MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: giáo hội hoàn vũ :: đtc phanxicô: bài giảng và huấn từ
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
"mối Nguy Hiểm Là Ở Chỗ Vào Những Lúc Bị Khủng Hoảng Chúng Ta Tìm Kiếm Một Vị Cứu Tinh" (tiếp Theo 3 Đợt Trước Và Hết)
Thứ Bảy, Ngày 28 tháng 1-2017
"Mối nguy hiểm là ở chỗ vào những lúc bị khủng hoảng

chúng ta tìm kiếm một vị cứu tinh"

(tiếp theo 3 đợt trước và hết)


Vấn: Vấn đề ngoại giao của Vatican sẽ sớm vướn tới Trung Hoa hay chăng?

Đáp: Thật vậy, đang có một ủy ban làm việc qua năm tháng với Trung Hoa, họ gặp nhau 3 tháng một lần, lúc thì ở đây lúc thì ở Bắc Kinh. Có nhiều chuyện nói với Trung Hoa. Trung Hoa luôn có một hương sắc nhiệm mầu thật kỳ diệu. Hai ba tháng trước đây họ đã trưng bày ở Bắc Kinh những thứ của Bảo Tàng Viện Vatican, và họ cảm thấy rất hân hoan về việc trưng bày ấy. Năm tới họ sẽ đến Vatican với những thứ trưng bày của họ. 

Vấn: Đức Thánh Cha sẽ sớm đến Trung Hoa phải không?

Đáp: Bao giờ họ ngỏ lời mời tôi. Họ biết điều ấy mà. Ngoài ra, ở Trung Hoa các nhà thờ thì đầy người. Ở Trung Hoa họ có thể tự do thờ phượng.

Vấn: Cả ở Âu Châu lẫn ở Mỹ Châu, những gì dội lại của cuộc khủng hoảng không bao giờ chấm dứt, tình trạng bất quân bình gia tăng, tình trạng thiếu vắng vai trò lãnh đạo mạnh mẽ đang nhường bước cho những nhóm chính trị phản ảnh cái khó chịu của những người công dân. Một số trong họ - được gọi là chính sách phản chống hay dân túy - vớ được cơ hội nhờ những nỗi lo sợ về một tương lai bấp bênh để thực hiện một sứ điệp đầy tính cách bài ngoại và thù ghét đối với người ngoại quốc. Trường hợp của ông Trump là trường hợp đáng kể nhất, thế nhưng xẩy ra cả ở những trường hợp khác nữa như ở Áo hay Thụy Sĩ. Đức Thánh Cha có lo ngại trào lưu này hay chăng?

Đáp: Đó là những gì họ gọi là chủ nghĩa dân túy ở đây. Nó là một từ ngữ mập mờ, vì ở Mỹ Châu Latinh dân túy có một ý nghĩa khác. Ở Mỹ Châu Latinh nó có nghĩa là dân chúng - chẳng hạn các phong trào của dân chúng - là thành phần đóng vai chính. Họ được tổ chức riêng. Khi tôi bắt đầu nghe thấy chủ nghĩa dân túy ở Âu Châu tôi không biết nó như thế nào cho đến khi tôi nhận thấy rằng nó có những ý nghĩa khác. Các cuộc khủng hoảng gây ra lo sợ, gây ra báo động. Theo tôi nghĩ thì trường hợp điển hình nhất về dân túy theo nghĩa Âu Châu của từ ngữ này là ở Đức vào năm 1933. Sau Hindenburg, sau cuộc khủng hoảng 1930, nước Đức bị đổ vỡ, nó cần chỗi dậy, tìm lại căn tính của nó, cần một nhà lãnh đạo, một người có thể phục hồi đặc tính của nó, và có một con người trẻ là Adolf Hitler là người đã nói: "Tôi có thể, tôi có thể". Thế là người Đức bầu cho Hitler. Hitller không cướp giật quyền lực, nhân dân của ông bầu cho ông, để rồi ông hủy diệt nhân dân của mình. Đó là một thứ nguy cơ. Trong những lúc bị khủng hoảng, chúng ta thiếu phán đoán, và đó là một nhắc nhở liên lỉ cho tôi. Chúng ta hãy tìm kiếm một vị cứu tinh có thể cống hiến cho chúng ta căn tính của chúng ta và chúng ta hãy tự vệ bằng những bức tường, bằng hàng rào kẽm gai, bằng bất cứ cái gì, khỏi những người khác là thành phần có thể đánh cắp mất căn tính của chúng ta. Đó là một điều rất trầm trọng. Đó là lý do tôi luôn cố gắng nói rằng: hãy nói chuyện nơi chính các bạn, hãy nói chuyện với nhau. Thế nhưng trường hợp ở Đức năm 1933 là những gì tiêu biểu, một dân tộc bị chìm đắm trong một cuộc khủng hoảng, thành phần tìm kiếm căn tính của mình cho đến khi vị lãnh đạo đầy lôi cuốn của họ xuất hiện và hứa trả lại cho họ căn tính của họ, và ông đã trả cho họ một thứ căn tính méo mó, để rồi chúng ta tất cả đều biết những gì đã xẩy ra. Ở đâu không có trao đổi truyện trò ... Những biên giới có thể được kiểm soát hay chăng? Có chứ, mỗi quốc gia đều có quyền kiểm soát biên giới của mình, người vào kẻ ra, và những xứ sở có nguy cơ bị khủng bố hay những điều giống như vậy thì lại càng có quyền kiểm soát chúng, thế nhưng không một xứ sở nào có quyền làm cho công dân của mình không còn cơ hội để nói chuyện với tha  nân của họ.

 Vấn: Thưa Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha có thấy bất cứ dấu hiệu nào như Đức năm 1933 ở Âu Châu hiện nay hay chăng?

Đáp: Tôi không phải là một chuyên gia, nhưng liên quan tới Âu Châu ngày nay, xin cho tôi chuyển các bạn tới 3 bài nói tôi đã bày tỏ, hai bài ở Strasbourg và bài thứ ba vào dịp nhận giải Charlemagne, giải duy nhất tôi đã nhận vì nó nhấn mạnh nhiều đến tình hình Âu Châu đang trải qua, và tôi đã nhận nó như là một việc phục vụ. Ba bài nói này chất chứa những gì tôi nghĩ về Âu Châu.

Vấn: Phải chăng băng hoại là tội cả thể của thời đại chúng ta đây?

Đáp: Nó là một tội lớn. Thế nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta không được nghĩ về bản thân chúng ta như một trường hợp ngoại trừ về lịch sử. Đã luôn xẩy ra băng hoại. Luôn luôn và ở ngay tại nơi đây. Nếu các bạn đọc về lịch sử của các vị Giáo Hoàng, các bạn sẽ thấy một số gương mù gương xấu tế nhị... Đó là mới chỉ đề cập đến ngôi nhà riêng của tôi thôi chứ nói đến những chỗ khác. Có những tấm gương ở các xứ sở lân cận là nơi không có băng hoại, thế nhưng tôi sẽ vẫn nói đến ngôi nhà riêng của tôi. Đã có băng hoại ở nơi đây. Có nhiều. Chỉ cần nghĩ đến Đức Giáo Hoàng Alexander VI, và Lucrezia với "những thứ trà" bỏ độc của bà. (biệt chú của người dịch: Lucrezia là người con gái thứ 3 trong 4 người con 2 anh trai và 1 em gái, cả 4 đều là con của vị giáo hoàng này trước khi làm giáo hoàng và sau khi làm giáo hoàng ngài mới công khai công nhận cả 4 là con của ngài, trước đó ngài đã khéo léo che giấu).

Vấn: Đâu là những tin tức Đức Thánh Cha nhận được từ Tây Ban Nha? Đức Thánh Cha nhận được phản hồi ra sao về cách thức đón nhận ở Tây Ban Nha đối với sứ điệp của Đức Thánh Cha, sứ vụ của Đức Thánh Cha, hoạt động của Đức Thánh Cha?

Đáp: Cái tôi vừa nhận được từ Tây Ban Nha là một số polvorones (bánh bơ) và turrón de Jijona (kẹo nuga) tôi sẽ chia cho những bé trai.

Vấn: Ha ha. Ở Tây Ban Nha có một cuộc tranh cãi rất sôi động về chủ nghĩa thế tục và tính chất tôn giáo, như Đức Thánh Cha đã biết...

Đáp: Thật sự là rất sôi động...

Vấn: Đức Thánh Cha nghĩ gì về nó? Có thể nào tiến trình của chủ nghĩa thế tục cuối cùng sẽ đẩy Giáo Hội Công Giáo ra rìa hay chăng?

Đáp: Các bạn hãy nói chuyện với nhau. Đó là lời khuyên tôi cống hiến cho hết mọi xứ sở. Xin hãy nói chuyện. Hãy thực hiện một cuộc trao đổi huynh đệ, nếu các bạn cảm thấy có khả năng ấy hay ít là bằng một đường lối dân sự hóa. Đừng xỉ nhục nhau. Đừng lên án trước khi nói chuyện. Nếu, sau khi trao đổi chuyện trò, các bạn vẫn muốn xỉ nhục người khác, cũng được đi, nhưng trước hết phải nói chuyện đã. Nếu, sau khi trao đổi chuyện trò, các bạn vẫn muốn lên án kẻ khác, cũng được đi, nhưng trước hết phải nói chuyện đã. Ngày nay, ở cấp phát triển nhân bản của chúng ta mà chính trị lại không nói chuyện trao đổi thì là chuyện không thể nào tượng tượng nổi. Điều ấy áp dụng cho Tây Ban Nha và nơi khác. Vậy nếu các bạn hỏi tôi lời khuyên cho nhân dân Tây Ban Nha thì tôi xin nói rằng: hãy nói chuyện. Nếu có các vấn đề thì hãy nói chuyện trước đã.

Vấn: Chẳng lạ gì khi những lời của Đức Thánh Cha và những quyết định của Đức Thánh Cha được Mỹ Châu Latinh hào hứng theo đuổi. Đức Thánh Cha thấy miền châu lục này ra sao? Đức Thánh Cha thấy xứ sở của Đức Thánh Cha như thế nào?

Đáp: Cái trục trặc ở đây đó là Mỹ Châu Latinh đang phải chịu những tác dụng - được tôi nhấn mạnh trong Thông Điệp Laudato Si - của một bộ máy kinh tế lấy tiền bạc như vị thần linh chính yếu của mình, và nhắm đến các chính sách bao gồm nhiều thứ loại trừ. Gây ra nhiều khổ đau. Hiển nhiên là Mỹ Châu Latinh ngày nay đang là mục tiêu của một cuộc tấn công mãnh liệt bởi chủ nghĩa tự do kinh tế, thứ chủ nghĩa tôi đã lên án trong Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm khi tôi bảo rằng "nền kinh tế này sát hại". Nó sát hại bằng đói khổ. Nó sát hại bằng thiếu văn hóa. Giòng người di dân không chỉ từ Phi Châu đến Lampedusa hay Lesbos. Giòng người di dân xẩy ra từ Panama đến biên giới Mễ Tây Cơ và Hiệp Chủng Quốc. Dân chúng di tản để tìm kiếm một điều gì đó, vì những chế độ tự do này không cống hiến cho họ cơ hội làm việc và nuôi dưỡng nạn tội ác. Ở Mỹ Châu Latinh có nạn tổ chức tội ác buôn bán ma túy, những thứ ma túy được tiêu thụ ở Hiệp Chủng Quốc và Âu Châu. Họ chế tạo ma túy cho các xứ sở giầu có ở đó, và họ bị mất mạng sống của họ trong tiến trình này. Có những người sẵn sàng làm điều ấy. Ở quê hương của tôi, chúng tôi có một từ ngữ diễn tả họ: cipayos. Nó là một chữ văn chương cổ điển được bao gồm trong thi thơ đất nước của chúng tôi. Cipayo là người bán xứ sở của mình cho quyền lực ngoại bang nào trả giá cao nhất cho họ. Trong lịch sử Á Căn Đình chẳng hạn, bao giờ cũng có một thứ cipayo này nơi thành phần chính trị gia. Hoặc một vai trò chính trị nào đó đáng là những cipayos. Luôn là như thế. Bởi vậy Mỹ Châu Latinh cần phải tự mình tái võ trang với các nhóm chính trị sẽ phục hồi sức mạnh của dân chúng. Mẫu gương lớn nhất đối với tôi là Paraguay thời hậu chiến. Xứ sở này thua Trận Liên Minh Tay Ba và hầu hết đã ở trong tay phụ nữ. Nữ giới Paragua cảm thấy rằng họ cần phải tái thiết quốc gia, bênh vực đức tin của mình, bênh vực văn hóa của mình và bênh vực ngôn ngữ của mình, và họ đã đạt được. Nữ giới Paragua không phải là một tay cipaya, họ bênh vực những gì là của họ, và họ đã tái sinh xứ sở này. Tôi nghĩ rằng họ là thành phần nữ giới vinh quang nhất Châu Mỹ. Đó là một mẫu gương về một người không bỏ cuộc. Về tính chất anh hùng. Ở Buenos Aires có một vùng lân cận trên bờ sông Rio de la Plata, nơi có những con đường mang tên của những người nữ ái quốc, những người nữ đã chiến đấu cho nền độc lập, cho quê hương đất nước của họ. Những người nữ có một cảm quan khá hơn. Có lẽ là tôi quá đáng. Xin chỉnh sửa cho tôi nếu tôi quá đáng. Thế nhưng họ có một bản năng mãnh liệt hơn đối với việc bênh vực quê hương đất nước vì họ là những người mẹ. Họ không phải là những tên cipayas mấy. Họ càng ít có nguy cơ trở thành những tên cipayas.

Vấn: Đó là lý do tại sao thật là đau lòng khi chứng kiến thấy tất cả những bạo động phạm đến những người phụ nữ, một tại họa ở Mỹ Châu Latinh cũng như ở rất nhiều nơi khác...

Đáp: Hết mọi nơi. Ở Âu Châu... Ở Ý chẳng hạn, tôi đã đến thăm những tổ chức cứu vớt những cô gái điếm bị lợi dụng bởi những người Âu Châu. Một người trong số đó đã nói cùng tôi rằng họ đã mua cô ta từ Slovakia ở đằng sau xe. Họ bảo cô ta rằng cô ta cần phải kiếm được bằng này bằng nọ hôm nay, bằng không chúng tao sẽ đánh mày. Họ đánh cô ta. Ở Roma? Các hoàn cảnh của những người phụ nữ này, ở Roma, mới khiếp chứ. Ở cái nhà mà tôi đến thăm, có một người nữ bị cắt mất một tai. Khi các cô không kiếm được đủ thì bị họ hành hạ. Các cô gái này bị gài bẫy bởi nỗi khiếp sợ, thành phần lạm dụng các cô bảo các cô rằng chúng sẽ giết cha mẹ của các cô. Có những người Albany, Nigeria, thậm chí là người Ý. Một điều rất tốt mà hiệp hội này làm đó là ra ngoài đường, tiến đến với các người phụ nữ, và thay vì hỏi cô muốn đòi bao nhiêu, cô cho giá bao nhiêu, thì hỏi: Cô khổ đến thế nào? Rồi đem các cô đến một cộng đoàn an toàn để các cô hồi phục. Năm ngoái, tôi đã đến thăm một trong những cộng đoàn này có những người con gái đang phục hồi, và có hai nam nhân ở đó, hai tình nguyện viên. Một người nữ đã nói với tôi rằng: con đã gặp thấy chàng. Cô ta đã cưới người đàn ông đã giải cứu cô và họ đã hào hứng có một đứa con. Việc sử dụng nữ giới để kiếm lợi lộc là một trong những điều xấu xa nhất đang xẩy ra ngày nay, cả ở Rôma nữa. Đó là thứ nô lệ nữ giới.

Vấn: Đức Thánh Cha có nghĩ rằng sau khi nỗ lực về Thần Học Giải Phóng bị thất bại ở Mỹ Châu Latinh thì Giáo Hội Công Giáo đã bị mất nhiều cho những giáo phái khác và thậm chi là những bè phái? Đâu là lý do xẩy ra như thế?

Đáp: Thần Học Giải Phóng là những gì rất tích cực đối với Mỹ Châu Latinh. Tòa Thánh Vatican đã lên án phần chấp nhận thứ phân tích thực tại của Marx. Đức Hồng Y Ratzinger đã thực hiện hai cuộc điều tra khi ngài còn là Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin. Một về việc phân tích thực tại của Marx. Và lần hai là lần tái phục hồi một vài khía cạnh tích cực. Thần Học Giải Phóng có những khía cạnh tích cực cũng như những sai lệnh, chính yếu là những gì liên quan tới vấn đề phân tích về thực tại của Marx.  

Vấn: Về vấn đề liên hệ của Đức Thánh Cha với Á Căn Đình, trong 3 năm vừa rồi Tòa Thánh vatican đã trở thành một mốc điểm hành hương cho các chính trị gia thuộc đủ mọi mầu sắc. Đức Thánh Cha có cảm thấy mình bị sử dụng hay chăng?

Đáp: Ồ, có chứ. Có người nói: chúng ta hãy chụp hình với nhau, như một lưu niệm vậy, và tôi hứa nó sẽ chỉ để cho tôi sử dụng riêng tư mà thôi, tôi sẽ không phổ biến nó. Thế rồi trước khi họ bước ra khỏi cửa thì nó đã được phổ biến rồi. [Ngài mỉm cười]. Thôi, nếu điều ấy làm cho họ cảm thấy vui thì đó là vấn đề của họ. Phẩm chất là người của họ bị sút giảm đi. Tôi có thể làm gì đây? Đó là vấn đề của họ chứ không phải của tôi. Ở Á Căn Đình luôn có nhiều cuộc du hành, nhưng ngày nay thì việc đến dự buổi triều kiến chung với Đức Giáo Hoàng hầu như là những gì bó buộc. [Ngài cười ra tiếng]. Có những người bạn bè của tôi đến nữa - tôi đã sống ở Á Căn Đình 76 năm - đôi khi là gia đình, các cháu nam nữ. Thế nhưngđúng thế, tôi cảm thấy bị sử dụng. Có những người đã sử dụng tôi, sử dụng các hình ảnh của tôi, sử dụng các lời nói của tôi, như thể là tôi đã nói những điều ấy với họ, và bất cứ khi nào có ai hỏi tôi, tôi luôn đáp lại rằng: đó không phải là vấn đề của tôi, tôi chẳng nói gì với họ hết. Thế nhưng đối với mỗi người thì tùy lương tâm của họ.

Vấn: Một chủ đề thường xuyên là vai trò của giáo dân, nhất là vai trò của nữ giới trong Giáo Hội. Đức Thánh Cha mong muốn họ có được ảnh hưởng lớn hơn, thậm chí là một vai trò nào đó trong việc thực hiện quyết định. Đức Thánh Cha nghĩ rằng Đức Thánh Cha có thể đạt được điều này bao xa nữa?

Đáp: Chúng ta không được nhìn vào vai trò của nữ giới theo quan điểm hành sự, vì như thế, cuối cùng, nữ giới, hay phong trào nữ giới trong Giáo Hội, sẽ trở thành một thứ chủ nghĩa ủng hộ nữ giới thái quá. Khía cạnh hành sự thì cũng chẳng có gì sai. Phó giám đốc văn phòng Báo Chí ở Vatican là một người nữ, giám đốc các Bảo Tàng Viện ở Vatican là một người nữ. Thế nhưng điều mà tôi muốn đó là vì nữ giới cống hiến cho chúng ta ý nghĩ của họ, vì Giáo Hội là người nữ, Giáo Hội là hôn thê của Chúa Giêsu Kitô, và đó là nền tảng thần học về nữ giới. Điều gì quan trọng hơn vào ngày Lễ Hiện Xuống, Đức Trinh Nữ hay là các vị tông đồ? Đức Trinh Nữ. Tuy nhiên, con đường trước mặt vẫn còn xa, và chúng ta cần phải làm việc để nữ giới có thể cống hiến cho Giáo Hội tính chất tươi mới nơi bản chất của họ và ý nghĩ của họ.

Vấn: Ở một số chuyến tông du, Đức Thánh Cha đã nói cùng các chức sắc trong Giáo Hội, cả ở Giáo Triều Rôma lẫn ở các phẩm trật địa phương hoặc ngay cả những vị linh mục và nữ tu nói chung, yêu cầu các vị dấn thân hơn nữa, gần gũi hơn nữa, thậm chí dịu dàng hơn nữa. Đức Thánh Cha thấy các vị ấy nhận lấy lời khuyên như khiển trách này ra sao?

Đáp: Tôi luôn chú trọng đến vấn đề gần gũi, kề cận. Nói chung thì nó được chấp nhận một cách tốt đẹp. Bao giờ cũng có những nhóm chính thống hơn ở hết mọi xứ sở, cả ở Á Căn Đình nữa. Họ là những nhóm nhỏ và tôi trân trọng họ, họ là những người tốt, thích sống đức tin của họ như thế. Tôi giảng dạy những gì tôi cảm thấy Chúa muốn cho tôi giảng dạy.

Vấn: Ở Âu Châu đang gia tăng con số linh mục và nữ tu xuất xứ từ Thế Giới Thứ Ba. Đâu là lý do cho sự kiện này?

Đáp: Một trăm năm mươi năm trước đây, ở Mỹ Châu Latinh, đã có con số linh mục và nữ tu Âu Châu gia tăng, tương tự như ở Phi Châu và Á Châu. Các giáo hội trẻ trung lan rộng. Ở Âu Châu ngày nay không còn sinh sản nữa. Ý quốc ở mức độ dưới không. Tôi nghĩ rằng Pháp quốc hiện nay đang dẫn đầu, nhờ tất cả các thứ luật về tỷ lệ sinh đẻ. Thế nhưng chẳng có sinh sản gì. Tình trạng an sinh ở Ý những năm trước đây đã cắt giảm sinh sản. Tốt hơn thì chúng ta đi nghỉ hè, có một con chó, một con mèo, chúng ta không có trẻ em, và nếu không sinh sản thì cũng không có ơn gọi.

Vấn: Trong các mật nghị hồng y của mình, Đức Thánh Cha đã thiết lập các vị hồng y ở trên khắp thế giới. Đức Thánh Cha muốn mật nghị hồng y tới đây ra sao , mật nghị sẽ tuyển chọn vị thừa kế Đức Thánh Cha? Tâu Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha có nghĩ rằng Đức Thánh Cha sẽ chứng kiến thấy mật nghị hồng y tới đây hay chăng?

(Biệt chú của người dịch: Ở đây vị ký giả này đã hỏi  Đức Thánh Cha Phanxicô một câu thoạt tiên nghe dường như ngớ ngẩn, vì thường vị giáo hoàng tiền nhiệm phải chết rồi mới có vị giáo hoàng kế nhiệm; mà vì giáo hoàng tiền nhiệm chết rồi thì làm sao thấy được mật nghị hồng y bầu vị giáo hoàng kế nhiệm của mình chứ. Tuy nhiên, vị ký giả này hỏi một câu cũng rất chí lý, vì chúng ta đã từng nghe thấy mấy lần Đức Phanxicô nhắc qua đến chuyện ngài có thể về hưu như vị tiền nhiệm của mình. Lần quan trọng nhất và dứt khoát nhất xẩy ra cuối thánh lễ bế mạc Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Balan năm 2016 khi mà chính ngài đã khẳng định rằng ngài không đến tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần tới vào năm 2019 ở Panama là nơi chính ngài đã chọn).

Đáp: Tôi muốn nó phải có tính chất Công giáo. Một mật nghị hồng y Công giáo chọn bầu vị thừa kế của tôi.

Vấn: Đức Thánh Cha sẽ được chứng kiến thấy mật nghị này hay chăng?

Đáp: Tôi không biết. Điều ấy để cho Chúa quyết định. Khi tôi cảm thấy rằng tôi không thể tiếp tục được nữa thì vị đại sư phụ Biển Đức của tôi đã dạy tôi phải làm thế nào rồi. Và nếu Thiên Chúa muốn mang tôi đi trước khi đó thì tôi sẽ thấy nó ở đời sau. Tôi hy vọng rằng không phải từ Hỏa ngục... Thế nhưng tôi muốn nó là một mật nghị Công giáo.

Vấn: Đức Thánh Cha có vẻ rất vui là một vị Giáo Hoàng.

Đáp: Chúa là Đấng tốt lành đã không lấy mất cái tính hài hước tốt lành của tôi.


 http://elpais.com/elpais/ 2017/01/21/inenglish/ 1485026427_223988.html

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Sứ Điệp Phục Sinh (4/17/2017)
Đức Thánh Cha Phanxicô Chủ Tế Và Giảng Lễ Vọng Phục Sinh Đêm Thứ Bảy 15/4/2017 Ở Đền Thờ Thánh Phêrô (4/17/2017)
Đtc Phanxicô: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật Ii Mùa Chay (3/12/2017)
Đức Thánh Cha Phanxicô, Giáo Lý Về Niềm Tin Tưởng Cậy Trông (2/23/2017)
Đức Thánh Cha Phanxicô Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật Iv Thường Niên 29/1/2017 (1/29/2017)
Tin/Bài khác
"mối Nguy Hiểm Là Ở Chỗ Vào Những Lúc Bị Khủng Hoảng Chúng Ta Tìm Kiếm Một Vị Cứu Tinh" (lần Thứ 3 Tiếp Theo 2 Lần Trước) (1/26/2017)
Đức Giáo Hoàng Phanxicô Bài Diễn Từ Tân Niên Với Phái Đoàn Ngoại Giao Chư Quốc --- Thứ Hai Mùng 9/1/2017 (1/9/2017)
Đức Thánh Cha Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Lễ Hiển Linh 6/1/2017 (1/6/2017)
Đức Thánh Cha Phanxicô Giảng Lễ Ba Vua Ngày Thứ Sáu Mùng 6/1/2017 (1/6/2017)
Đức Thánh Cha Phanxicô: Giảng Lễ Mẹ Thiên Chúa Ngày Đầu Năm 1-1-2017 (1/1/2017)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768