đề hạnh phúc chủ yếu ở cái TÂM.
Bởi thế các bậc
thánh hiền, bằng những ngôn ngữ khác nhau, nhưng
hầu như đều luôn luôn nhất trí trong việc
đề cao đời sống tâm linh.
Chính đó
là lý do tại sao Đức
Giêsu đề cao tâm hồn
nghèo khó, hiền hậu, dám chấp nhận khổ đau, yêu thích
sự chính trực, thương xót đồng loại, trong sạch, và biết xây dựng hòa bình. Thực ra tất cả
những đức tính trên đây
là những đức tính của "người nghèo của Thiên Chúa", của một anawim, theo truyền
thống Kinh thánh. Người nghèo của Thiên Chúa, không
phải là người có đời sống vật chất khó khăn túng
quẫn, mà là kẻ trước
hết hoàn toàn tin tưởng phó thác cậy
trông nơi Chúa, biết sống cho Người và cho anh em
đồng loại của mình, lấy Chúa làm gia nghiệp,
và luôn luôn
sống trong tình liên đới
với anh em đồng loại, thực thi điều răn trọng nhất là mến
Chúa yêu Người.
Nói theo
Đông phương chúng ta, thì
hạnh phúc chủ yếu ở chỗ thực hiện được sự hòa điệu
giữa lòng mình với lòng Trời, giữa lòng mình với lòng người, nghĩa là sống
sao cho hợp
lòng Trời và lấy lòng
của trăm họ làm lòng
mình, "dĩ bách tánh tâm
vi tâm" (ĐĐK XLIX,1).
Theo truyền
thống Ấn Độ nói chung và Phật
giáo nói riêng, hạnh phúc là sukha,
đó là tình trạng giống như tình trạng của một bánh xe, mà
trong đó mọi sự ăn khớp với nhau: vành xe, ổ trục và các
đũa xe đều tốt và nằm đúng
vị trí, hòa hợp với
các thành phần khác, do đó mà bánh
xe chạy trơn tru. Còn đau khổ
là dukha, đó là tình
trạng một bánh xe trục trặc, vì có những
thành phần hư hỏng hay không ăn khớp
với những thành phần khác.
Nói tóm
lại, không ai sướng khổ một mình hay chỉ tại mình, mà tất cả
chúng ta liên đới và chịu trách
nhiệm về hạnh phúc cũng như đau khổ của nhau. Vì thế mà trong
Tám mối phúc thật, Đức Giêsu cho thấy hạnh phúc của chúng ta tùy thuộc
vào mối tương quan ba chiều giữa chúng ta với Thiên
Chúa, và giữa chúng ta với anh
em đồng loại.
|