Ngư phủ
Hôm nay Chúa Giêsu gọi bốn tông đồ
đầu tiên trong số 12 vị: Simon Phêrô, Andrê, Giacôbê và
Gioan. Đây chính là bước khởi sự
thành lập Giáo Hội với sứ mạng phúc âm hóa.
Một khởi điểm cho sự thành lập mầu
nhiệm Vương Quốc Thiên Chúa như Tông Huấn
Evangelii Nuntiandi của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI gửi cho
thế giới ngày nay: “Giáo Hội có một nhận
thức sâu xa về lời của Đấng Cứu
Chuộc “Ta phải công bố Tin Mừng về
Vương Quốc của Thiên Chúa”.
Năm 1998, tại hội nghị có tên là “Thi Hành Công
Lý” (Doing Justice), một trong những thuyết trình viên
đã dùng bức tượng “Kẻ Nô Lệ Dở Dang”
(Unfinished Slave) hay “Người Tù Tỉnh Thức” (Awakening
Prisoner) của nhà nghệ sĩ vĩ đại Michelangelo
để minh họa cho bài nói chuyện của mình. Bức
tượng miêu tả một con người đang
phấn đấu để được tự do thoát
ra khỏi những giới hạn của một tảng
đá cuội lớn mầu xám. Hình ảnh của con
người được biểu lộ dần dần,
qua những nhát búa đục đẽo đầy ân huệ của người nghệ sĩ.
Nó bùng phá ra khỏi khối đá lao tù
để đi vào sự tự do bằng việc trở
nên làm con người hoàn toàn… Bình phẩm về kiệt
phẩm này, thuyết trình viên đã nói:
“Hình ảnh của người nô
lệ đang được giải thoát này xác
định vị trí của chúng ta trong vai trò căn
bản của Giáo Hội hôm nay: sứ mạng phúc âm hóa
của Giáo Hội… Từ ngữ “phúc âm hóa” được
rút ra từ tên gọi được ban cho một
người nô lệ trong nước Hy Lạp cổ
xưa. Người nô lệ được
giao trọng trách mang tin mừng chiến thắng về cho
dân chúng đang chờ mong ở nhà khi chiến trận
xảy ra. Để đáp lại công lao
loan báo tin mừng chiến thắng này của người
nô lệ, dân chúng ban thưởng cho người nô lệ
ân huệ được tự do”.
Người nô lệ thời Hy Lạp ngày xưa
đã diễn tả cho chúng ta thấy rằng sự
tự do không phải chỉ hệ tại một lời
công bố, nhưng là một sự biến đổi
ở chính bản thân con người. Bản
thân người nô lệ được giải thoát
khỏi sự lệ thuộc, được tự do
chính là Tin Mừng.
Ngay từ ban đầu, các tông đồ đã không
đi theo Chúa với cùng một mục
đích như Chúa muốn. Họ theo Chúa
Giêsu với những tư tưởng, ước mơ,
và dự định riêng tư của mỗi người.
Người muốn bỏ Giêrusalem để
lên Rôma bằng mọi cách. Người khác muốn
nhìn thấy vương quốc Israel được tái tạo theo như dòng tộc của nhà Đavid.
Kẻ muốn ngồi bên hữu Chúa Giêsu trong nước
Giêrusalem mới… Nhưng Ngài đã giúp họ vượt
thoát ra khỏi những ý định riêng tư đó mà mang
lấy sứ mạng làm “ngư
phủ bắt người”, đi rao truyền Tin
Mừng cứu độ của Đức Giêsu Kitô.
Các tông đồ đã trung thành
với sứ mạng của mình. Sách Công vụ Tông đồ
đã nói với chúng ta tất cả những điều
họ đã làm: “Họ chuyên
cần nghe các tông đồ giảng dạy, hiệp thông
với nhau, tham dự lễ bẻ bánh, và cầu
nguyện… Tất cả các tín hữu hợp nhất
với nhau, và để mọi sự làm của chung… Họ đồng tâm nhất trí…”
“Giáo Hội đã gắn bó
với chương trình phúc âm hóa từ trong bản
chất thâm sâu”.
Giáo Hội chỉ có một chương trình, một
sứ mạng, và một mục đích duy nhất: “Trong
Chúa Giêsu Kitô, con của Thiên Chúa làm người, đã
chết, và sống lại từ cõi chết: sự cứu
rỗi được trao ban cho mọi người,
như là một ân sủng và lòng từ bi của Thiên Chúa”.
Và ngày nay, mỗi người Kitô hữu, chúng ta cũng
được mời gọi đến để
tiếp tục bước theo con
đường của Chúa Giêsu đã đi qua và đã
dạy chúng ta.
|