Tỉnh
thức
Theo Phúc âm thánh Matthêu thì việc canh phòng
chờ đợi ngày Chúa đến được
giải thích bằng ba dụ ngôn: Dụ ngôn kẻ trộm
đến bất ưng ban đêm và người
đầy tớ bất trung, người trinh nữ ban
đêm chờ đợi chàng rể đến và các nén
bạc phải được sinh lời cho chủ.
Lời căn dặn chung
của ba dụ ngôn này: “Các con hãy tỉnh thức, bởi
vì các con không biết Chúa đến lúc nào”. Nếu dụ
ngôn thứ nhất mà chúng ta suy niệm hôm nay không nói rõ
việc cảnh phòng ở tại cái gì, thì dụ ngôn
thứ hai sẽ giúp chúng ta hiểu ra ngay, đó là việc chu toàn sứ mệnh đã lãnh nhận. Việc Chúa trở lại được loan báo
trong các dụ ngôn là điều chắc chắn, nhưng
ngày giờ Ngài đến lại không thể biết
được. Vì không thể biết
trước, nên cần phải tỉnh thức và canh phòng
đợi chờ.
Trong nhiều
cộng đồng kitô hữu thời các thánh Tông
đồ, việc chờ đợi Chúa đến
được lưu ý một cách đặc biệt. Chúa
đến trong ngày tận thế đã gây nên những
phản ứng khác nhau nơi các tín hữu thành Thessalônica,
họ thất vọng vì chờ đợi quá lâu, nên
họ lãng quên vì công việc làm, vì ham thích thú vui. Chính
thánh Phaolô tông đồ đã nhắc tới tình trạng
này trong thư gởi tín hữu
Thessalônica như sau: “Kẻ thì sống qua ngày không làm
lụng gì cả, người thì luôn luôn lo lắng bối
rối về nhiều chuyện”.
Sau khi nhắc đi nhắc lại cho các tín
hữu biết ngày giờ của Chúa sẽ đến
như kẻ trộm ban đêm, thánh Phaolô khuyên họ
bằng những lời sau đây: “Thưa anh em, vì mình không
ở trong chỗ tối tăm, nên ngày ấy vụt
đến với anh em như kẻ trộm. Anh em hết
thảy đều là con cái sự sáng, con cái ban ngày không
thuộc về ban đêm hoặc bóng tối, nên chúng ta
chẳng phải chết như những người khác. Vậy chúng ta hãy tỉnh thức và điều
độ”.
Có những người đã dùng những
từ ngữ kinh hoàng gây nên sợ hãi về giờ
chết và ngày phán xét, nhưng đây không là mục tiêu, là
nhân tố thiết yếu của việc canh phòng theo tinh thần Phúc âm. Bởi vì việc
chờ ngày Chúa đến không phải là lý do gây nên sợ
hãi một cách nô lệ cho những người theo Chúa Kitô. Trái lại, đây là lý do của
niềm tin cậy, của ước ao, của khát khao và
của nguồn vui chan chứa được gặp Chúa.
Ngài có thể đến với chúng ta hôm nay và ngày mai
như kẻ trộm đến bất ưng vào ban
đêm. Chúng ta không dễ gì nhận ra Ngài và đón tiếp
Người, nếu chúng ta không chuẩn bị, không canh
phòng và sẵn sàng chờ đợi.
Nhờ đức
tin chúng ta biết rằng, Thiên Chúa ở gần chúng ta trong
mọi nơi mọi lúc, nhưng đã nhiều lần
chúng ta không biết hoặc vô tình quên ngài. Để
nhận biết Người, chúng ta phải bỏ qua
những gì ngăn cách giữa Ngài với chúng ta, chúng ta
phải lắng nghe tiếng Ngài và sống hiệp thông
với Ngài. Do đó, sự chờ đợi của
chúng ta sẽ được thỏa mãn và được
thưởng công: “Hỡi đầy tớ trung tín và
tốt lành, hãy vào hưởng sự sung sướng
của chủ ngươi”.
Lạy Chúa, xin giúp
chúng con khám phá ra những lần Chúa đến trong
lịch sử, trong cuộc sống hằng ngày của
mỗi người chúng con. Chúa đến nơi
người anh em chúng con đang sống trong cảnh cùng
cực cần sự giúp đỡ, săn sóc và tình yêu
thương của chúng con. Chúa đến trong anh em
đang đau khổ tinh thần và thể xác, như
người bị cướp đánh, bị đả
thương bỏ bên lề đường Giêricô. Chúa
đến trong những anh em đang tìm Chúa để
gặp được Ngài, tôn thờ và yêu mến Chúa
như chúng con. Những người anh em này cần
đến chúng con, chúng con phải trở nên những
người đem Tin mừng của Chúa đến cho
họ.
Lạy Chúa, xin cho
chúng con luôn biết tỉnh thức để nhận ra
ngày giờ Chúa đến dưới nhiều hình thức
khác nhau, để đón tiếp Chúa với niềm hân
hoan: “Phúc cho đầy tớ nào nếu chủ về mà còn
đang tỉnh thức”.
|