Gioan Tiền Hô
Để hiểu
được vai trò và sứ
mạng của Gioan tiền hô, chúng ta
hãy nhìn vào bối cảnh
xã hội của người Do Thái thời bấy giờ. Thực vậy, thời bấy giờ là thời
đô hộ của đế quốc La mã, thời ra oai
tác quá của
Hêrôđê, thời dân Do Thái tìm
mọi cách để được
giải phóng. Giữa lòng dân tộc
và đặc biết tại thủ đô Giêrusalem, nhiều phe nhóm đã
được hình thành với những khuynh hướng và lập trường khác biệt nhau.
Trước hết là nhóm
Biệt phái. Nhóm này phát sinh từ
thời Macabêô, qui tụ chừng sáu ngàn người,
trong đó có một vài
tư tế, các tiến sĩ luật, ký lục và
thường dân.
Nhờ trung thành với
lề luật và truyền thống của cha ông, họ trở
nên những nhà lãnh đạo
tinh thần của dân chúng.
Do đó, họ có một ảnh
tưởng đáng kể về phương diện tôn giáo và
luân lý. Riêng trong lãnh vực
chính trị, họ bênh vực
sự tự trị của dân tộc Do Thái và tỏ
ra dè dặt
đối với việc tiếp xúc với người
La mã.
Bên cạnh
họ là nhóm Sađucêô, con cháu
của Sađốc,
vị thượng tế thời Salomon. Vì thế họ làm thành phái
các tư tế vì qui tụ những gia đình tư
tế khá giả. Họ chấp nhận
các phong tục Hy Lạp
và thích nghi với chế độ thống trị của đế quốc La Mã. Về phương diện tôn giáo, họ
chối bỏ truyền thống và niềm tin về sự sống lại, sự hiện diện của các thiên thần
cũng như sự quan phòng
của Thiên Chúa.
Ngoài ra,
chúng ta cũng cần phải ghi nhận nhiều khuynh hướng cực đoan, chẳng hạn nhóm Zélote, là
một đảng phái chính trị
và tôn giáo
quá khích, được Giuđa người xứ Galiêa thành lập
vào năm thứ sáu với
ước vọng hình thành một
quốc gia thần quyền, trong đó chỉ
mình Đức Giavê mới là vua dân
Do Thái, đồng thời chủ trương dùng bạo lực để bẻ gẫy ách thống
trị của đế quốc La mã. Họ từ chối
đóng thuế và lánh vào
hoang địa để chuẩn bị một cuộc thánh chiến. Và cuộc thánh
chiến này đã bùng nổ
vào năm 66.
Ngược lại, những người phái Esseni cũng vào hoang địa,
nhưng để âm thầm sửa
soạn cho một cộng đồng thiên sai của giao
ước. Chính trong
môi trường đa diện ấy, khuôn mặt Gioan xuất hiện như một con người đang cực lực kêu gọi toàn
dân Israel hãy
ăn năn
sám hối và quay trở về cùng Thiên
Chúa.
Vậy lời kêu
gọi của ông có ý nghĩa
gì?
Đối với
Gioan, lời kêu gọi ấy
xác quyết rằng:
-
Sự nong
chờ của toàn dân đã
đến ngày toại nguyện.
Cũng như
những người
đương thời,
ông tin rằng:
-
Niềm chờ
mong sẽ được toại nguyện khi Đấng Thiên sai xuất hiện, Đấng mà ông giới
thiệu như vị thẩm phán của thời sau hết…
Thực vậy,
giữa thời Gioan rao giảng
và thời sau hết, giữa lúc bấy giờ và ngày cuối
cùng chỉ còn chỗ cho
một biến cố duy nhất,
đó là việc quang lâm của Đấng
sẽ đến để chấm dứt mọi sự. Cũng như các vị tiên tri đi trước, Gioan tố cáo sự giả
hình và thái
độ tự mãn của người
Do thái chỉ vì mình là
con cháu Abramham.
Thế nhưng,
đức tin không phải là một
di sản của giống nòi, của chủng tộc, nhưng là một
cuộc dấn thân đích thực, một cuộc tự đặt lại vấn đề không lúc nào
nguôi. An phận trong ơn gọi
là một cạm bẫy không ngừng đối với dân Do thái,trong
lúc sự hối cải đích thực đòi hỏi phải luôn canh tân và
đổi mới.
Thái độ
của người
Do thái phải chăng cũng là thái độ
của chúng ta, những người luôn tự hào: - Tôi là người
đạo gốc, tôi là người
đạo dòng, tôi giữ đạo
từ bé, tôi luôn thuộc
về Giáo Hội, tôi xưng tội rước lễ thường xuyên và như vậy
đã bảo đảm cho tôi phần rỗi linh hồn.
Gioan trả
lời: - Không phải là như
thế.
Chính Chúa
Giêsu cũng xác quyết:
-
Thiên Chúa
có thể biến những hòn đá trở
nên con cháu Abraham…Và như vậy
trong ngày sau hết, con cháu trong nhà
sẽ bị loại ra ngoài.
Thực vậy,
danh hiệu người có đạo mà thôi không đủ
để miễn cho chúng ta
bổn phận phải sám hối ăn năn, phải
uốn nắn sửa đổi những thói hư tật xấu, nhờ đó thăng tiến bản thân và đổi
mới cuộc đời. Bởi vì sống là
bơi ngược dòng nước, nếu không cố gắng bơi, chúng ta sẽ bị
dòng nước là những đam mê tội
lỗi cuốn trôi.
|