BÀI
LỜI CHÚA 101
KHÔNG TIN VÌ
KHÔNG MUỐN HOÁN CẢI
Trích Tin Mừng Thánh Matthêu
21.23- 32
Sau khi Đức Giêsu
đánh đuổi những người buôn bán trong
đền thờ Giêrusalem, và đang lúc Ngài giảng
dạy, thì các thượng tế và kỳ mục trong dân
đến gặp Ngài chất vấn :
- Ông lấy quyền đâu mà
làm các điều ấy? Ai ban quyền đó cho ông?
Đức Giêsu đáp lại :
- Tôi cũng xin hỏi các ông
một điều thôi. Nếu các ông trả lời
được cho tôi, thì tôi cũng sẽ nói cho các ông hay:
Quyền đâu mà tôi làm các điều ấy. 25 Vậy
phép rửa của Gioan từ đâu đến? Tự
Trời hay tự người ta?
Họ
suy tính với nhau : “Nếu ta nói: Tự Trời, - thì y
sẽ nói vặn lại : Thế sao các ông lại không tin
ông ấy?- 26Còn nếu ta nói: Tự người ta
- thì ta sợ dân chúng, vì mọi người đều coi
Gioan là một tiên tri". Họ mới trả lời
Đức Giêsu:
- Chúng tôi không biết! Nên Ngài nói với họ:
- Thế thì Tôi cũng vậy,
tôi cũng không nói cho các ông biết : Tôi lấy quyền
đâu mà làm các điều ấy….
[…]
Quả thật, tôi bảo các ông, quân thu thuế, lũ gái
điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông. 32Vì
Gioan đã đến chỉ đàng công chính cho các ông,
nhưng các ông không tin ông ấy. Còn quân thu thuế, lũ gái
điếm lại tin (và đã hối cải). Phần các ông khi
thấy vậy, các ông vẫn không chịu hối hận mà
tin ông ấy.
* Đó là lời Chúa !
- Lạy Chúa Kitô ngợi khen
Chúa !
Suy niệm Lời Chúa
Đức Giêsu chỉ là một giáo dân,
không thuộc hàng giáo sĩ như tư tế hay
Thượng tế, mà dám ra tay đánh đuổi những
người buôn bán, được các giáo sĩ Do Thái cho
phép buôn bán trong khuôn viên đền thờ, để họ
thu thuế kiếm lời. Thấy thế các Thượng
tế và Kỳ mục đến chất vấn Đức Giêsu lấy quyền đâu và do ai
cho mà làm một việc động trời và chống
lại hàng giáo sĩ như vậy. Đức Giêsu hẳn
biết việc Ngài làm là do quyền từ trời ban,
nhưng Ngài không trực tiếp trả lời họ, Ngài
vặn lại họ bằng một câu hỏi về phép
rửa của ông Gioan Tẩy giả là do Trời ban
quyền làm hay do người ta, mục đích bắt chính
họ phải nhìn nhận quyền Ngài làm cũng là do
Trời ban.
Nhưng
họ đã thoái thác, không trả lời. Thế là
Đức Giêsu lật tẩy họ : Dân chúng thì tin sứ
mạng rao giảng của Gioan là từ trời sai
đến (Ga 1.6) để kêu gọi người ta hoán
cải, còn các ông cũng biết như thế, nhưng “các ông không tin ông ấy” ! Tệ
hơn nữa, khi ngay cả “quân thu thuế, lũ đàng điếm”- những
người bị coi là tội lỗi - cũng
đã tin lời rao giảng kêu gọi hối cải của
ông ấy mà thay đổi lối sống, thì “Phần các ông thấy vậy, các ông
vẫn không chịu hối hận mà tin ông ấy". Vì
sao họ không tin ?
a- Có thể họ cho rằng họ đã đạo
đức quá đủ rồi, tức là đã là
người công chính rồi, đâu cần phải hoán
cải ! Chuyện này không phải chuyện ngày xưa
của người Pharisêu đâu, những người
đạo đức ngày nay, nếu không cảnh tỉnh,
thì cũng từ chối hoán cải giống người
Pharisêu thời xưa….
b- Rất có thể: Không tin vì không muốn hối
cải !
Thật vậy, không
tin lời kêu gọi hối cải là vì ngại phải
hoán cải đời sống, ngại phải thay
đổi nếp sống yên hàn đang sống hiện
thời !
Một hôm, có
người đến giới thiệu Đức Mẹ
hiện ra ở bên nước Nam Tư cho một vị
linh mục, sau khi ngài xem lướt qua những sứ
điệp của Đức Mẹ, ngài chỉ phán
một câu xanh rờn : “Lại bắt ăn năn trở
lại !” Rồi ngài bỏ qua không để ý nữa.
Trong câu nói đó,
thấy rõ nỗi e ngại phải thay đổi lối
sống từ lâu đã trở thành nếp, mọi sự
đã ở yên đâu vào đấy rồi, người ta
không muốn có ai đến xáo trộn! Nhưng cuộc
sống họ tưởng đã yên ổn đó, biết
đâu đã thành nước ao tù, bao nhiêu cái dơ bẩn,
cặn bã lâu ngày đã lắng đọng… Thánh Kinh viết
: “Sự sáng đã đến
trong thế gian, mà người ta đã yêu mến tối
tăm hơn sự sáng, vì việc họ làm là điều
xấu. Bởi chưng ai làm sự dữ thì ghét sự
sáng, không đến với sự sáng, kẻo bị
bắt lỗi về các việc của mình.” (Ga 3.19-20) Lời
kêu gọi hối cải là ánh sáng đến soi chiếu
vào cuộc đời qua năm tháng có khi đã chồng
chất không biết bao dơ bẩn, căn bã, tính mê
nết xấu, tội lỗi… Thoái thác chẳng phải là yêu mến tối tăm hơn
sự sáng, hoặc là ghét ánh
sáng vì sợ bị bắt lỗi về các việc xấu
xa của mình đó sao ? Khi người ta đang làm
chuyện gì mờ ám trong bóng tối, họ có muốn ánh
sáng chiếu vào họ không ?
c- Cũng có thể không tin vì không muốn lụy
phục !
Tại
sao có những người vô thần, những người
không tin? Không chỉ vì e ngại phải thay đổi, còn
có lý do thâm sâu hơn thế : không muốn lụy phục !
Không tin có Thiên Chúa hay Đấng nào trên đầu trên
cổ, không tin có Đấng Tạo dựng, mọi sự
hiện hữu trên vũ trụ này chỉ do ngẫu nhiên
hay do tự nhiên mà có, thế là chẳng phải phục
lụy Ngài, chẳng phải tuân thủ luật lệ
của Ngài, chẳng sợ ai phán xét, cứ việc
sống thoải mái theo ý thích mình, cứ tha hồ sống
buông thả chơi bời tội lỗi ….
Hậu quả của thái độ thoái thác
không tin là thế nào ?
Chúng ta hãy xem gương dân Do Thái :
Lịch sử dân này chính là mẫu gương điển
hình cho mỗi cá nhân chúng ta, cũng như cho toàn thể xã
hội và thế giới. Những gì diễn ra nơi
lịch sử dân Israen thì cũng sẽ diễn ra như
thế nơi mọi người. Vậy chúng ta thấy gì
nơi lịch sử dân Do Thái thời Đức Giêsu
đầu thế kỷ I ? Đấy là một thời
suy thoái đạo đức cả nơi tôn giáo, lẫn
xã hội.
Xưa kia,
trước khi trừng phạt tội lỗi dân Israen
bằng cách cho phép các cường quốc phương
Bắc đến tàn phá đền thờ và thành trì và đẩy
dân chúng đi lưu đày, Thiên Chúa đã sai phái các tiên tri
như Amốt, Ysaia, Giêrêmya v.v… đến cảnh cáo, kêu
gọi vua chúa, quan quyền, giới giáo sĩ cũng
như dân chúng hối cải để được tha
thứ và tránh thảm họa. Tiếc thay dân Israen đã
cứng lòng, giả điếc làm ngơ, không chịu
cải hối, và thế là đại họa vong quốc
và lưu đày đã xảy ra.
Thì ở thời Đức Giêsu, trước viễn
ảnh một đại họa diệt vong còn lớn
hơn ngày xưa sắp xảy ra cho dân Do Thái, Thiên Chúa
cũng sai ngôn sứ đến để cảnh cáo và kêu
gọi dân riêng của Người hồi đầu
cải hóa, nhưng lần này còn hơn một ngôn sứ, Thiên
Chúa đã sai Đức Giêsu Kitô là chính Con một của
Người (x. Mt 21.37). Suốt ba năm thi hành sứ
vụ rao giảng kêu gọi hối cải, Đức
Giêsu nhắm
kêu gọi toàn thể dân chúng Do Thái thời đó từ trên xuống
dưới, mặt đạo cũng như mặt
đời, phải thay đổi đời
sống để tránh thảm họa diệt vong sẽ
xảy đến.
Ngài
thấy dân chúng sôi sục căm hờn vì đất
nước bị người La Mã đô hộ và đàn
áp. Ngoài một nhóm người cúi lưng làm bồi
ngoại bang, còn chung chung ai nấy cũng mong đất
nước được giải phóng, nhất là nhóm ái
quốc cuồng tín gọi là Zêlốt, còn chủ
trương dùng bạo lực! Đức Giêsu đã
cảnh cáo cho họ biết thái độ căm thù và
sử dụng bạo lực là tự sát, là đem dân
tộc đến diệt vong. Chủ trương của
Ngài là chữa bệnh tận gốc : bởi hối
cải ! Tất cả mọi người, người
thống trị cũng như kẻ bị trị, ngay
cả hàng lãnh đạo Do Thái giáo suy đồi thời
đó (x. Mt chương 23), phải
thay đổi con tim,
không còn căm thù, không còn trục lợi, không còn đàn áp,
song có lòng thương yêu tha thứ... thì sẽ bình an, thái
hòa…
Nhưng
kết quả là thế nào ? Sau bao nhiêu ngày tháng giảng
dạy, người Do Thái từ trên xuống dưới
chẳng thay đổi cách sống, trái lại còn cho Ngài là
kẻ phản đạo, kẻ phạm thượng, kẻ
mạo danh tôn giáo mà hô hào phá hoại các giá trị tôn giáo,
chính trị, kinh tế, mà xã hội thời đó lấy
làm căn bản. Tóm lại họ cho Ngài là “Do Thái gian”, kẻ
thù nguy hiểm.
Để cảnh tỉnh họ, Ngài nói ví dụ này :
“Người kia có cây vả trồng trong vườn (ám
chỉ dân Do Thái). Ông đến tìm quả nơi nó mà
không gặp. Ông mới nói với người làm
vườn: “Này, ba năm ta đến tìm quả
nơi cây vả này, mà không gặp - (ám chỉ ba năm Đức
Giêsu ra công rao giảng mà người Do Thái không sinh hoa
quả hối cải). - Anh hãy chặt quách nó đi ;
để làm gì cho hại đất ?" Người kia
đáp lại : “Thưa ông, xin để nó năm nay
nữa, chờ tôi cuốc xới xung quanh nó và bón phân. Không
chừng sau này nó sinh quả... Bằng không xin ông cứ
chặt nó đi!" (Lc 13.1-9).
Và sau khi
đã để giãn ra thêm một thời gian, cuối cùng Đức
Giêsu thấy không còn hi vọng vào cuộc hối cải
của người Do Thái, thì tuần lễ trước
khi Ngài thọ nạn, Ngài nguyền rủa cây vả không
sinh trái và nó liền chết khô (Mt 21.18-19), đó là dấu
chỉ báo ngày tận số của dân Do Thái đã tới.
Thánh sử Luca đã cho nghe chính lời Ngài báo
trước cuôc tàn phá thành Giêrusalem và cuộc diệt vong
của dân tộc Do Thái : “Khi Ngài đã tới gần,
trông thấy thành, thì Ngài khóc trên thành, mà rằng: “Phải
chi ngày hôm nay, cả ngươi nữa, ngươi cũng
nhận ra phúc triệu bình an ! (Tức là lời của Ngài
kêu gọi họ hối cải để được bình
an). Nhưng hiện giờ điều ấy bị che khuất,
mắt ngươi không thấy : Rồi đây sẽ đến
những ngày quân thù đắp lũy, bao vây và công hãm
ngươi tứ bề. Chúng sẽ đè bẹp
ngươi và con cái ngươi trong thành, và chúng sẽ không
để tảng đá nào trên tảng đá nào, bởi vì
ngươi đã không nhận biết thời ngươi
được Thiên Chúa viếng thăm !" (Lc 19.43-44; 21.20-24;
23.28).
Quả thật, đúng theo lịch
sử, năm 66-67 dân Do Thái đã nổi dậy chống
quân La Mã đồn trú trong xứ sở, bắt đầu
họ có đôi chút thành công, nhưng sau đó, các sư
đoàn tinh nhuệ quân La Mã do đại tướng Titô
cầm đầu, đã từ Rôma kéo đến triệt
hạ đền thờ thành bình địa “không còn hòn đá nào trên hòn đá
nào”, phá hủy thành Giêrusalem, tàn sát dân chúng thây chất thành
núi, máu chảy thành sông ; còn ai sống sót đã bị
đem đi lưu đày và bán làm nô lệ khắp
đế quốc La Mã. Kể như quốc gia Do Thái
đã bị xóa sạch khỏi bản đồ thế
giới.
Còn ngày nay, trước một thế
giới gạt bỏ Thiên Chúa, coi thường những
luật lệ của Thiên Chúa, sống ăn chơi thác
loạn, tội lỗi tràn ngập như nước
lụt, gây ra biết bao thảm cảnh thù hận,
chiến tranh, khủng bố v.v… Thiên Chúa cũng đã sai
phái Đức Mẹ Maria đến thế giới
nhiều lần, với tư cách Nữ Ngôn sứ
của thời cuối cùng, để kêu gọi khẩn
thiết loài người hãy ăn năn hối cải,
trở về với Thiên Chúa, hòa giải với nhau…Nghe
Đức Mẹ nói : Mẹ đến kêu gọi thế
giới ăn năn trở lại lần cuối cùng, và
sau này, Mẹ sẽ không bao giờ đến trái
đất như thế nữa !
Liệu loài người
chúng ta có chịu nghe theo lời Đức Mẹ để tránh những
đại thảm họa đang treo lơ lửng trên
đầu không??
Tích truyện
Chỉ là quảng cáo thôi
Một nhà kinh doanh cỡ
bự chẳng may chết trong một tai nạn ôtô. Ông ta
đến cửa thiên đàng và gặp Thánh Phêrô ở
đó:
- Thánh Phêrô nói:
Để ta cho ngươi xem cái này. ngươi sẽ
chọn được nơi ở thích hợp với
mình.
Thánh
dẫn ông ta đến một bãi cỏ lớn. Ở
đó, hàng trăm thiên thần thổi sáo véo von và hàng nghìn
người thơ thẩn đi qua đi lại, chốc
chốc họ lại ngáp ngắn ngáp dài.
- Thánh giải thích:
Đó là thiên đường. Còn bây giờ ta sẽ cho
ngươi xem địa ngục.
Họ đến một
cuộc hội hè lớn, náo nhiệt, điên loạn.
Tất cả đều nhảy nhót và sự hoan hỉ
hiện rõ trên khuôn mặt từng người.
- Đó là địa
ngục! Ngươi chọn nơi nào?
- Ngài hỏi gì mà
ngốc nghếch thế! Tất nhiên là tôi chọn
địa ngục rồi.
Liền
đó, hai con quỷ dữ tợn lôi ông ta đến
vạc dầu sôi sùng sục.
- Ấy ấy! nhà kinh
doanh kêu thất thanh. Thánh lừa tôi! Địa ngục
không phải như tôi vừa trông thấy lúc nãy!
- Thánh Phêrô vừa nói
vừa bỏ đi: “Ồ! Cảnh ta cho ngươi xem lúc
nãy chỉ là quảng cáo ấy mà!
$$$$$
|