Xin Lưu Ý: Thời điểm phụng niên trước và sau Lễ Hiển Linh này có vẻ hơi phức tạp và khá rắc rối, nếu không nắm bắt được điểm then chốt của vấn để là thời điểm mừng Lễ Hiển Linh: Lễ Hiển Linh được mừng vào ngày nào, một là vào ngày được phụng niên chính thức ấn định là ngày 6/1, hai là vào Chúa Nhật sau Lễ Mẹ Thiên Chúa, tức là Chúa Nhật sau Tuần Bát Nhật Giáng Sinh.
Nếu Lễ Hiển Linh được mừng vào đúng ngày 6/1 của phụng vụ và theo phụng niên ấn định, như ở Tòa Thánh Vatican hay ở các dòng tu, thì trước Lễ Hiển Linh, các bài đọc sẽ lấy theo ngày trong tháng, từ mùng 2/1 (sau Lễ Mẹ Thiên Chúa mùng 1/1) đến hết ngày 5/1, và sau Lễ Hiển Linh, các bài đọc cũng sẽ lấy theo ngày trong tháng, từ mùng 7 đến hết ngày 12, tức là ngay trước Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa ngày 13/1.
Nếu Lễ Hiển Linh được mừng vào Chúa Nhật, như ở Hoa Kỳ và nhiều giáo phận khác trên thế giới nói chung, vì lợi ích mục vụ, thì trước Lễ Hiển Linh, các Bài Đọc sẽ theo ngày trong tháng, từ mùng 2/1 sau Lễ Mẹ Thiên Chúa 1/1, cho tới Chúa Nhật Lễ Hiển Linh, và sau Lễ Hiển Linh thì lại theo ngày trong tuần, chứ không theo ngày trong tháng, từ Thứ Hai tới hết Thứ Bảy, trước Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa. Trong trường hợp Lễ Hiển Linh được mừng vào Chúa Nhật (chứ không mừng vào đúng ngày 6/1) sẽ có năm lễ này được cử hành vào ngày Chúa Nhật mùng 7/1: nếu Lễ Giáng Sinh rơi vào Thứ Bảy 25/12 và Lễ Mẹ Thiên Chúa rơi vào Thứ Bảy 1/1, hay cũng sẽ có năm được cử hành vào ngày Chúa Nhật mùng 8/1: nếu Lễ Giáng Sinh rơi vào Chúa Nhật 25/12, (Lễ Thánh Gia sẽ vào ngày 30/12) và Lễ Mẹ Thiên Chúa rơi vào Chúa Nhật 1/1. Trong trường hợp Lễ Hiển Linh được mừng vào Chúa Nhật mùng 7/1 hay 8/1 thì trước Lễ Hiển Linh vẫn còn bao gồm cả ngày 6/1 và 7/1 với phần phụng vụ Lời Chúa thích hợp. Ở đây xin chia sẻ phụng vụ Lời Chúa bao gồm trọn vẹn cả những ngày trước và sau Lễ Hiển Linh để tùy nghi sử dụng theo các chu kỳ phụng vụ hằng năm, căn cứ vào ngày tháng thay đổi theo mỗi năm. Do đó, xin chọn phụng vụ Lời Chúa nào thích hợp với từng năm.
cho dù có "nhìn nhận Chúa Giêsu là Ðức Kitô" mà không "ở lại trong Người" thì cũng vẫn còn sống trong dối trá
Theo diễn
tiến của phụng niên trong Mùa Giáng Sinh thì sau
Tuần Bát Nhật
Giáng Sinh là đến những ngày trước và sau Lễ Hiển Linh, tột đỉnh của Mùa
Giáng Sinh.
Vì vẫn còn trong Mùa
Giáng Sinh cho đến Lễ Chúa
Giêsu Chịu
Phép Rửa, nên nếu chủ đề
chung của riêng Mùa
Vọng là "Lời đã
hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14) thì chủ đề chung của riêng Mùa Giáng
Sinh là "Lời ở
cùng chúng
ta", một
chủ đề sẽ tiếp tục chi phối phụng vụ Lời Chúa của Mùa Giáng Sinh, bao gồm cả
thời điểm của Tuần
Bát Nhật Giáng Sinh cũng
như thời điểm
trước và sau
Lễ Hiển Linh.
Thật vậy, Bài
Phúc Âm hôm nay, ngay sau Tuần Bát Nhật Giáng Sinh và trước Lễ Hiển Linh,
cho chúng ta thấy sự thật "Lời ở
cùng chúng
ta", nghĩa
là "ở cùng" dân Do Thái ("chúng ta") mà
họ "không biết", và chính vì "không
biết" nên họ mới tìm kiếm cho
biết ở những nơi họ cảm thấy có thể là Người, như nơi Tiền Hô Gioan Tẩy
Giả, nhờ đó họ đã được Người tỏ mình ra một cách gián tiếp qua bản thân và
chứng từ của Vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả được sai đến trước Người để dọn đường
cho Người, vị vừa phủ định về mình nhưng lại khẳng định về Người như sau: "Tôi
không phải là Ðấng Kitô... Ðấng ấy sẽ đến sau tôi, nhưng chính Ðấng đó đã có
trước tôi, và tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người".
Đúng thế, câu quan trọng nhất trong chứng
từ của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả ở đây về Đấng Thiên Sai Cứu Thế đến sau ngài là
"Ðấng
đó đã có trước tôi", Đấng
vô cùng cao
trọng và đầy
quyền năng, đến độ chính ngài là một nhân vật được
chung dân chúng và cả thành phần lãnh đạo trong dân kính nể tưởng là
chính Đức Kitô, đã
phải công khai xưng thú và công nhận rằng: "tôi
không xứng đáng cởi dây giày cho Người".
Vấn đề then
chốt ở đây là nếu mục đích chính yếu của mầu nhiệm nhập thể và giáng sinh
là ý định Thiên Chúa muốn ở cùng chúng ta như một "Emmanuel - Thiên
Chúa ở cùng chúng ta" (Mathêu 1:23), nơi "Lời đã
hóa thành nhục thể và ở
cùng chúng ta"
(Gioan 1:14), thì
chúng ta phải làm sao để nhận ra Người và ở với Người thì chúng
ta mới viên
trọn ơn gọi làm người của chúng ta và mới đạt đến
tầm vóc trọn hảo của thân phận là người của chúng ta.
Theo Bài Đọc 1 hôm nay, để có thể nhận ra Người và ở với Người, Thánh Gioan
Tông Đồ, vị tông đồ có thể nói sống thân mật với Chúa Kitô nhất trong các
tông đồ, đã trao
cho chúng ta một cái master key, một chiếc chìa khóa chính, đó
là: "nhìn
nhận Chúa Giêsu là Ðức Kitô", bằng
cách "tuyên
xưng Chúa Con", và "ở
lại trong Người" bằng cách
trung thành với "điều
các con đã nghe từ ban đầu".
Vấn đề ở đây
là cho dù có "nhìn
nhận Chúa Giêsu là Ðức Kitô" mà
không "ở
lại trong Người" thì
cũng vẫn còn sống trong dối trá, chưa nắm bắt được tất cả sự thật về Người,
nghĩa là còn sống ở ngoài Người, trái lại, ai "ở
lại trong Người" bằng cách
trung thành với "điều
các con đã nghe từ ban đầu" thì
người đó quả
thật "nhìn
nhận Chúa Giêsu là Ðức Kitô".
Cái then chốt
vô cùng quan trọng làm nên mầu nhiệm nhập thể và giáng sinh đó là "Chúa
Giêsu là Ðức Kitô", tức là Đấng
Thiên Sai, Đấng Được Cha Xức Dầu, bằng
không, nhân
vật lịch sử Giêsu Nazarét ấy sẽ
không phải là "Con Thiên Chúa hằng sống", mà
chỉ là một nhân vật thuần túy loài người mang tên Giêsu
như nhiều
người có cùng tên Giêsu như Người trong lịch sử dân Do Thái, và vì thế không
thể cứu chuộc nhân loại, không phải là Đấng Cứu Thế. "Chúa
Giêsu là Ðức Kitô" là
tất cả sự thật về "Lời đã hóa thành nhục thể và ở cùng chúng ta"
(Gioan 1:14), một sự thật giải phóng (xem Gioan 8:32), một sự thật cứu độ.
Mầu
nhiệm "Lời đã
hóa thành nhục thể và ở cùng chúng ta"
(Gioan 1:14) nơi
"Chúa
Giêsu là Ðức Kitô" đây quả
thực là
một trong "những
việc lạ lùng" nhất Thiên
Chúa đã thực
hiện trong lịch
sử loài người "vào lúc thời gian viên trọn" (Galata 4:4) cho
phần rỗi của toàn thể nhân loại, cần
phải được thành phần được cứu độ "ở lại trong
Người"
bằng tất cả tâm tình của Bài Đáp Ca hôm nay:
1) Hãy ca
tụng Chúa một bài ca mới, vì Người đã thực hiện những việc lạ lùng. Tay mặt
Người đã đem lại toàn thắng, cùng với cánh tay thánh thiện của Người.
2) Chúa đã công bố ơn cứu độ, đã tỏ sự công chính Người trước mặt chư dân.
Người đã nhớ lại lòng nhân hậu và trung thành đối với nhà Israel.
3) Mọi dân trên khắp cùng bờ cõi trái đất, đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên
Chúa chúng ta. Toàn thể địa cầu, hãy hân hoan mừng Chúa, hãy mừng vui, hoan
lạc và đàn ca.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
|