Đây Chiên Thiên
Chúa
Vào một buổi tối năm 1741, người ta thấy người
nhạc sĩ già Hallmen lang thang trong một phố nghèo lênh đênh bên Anh Quốc.
Người nhạc sĩ
già như đang nuốt từng nỗi đắng cay mà triều đình đã dành cho
ông. Từ hơn 40 năm qua, ông đã đem
tất cả tài năng và
sự hăng say của mình để phục vụ triều đình. Thế nhưng, giờ đây ông cảm
thấy mình giống như một trái chanh đã vắt
hết nước.
Bốn năm trước đó, ông đã bị
chứng xuất huyết não làm cho ông
bị bại hẳn một bên, khiến ông không còn
đi đứng bình thường và sáng tác
được. Nhưng
dần dần nhờ ý chí sắt đá, ông đã thu hồi được khả năng đi lại và bắt
đầu sáng tác lại. Nhưng giờ đây với cái tuổi 60 và với khí
trời lạnh như cắt của nước Anh, ông cảm
thấy mệt mỏi và chán
nản. Tình cờ, khi đi
qua một ngôi Thánh Đường, ông bỗng nghe vọng lên trong tâm
hồn ông chính tiếng kêu của Chúa
Giêsu: Lạy Chúa con, lạy Chúa trời con. Sao Chúa bỏ con".
Như có một
sự thôi thúc lạ lùng,
người nhạc
sĩ quay về nhà, trong đám
giấy vứt ngổn ngang trên bàn làm
việc, ông đọc được
câu Kinh Thánh như sau: "Người đã bị khinh bỉ và bị mọi
người phế bỏ". Nguồn cảm hứng tưởng đã cạn nay lại trải cuộn trên từng trang giấy, hết trang này đến trang khác, những
nốt nhạc cứ thế mà tuôn trào.
Sau hai mươi
bốn ngày làm việc liên lỉ, nhạc sĩ Hallmen đã hoàn thành tác
phẩm để đời tựa đề là: "Đấng Cứu Thế". Từ đó, cứ
mỗi dạo Giáng Sinh và
Phục Sinh người ta lại có dịp
nghe được tác phẩm tuyệt trác để đời.
Anh chị em thân mến!
Người ta thường ví sự chào đời
của một tác phẩm với sự cưu mang, cũng như một người mẹ mang nặng
đẻ đau thì nhà nhạc
sĩ cũng cưu mang ý tưởng để rồi với không biết bao nhiêu nhọc
công và cố
gắng, tác phẩm mới được chào đời.
Hơn bất cứ ai trong trường
hợp nào, tiếng khóc Đấng Cứu Thế đã được nhạc sĩ Hallmen cưu mang để
rồi sinh ra với muôn
nghìn đớn đau của ông. Hơn ai hết, chính
khi cảm nghiệm được
thế nào là sự bỏ
rơi để có thể diễn
tả được
tâm tình ấy, đúng hơn ông đã
để cho chính sự bỏ rơi của Chúa Giêsu được nhập thể trong tâm hồn
ông, nên một với nỗi lòng của ông.
Tin Mừng hôm nay có lẽ
cũng mời gọi chúng ta hãy cưu
mang những tâm tình ấy.
Thánh Gioan Tẩy Giả đã giới thiệu với chúng ta hai
tước hiệu tóm gọn với
tước hiệu Nhập Thể: "Chúa Giêsu vừa
là Chiên Thiên Chúa gánh
tội trần gian vừa là Con Thiên Chúa".
Chúa Giêsu, Người là Đấng Cứu Thế bởi vì Ngài vừa
là Con Người, vừa là Thiên
Chúa. Đó là mầu nhiệm trọng đại mà chúng ta được
mời gọi để chiêm ngắm trong suốt Mùa Giáng Sinh này.
Thiên Chúa đã trở thành một con người, Thiên Chúa đã sống
trọn vẹn kiếp sống của con người, Thiên Chúa đã
từng cảm nghiệm được
những niềm vui nỗi khổ
của con người
và cuối cùng Ngài đã
chết như một con người.
Đó là tất cả những gì chúng ta có
thể nói khi suy niệm
về mầu nhiệm Nhập Thể. Mầu nhiệm Nhập Thể một cách nào đó
cũng được
hiểu qua cuộc sống của người tín hữu. Thánh Phaolô đã
diễn tả tuyệt hảo chân lý đó
khi Ngài nói: "Tôi sống nhưng không phải là tôi sống
mà là chính
Chúa Kitô sống trong tôi".
Để cho Chúa Giêsu sống
trong chúng ta, có nghĩa
là kết hiệp với Ngài qua các Bí
Tích, nhất là Bí Tích
Thánh Thể. Để cho Ngài sống trong chúng ta
có nghĩa là trong từng
tâm hồn, từ những suy nghĩ và
hành động, chúng ta luôn
mặc lấy chính tâm tình
của Ngài. Một cách cụ thể
trong mỗi một phút giây, người tín hữu nên
một với Đức Kitô đến độ luôn tự hỏi:
Nếu Đức Kitô là tôi
thì trong giây phút này
đây Ngài sẽ làm gì,
suy nghĩ gì và hành
động như thế nào?
Nguyện cho Đấng
đã sinh ra cách đây
hơn 2.000 năm cũng sinh lại trong tâm hồn chúng
ta để chúng ta cùng
được lớn
lên với Ngài và đạt
được tầm
mức viên mãn của Ngài.
Amen.
|