MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Mồng Hai Tết, Kính Nhớ Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ
Chủ Nhật, Ngày 29 tháng 1-2017

MỒNG HAI TẾT, KÍNH NHỚ TỔ TIÊN ÔNG BÀ CHA MẸ

Mt 15, 1 – 6

1. Ghi nhớ: Ngươi  hãy thờ  cha kính mẹ; kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử. (Mt 15, 4).

2. Suy niệm: Mọi người được sinh ra đều có ông bà, cha mẹ. thảo kính cha mẹ mình là điều rất hợp lẽ tự nhiên, vì cha mẹ đã có công sinh thành dưởng dục ta. Thảo hiếu là yêu thương, giúp đỡ và cầu nguyện cho ông bà, cha mẹ khi các ngài còn sống cũng như khi đã qua đời.

Trong mười điều răn Chúa ban, sự thảo kính được đặt ở điều thứ tư sau việc tôn thờ Chúa; cho thấy bổn phận hiếu thảo với ông bà cha mẹ mình là điều rất quan trọng. Vậy, tôi đã sống thảo hiếu như thế nào ?

3. Sống Lời Chúa: Sống hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

4. Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin thương ban cho cha mẹ con sự bình an của Chúa, để các ngài luôn sống vui tươi bên con cái và giúp con luôn sống hiếu thảo, để mai sau chúng con sẽ được sum hợp với Chúa Cha trên trờ Amen.

TẾT NGUYÊN ĐÁN – NĂM ĐINH DẬU

Mồng Hai : Kính nhớ Tổ Tiên và Ông Bà Cha Mẹ

Mt 15,1-6 hoặc Lc 1,67-75

✠ Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

1 Khi ấy, có mấy người Pha-ri-sêu và mấy kinh sư từ Giê-ru-sa-lem đến gặp Đức Giê-su và nói rằng : 2 “Sao môn đệ ông vi phạm truyền thống của tiền nhân, không chịu rửa tay khi dùng bữa ?” 3 Người trả lời : “Còn các ông, tại sao các ông dựa vào truyền thống của các ông mà vi phạm điều răn của Thiên Chúa ? 4 Quả thế, Thiên Chúa dạy : Ngươi hãy thảo kính cha mẹ, và kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử. 5 Còn các ông, các ông lại bảo : ‘Ai nói với cha với mẹ rằng : những gì con có để giúp cha mẹ, đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi, 6 thì người ấy không phải thờ cha kính mẹ nữa’. Như thế, các ông dựa vào truyền thống của các ông mà huỷ bỏ lời Thiên Chúa.”

4. Kính Nhớ Ông Bà Tổ Tiên

I. Ý NGHĨA BA NGÀY TẾT

Theo tục lệ Việt nam, ngày Tết là ngày con cháu dù ở nơi xa cũng xum họp cùng gia đình để chúc tuổi mới ông bà cha mẹ. Đồng thời nói lên lòng yêu mến, biết ơn của con cháu đối với các bậc tiền bối.

Giáo hội Việt nam cùng đồng hành với dân tộc cũng muốn đề cao ba ngày Tết để giúp giáo dân thánh hóa ngày Tết với ý chỉ:

* Mùng một : cầu bình an cho năm mới.

* Mùng hai: kính nhớ ông bà tổ tiên.

* Mùng ba: thánh hoá công việc làm ăn.

Hôm nay mùng hai Tết, Giáo hội muốn cho giáo dân tỏ lòng hiếu thảo đối với ông bà tổ tiên bằng cách dâng thánh lễ đặc biệt để cầu cho các ngài còn sống hay đã qua đời, tuy đã khuất nhưng còn luôn ở bên cạnh chúng ta.

II. ĐẠO HIẾU CỦA TA

1. Luật của Chúa.

Hằng tuần chúng ta vẫn đọc kinh Mười điều răn Đức Chúa Trời, khi đọc đến giới răn thứ bốn, ta nhớ ngay đến nghĩa vụ phải thảo kính cha mẹ. Thảo kính cha mẹ là gì? Thưa là phải yêu mến, biết ơn, vâng lời và giúp đỡ cha mẹ khi còn sống và khi đã qua đời. Ta phải hiếu thảo ngay cả khi cha mẹ đã qua đời, vì tuy các ngài đã khuất nhưng vẫn còn ở bên chúng ta.

2. Chữ hiếu của người Á đông.

a) Người Á đông đề cao chữ hiếu, coi như cội rễ của mọi đức. Người con bất hiếu là người con bỏ đi, và tội nặng nhất là tội “bất hiếu”.

b) Người Phật giáo cũng có một lễ riêng vào ngày rằm tháng bảy, ngày xá tội vong nhân mà ta gọi là lễ Vu lan. Ngày này, người ta có những nghi lễ đặc biết để nhớ đến ông bà tổ tiên.

c) Người ta còn có lệ “cúng cô hồn”, tặng cho các cô hồn thức ăn cho khỏi đói, một nghĩa cử cao qúi đối với những hồn cô đơn không ai nhớ tới. Bên Công giáo chúng ta gọi là cứu giúp các linh hồn mồ côi trong luyện ngục.

3. Sự tử như sự sinh.

Những người thờ cúng tổ tiên có vẻ sống gần gũi với ông bà cha mẹ đã khuất. Người ta coi “sự tử như sự sinh” (phụng dưỡng người chết cũng như người sống). Do đó, người ta khấn vái, nói chuyện với cha mẹ đã chết giống như nói chuyện với người còn sống. Họ dâng cho cha mẹ hoa quả, nén hương, thậm chí cả mâm cơm để tỏ tấm lòng thành với các ngài.

Truyện: Đôi đũa thứ năm.

Bác Năm Hớn có một vợ và hai con. Chẳng may vợ mất sớm. Một hôm bác mời cha Piô Ngô phúc Hậu đến dùng cơm với bác. Trong mâm chỉ có bốn người mà sao lại thắp những 5 đôi đũa bát. Cha Hậu ngạc nhiên hỏi:”Bát đũa này dành cho ai”? Bác trả lời:”Dành cho vợ bác”. Tuy vợ bác đã khuất nhưng bác vẫn mời vợ về cùng dùng cơm.

III. Ý NGHĨA NGÀY MÙNG HAI TẾT

Giáo Hội Việt nam luôn đồng hành với dân tộc, không những phải giữ lấy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn nâng cao lên, cho nó một ý nghĩa cao qúi. Vì thế, Giáo hội Việt nam muốn dùng ngày mùng hai Tết để chúng ta kính nhớ ông bà tổ tiên, vì

Người ta có cố có ông,

Như cây có cội, như sông có nguồn. (ca dao)

Không có ông bà tổ tiên thì không có ta, tất cả những cái ta có là do ông bà cha mẹ để lại. Không ai đuợc quên công ơn lớn lao đó:

Ai mà phụ nghĩa quên công,

Thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm (ca dao)

Truyện: Con kiện mẹ.

Tại bang New Jersey bên Hoa kỳ, một bà mẹ 78 tuổi bị đứa con trai kiện vì bà không trả tiền công cho chàng đã sửa chiếc xe vận tải của bà.

Bà đã đệ đơn tố ngược lại con mình, với đề nghị là chàng phải bị đánh đòn vì lúc chàng còn nhỏ, bà đã không áp dụng câu:”Thương con cho roi cho vọt”.

Trả lời đơn người con trai kiện mình, bà đã viết:”Nguyên cáo mắc nợ bị cáo 40 năm phục dịch của một người mẹ, một người giữ em, một người giúp việc nhà, một nhà tâm lý để cố vấn khuyên bảo… Tất cả những dịch vụ trên nguyên cáo đã không trả tiền công cho bị cáo”.

Bà mẹ viết tiếp:”Như một người mẹ, nếu luật pháp cho phép, tôi sẽ công khai đánh con tôi, những roi vọt cần thiết cho nó mà tôi đã không dành cho nó lúc nó còn bé. Nếu pháp luật không cho phép mẹ đánh con, thì xin tòa hãy cử một nhân viên ngành tư pháp đánh đòn để sửa trị con tôi”.

(R.D. Warhreit, Ánh sáng hy vọng, tr 226)

Ngược lại câu truyện cười ra nước mắt trên đây, một PHONG TRÀO vô danh đã gợi ý các thành viên mình suy nghĩ về câu châm ngôn:”Những cụ già là một hồng ân”, với những tư tưởng như sau:

Phúc cho anh chị khi hiểu rằng tay tôi đã khởi sự run rẩy và chân tôi bắt đầu yếu dần.

Phúc cho anh chị khi nhớ rằng tai tôi không còn nghe rõ như xưa và dù muốn hay không những người lớn tuổi cũng phải chấp nhận câu:”Trẻ khôn ra, già lú lại”.

Phúc cho anh chị nếu biết rằng mắt tôi không còn sáng được như xưa.

Phúc cho anh chị nếu không giận dữ vì tôi đánh rơi một cái tách đắt tiền, khi tôi năm lần bảy lượt thuật lại cùng một câu truyện.

Phúc cho anh chị nếu anh chị biết trao cho tôi những nụ cười thông cảm, nếu anh chị hỏi tôi về quãng đời quá khứ, những kinh nghiệm của tuổi thanh xuân, nếu anh chị hiểu được những dòng nước mắt cô đơn của tôi, nếu anh chị dành cho tôi chút tình yêu thương
kính trọng.

Phúc cho anh chị nếu ở lại với tôi thêm giây lát dù trời sắp tối.

Phúc cho anh chị nếu nắm lấy tay tôi khi tôi phải giã từ cõi đời để một mình đi vào bóng đêm, bóng đêm của sự chết.

Phải, phúc cho anh chị, vì khi lên thiên đàng, tôi sẽ thắp cho anh chị những vì sao.

KẾT LUẬN

Chúng ta có hiểu câu thành ngữ tha thiết và trách móc này không:

Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng,

Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày.

Để dễ dàng lấp đầy hố sâu chia cách hai thế hệ, giới trẻ chúng ta phải ghi nhớ công ơn sinh thành của cha mẹ mà giữ trọn chữ hiếu. Đấy là bài học hữu hiệu để giữ được mãi trong xã hội chúng ta nét đặc thù mà xã hội Âu Mỹ đã đánh mất từ lâu.

Hôm nay chúng ta hãy làm hai việc khẩn thiết trong ngày kính nhớ ông bà tổ tiên

1. Sốt sắng hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho các ngài vì Thánh lễ là một phương thế hiệu nghiệm nhất chúng ta có thể kéo ơn Chúa xuống cho ông bà cha mẹ chúng ta khi các ngài còn sống cũng như đã qua đời.

2. Khơi lại lòng hiếu thảo của chúng ta đối với các ngài bằng những việc làm cụ thể nhất là trong những ngày Tết này. Hãy ghi nhớ lại điều răn Chúa đã dạy chúng ta trong kinh Mười điều răn:”Thứ bốn thảo kính cha mẹ”.

Ơn ai một chút chớ quên,

Phiền ai một chút để bên cạnh lòng. (Ca dao)

 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Một Nơi Được Ma Quỉ Yêu Thích Trú Ngụ (1/30/2017)
Suy Niệm Ngày Mùng Ba Tết: Thánh Hóa Công Việc Làm Ăn (1/30/2017)
Người Kitô Hữu Là Muối Đất Và Là Sự Sáng Thế Gian, Lm Antôn Nguyễn Văn Độ (1/30/2017)
Một Nơi Được Ma Quỉ Yêu Thích Trú Ngụ (1/30/2017)
Công Lao (mồng 3 Tết – Thánh Hóa Công Việc) (1/30/2017)
Tin/Bài cùng ngày
Mối Phúc Thứ Nhất. (trích Trong ‘niềm Vui Chia Sẻ’) ----- (1/29/2017)
Mối Phúc Thật – Đtgm. Ngô Quang Kiệt. (1/29/2017)
Khó Nghèo. (1/29/2017)
Hãy Vui Mừng. (trích Trong ‘manna’) (1/29/2017)
Mồng Hai Tết (mt 5, 1-12) Chúa Nhật 4 Năm A, Lm Jos Tạ Duy Tuyền (1/29/2017)
Tin/Bài khác
Mùng 2 Tết: Cho Tròn Chữ Hiếu Mới Là Đạo Con (1/28/2017)
Hạnh Phúc Khi Trao Ban – Lm. Jos. Tạ Duy Tuyền ----- (1/28/2017)
Hạnh Phúc – Lm. Nguyễn Ngọc Long (1/28/2017)
Hạnh Phúc Ơi, Mi Là Gì? (suy Niệm Của Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa) (1/28/2017)
Hạnh Phúc Là Tình Yêu Và Là Sự Sống (suy Niệm Của Lm Giuse Nguyễn Hữu An) (1/28/2017)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768