Ánh sáng và
bóng tối – Thiên Phúc
Nhà đại thiên văn Kepler khám phá
ra rằng vào năm Chúa
Giáng Sinh, có một hiện
tượng bất bình thường xảy ra giữa
các vì sao.
Ông nói về
hai ngôi sao Jupiter và Saturn rằng, bình thường chúng vẫn quay cách đều nhau, năm đó chúng sáp lại
gần nhau đến độ ánh sáng của
ngôi sao này cộng hưởng với ánh sáng của
ngôi sao kia, tạo
ra một luồng sáng khác thường và kéo dài
đến cả mấy tháng.
Phải chăng đó chính là
ngôi sao lạ đã dẫn đường cho Ba Vua
tìm ra Chúa
Hài Nhi?
“Chúng tôi
đã thấy vì sao của
Người xuất
hiện bên phương Đông” (Mt 2,2). Người xưa cho rằng ngày ra đời
của các vĩ nhân
thường được
báo hiệu bằng sự xuất hiện của các ngôi
sao lớn. Các chiêm tinh
gia thường nghiên cứu chuyển động của các vì
tinh tú để
đoán biết định mệnh con người. Vì thế, khi
nhìn thấy ngôi sao lạ,
các đạo sĩ đã nhận ra sự
sinh hạ của Đấng Cứu Thế, Vua dân Do thái.
Quả thật, người Do thái đã trông đợi
Đấng Cứu Tinh từ bao
thế kỷ, Đấng ấy được ví như một vì sao từ
Giacóp, như có lời trong
Kinh Thánh: “một vì sao
xuất hiện từ Gia-cóp, một vương trượng trỗi dậy từ Ít-ra-en” (Ds 24,17). Tiên tri Mikha cũng đã tiên báo:
“Hỡi Bêlem Épratha, ngươi nhỏ bé nhất
trong các thị tộc Giuđa, từ nơi ngươi, Ta sẽ cho xuất
hiện một vị có sứ
mạng thống lãnh Ítraen” (Mk 5,1)
Nếu Thiên Chúa
đã dùng cột mây cột
lửa để hướng dẫn dân Do thái đi
trong hoang địa về đất hứa, thì Người cũng có thể
dùng ngôi sao dẫn đường
cho các đạo
sĩ đến Bêlem để gặp Đấng Cứu Tinh. Nhưng có một
sự thật vô cùng trớ
trêu: là khi vị Cứu
Tinh xuất hiện sau bao thế kỷ
đợi chờ, dân Do thái lại
thờ ơ lãnh đạm, các thượng tế và kinh sư
thì dửng dưng thụ động, cho dù họ thông
thạo Kinh Thánh và biết
rõ nơi sinh của Đấng Cứu Thế. Hêrôđê lại còn hoảng
hốt vì sợ ngai vàng
của mình bị lung lay. Chỉ có các đạo
sĩ đại diện cho lương dân lại hăng hái lên đường,
hăm hở tìm kiếm, cho dù cuộc
kiếm tìm đầy phiêu lưu trắc trở. Và khi
tìm được rồi, Đấng Cứu Thế cũng chẳng có vẻ gì
là một vị quân vương,
không uy nghi trong cung
điện đền
vàng, nhưng họ vẫn vui mừng đón nhận, xin được bái kiến và dâng lễ
vật quý giá với tất
cả tấm lòng thành.
Sau này, Chúa
Giêsu đã phải thốt lên: “Từ phương đông phương tây, nhiều người sẽ đến dự tiệc cùng các tổ
phụ Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp
trong Nước Trời. Nhưng con cái Nước Trời thì sẽ bị quăng ra chỗ
tối tăm bên ngoài” (Mt 8,11-12)
Lễ Hiển
Linh là lễ
Chúa tỏ mình cho dân
ngoại, nhắc chúng ta đến
việc truyền giáo.
Nhờ ngôi sao
lạ mà các đạo sĩ đã tìm ra Đấng
Cứu Thế; chúng ta cũng
hãy là những
ánh sao sáng
thu hút
những tâm hồn đang khao khát tìm
kiếm Chúa.
-
Nếu con người đang
đi trong bóng tối của gian dối, hận thù; chúng ta
hãy là những
ánh sao của
chân thành, phục vụ và yêu thương.
-
Nếu thế giới
đang chìm đắm trong bóng tối của buồn phiền, thất vọng; chúng ta hãy là
những ánh sao của niềm
vui, an bình
và hy vọng.
-
Nếu Chúa đã gọi: “Chúng con là ánh sáng
thế gian” (Mt 5,14), thì đó
là một vinh dự vô
cùng lớn lao, nhưng cũng là một
trách nhiệm nặng nề.
Chúng ta đừng
chỉ lo nguyền rủa bóng tối, nhưng hãy dấn thân
thắp lên những ngọn nến sáng: Nến sáng của tin yêu và hy vọng,
của bác ái và vị
tha, để cả trái đất
này tràn ngập ánh sáng tình yêu
Chúa.
|