Đó là Mùa Vọng. --- Chú giải của Noel Quesson
Một năm
phụng vụ mới bắt đầu. Năm nay (A), chúng ta
sẽ đọc mỗi Chúa nhật một đoạn Tin
Mừng theo Thánh Matthêu. (Năm
B là năm Tin Mừng Maccô, và năm C là năm Tin Mừng
Luca).
Quả thế,
thời ông Noê thế nào, thì ngày quang lâm Con Người
cũng sẽ như vậy.
Đó là
Mùa Vọng.
Ta biết từ này bắt nguồn từ
tiếng La-tinh adventum, nghĩa là sự đến, đã
đến đấy là từ đầu tiên của sách
Tin Mừng này. Một ai đó. Đức Giêsu không giới thiệu mình cho chúng ta
như một người của quá khứ, nhưng
như một người của tương lai. Người nói về việc người
đến, về việc người quang lâm như
một biến cố tương lai.
Lễ Giáng sinh
sắp đến, đối với chúng ta không phải là
một cách làm giả bộ, như chúng ta vui sướng
chờ một người đã đến và chúng ta
nhớ nhung gợi lại một câu chuyện lạ lùng
xưa.
Đức Giêsu đã nói với chúng ta
Người sắp đến; thời ông Noê thế nào,
thì ngày quang lâm Con Người cũng sẽ như vậy.
Này đây Chúa
đến! Ta hãy để cho Chúa đi qua!
Mỗi buổi sáng
Thiên Chúa đều mới mẻ.
Vì trong những ngày trước nạn
hồng thủy, thiên hạ vẫn ăn
uống, cưới vợ lấy chồng, cho mãi
đến ngày ông No-ê vào tàu.
Những đầu óc nông cạn có lẽ
sẽ nói: tại sao lại phải tìm quá xa và đi
ngược mãi lên đến thời hồng thủy và Tàu
No-ê. Người ta phải làm chi đây?
Này! Đức Giêsu, chính Người đang
nghĩ ta đang ở "vào thời No-ê". Và Người mô tả về điều
người ta lo lắng. Đó chính là
bức tranh của xã hội ta đương. đại: làm việc, ăn uống,
dựng vợ, gả chồng. Tất cả những
chuyện đó, chẳng có gì tự nhiên hơn!
Trong sách Sáng Thế (16,5-13),
cơn hồng thủy được trình bày như
một hình phạt cái tội vô luân của con người
thời đó; "Đức Chúa thấy rằng con
người quá gian ác trên mặt đất, và lòng họ chỉ
toan tính những ý đồ xấu xa suốt ngày".
Truyền thống thượng tế khi kéo dài và bi
kịch hóa mạc khải Kinh Thánh, đã nghiêm khắc mô
tả "sự sa đọa nhục dục của
những người đương thời No-ê kéo theo
hỗn loạn sang lãnh vực phong tục... và cuối cùng
đi tới hủy hoại về đạo lý và xã
hội đến nỗi loài người tự hủy
diệt chính mình mà không còn hy vọng sống xót…” (chú giải về sách Sáng Thế của
Rachi).
Đức Giêsu, trái
lại, tuyệt đối không hề nói gì về nạn
vô luân.
Người không trách móc những người
đương thời No-ê, đó chỉ là những đàn
ông và đàn bà đang hít thở niềm vui của cuộc
sống! Người không trách họ về sự sa đọa của họ. Cuối cùng thì
họ chẳng làm chuyện chi xấu xa cả: họ chú
tâm đến những nhu cầu hoàn toàn bình thường
của cuộc sống, chẳng có một hậu ý gì. Thế thì họ quấy quá ở chỗ nào?
Đức Giêsu có thể trách móc họ
điều gì nào?
Họ không hay biết gì, cho đến khi
nạn hồng thủy tới cuốn đi hết
thảy.
Họ không bị
khiển trách vì phóng đãng mà cũng chẳng phải vì
tội lỗi. Chính vì họ “không biết sớ hãi gì
cả!” không lo đến chuyện chính yếu... không có
một nhận thức đúng đắn về thực
tại…
Họ có vẻ tin là họ bất tử! Mắt họ bị bịt không thấy thân
phận con người của mình. Họ phải
chịu cái chết "nuốt trôi” để rồi, trong
phút chốc, họ khám phá thấy rằng họ không
phải là “những thần linh” và nếu muốn sống
thì họ cần đến Chúa!
Chúng ta luôn luôn ở
vào "những ngày thời No-ê!".
Loài người hôm
nay, cũng thế, họ như bị đánh thuốc mê. Tiến bộ
vật chất chính nó có xu hướng ru
ngủ chúng ta. Người ta tin thế gian này vững vàng,
chỗ người ta đã quen sống, cho đến ngày
đến lúc chợt tỉnh ngộ, thì còn tàn bạo
hơn cả trước kia
người ta đã vô ý thức quá về mối nguy
hiểm. Có một cảnh tượng hiện đại
của cận đại hồng thủy; đấy là
cuộc lạm phát tiền tệ quốc tế nhận
chìm hết mọi nền kinh tế, đấy làm sự
tăng giá đột ngột như một cơn són
triều của dầu khí và những nguyên liệu
thiết yếu nhất, đấy là một căn
bệnh không tiên đoán được, đấy là
một ta nạn … Và tất cả mọi thứ an toàn
của chúng ta đều bị cuốn trôi hết!
Ngày Con Người quang lâm cũng
sẽ như vậy.
Lần thứ hai, Đức Giêsu dùng
đến từ "quang lâm" “parousia" trong tiếng
Hy Lạp. Thực sự, từ này có nghĩa là sự
"hiện diện", "đã đến": Có
mặt ở đấy! Xưa người
ta dùng từ ấy, trong thế giới Hy-La để
chỉ "những cuộc đi thăm chính thức
của các hoàng đế".
Chúng ta có xu hướng hơi thái quá đem
áp dụng nghĩa “parousia" cho Ngày Tận Cùng Các Thời
Đại, khi nghĩ rằng ta có những cơ may là không
trông thấy ngày tận thế. Đúng là cách ta đánh giá
sai lầm về các sự vật mà Đức Giêsu
muốn chúng ta cảnh giác: Thực sự, Đức Giêsu
nói với chúng ta rằng Người đến
"thăm chính thức” chúng ta trong lúc ta bận rộn
những chuyện thường ngày nhất, tại nơi
ta làm việc tại nhà ta, ở nới ta ăn uống,
trong các quan hệ giữa đàn ông và đàn bà của ta.
Lúc lào ta cũng phải sẵn sàng cho Đức Giêsu
"ngự đến", "đến cuối
cùng", ' có mặt ở đó".
Bấy giờ hai người đàn ông
đang làm nương, thì một người
được đem đi! một
người bị bỏ lại; hai người đàn bà
đang kéo cối xay, thì một người
được đem đi, một người bị
bỏ lại...
Đó là
cuộc sống hằng ngày.
Chính trong những lúc bận rộn rất
thường ngày của chúng ta mà Đức Giêsu
đến, giữa lúc người nông dân đang làm,
người nội trợ đang làm... và ta có thể thêm,
nơi văn phòng, ngoại phố, lúc ta đang lái ôtô.
Vậy anh em hãy canh thức, bởi vì anh em
không biết ngày nào Chúa của anh em đến.
Đức Giêsu khuyên chúng ta phải
"tỉnh thức": Hãy canh thức! Hãy
chuẩn bị cho tương lai chúng ta. Bởi lẽ Chúa "đến", Chúa "có
mặt" mọi ngày.
Đức Giêsu
"đến” tạo ra một cách thế riêng của
người ở chỗ mà người ta không thấy có
gì khác nhau, bởi lẽ không có gì phân biệt giữa hai
người này đang cùng làm ruộng, hai người
đàn bà cùng kéo cối xay này. Chỉ có chính Chúa mới thấy cái
khác nhau: Một người thì sắn sàng, người kia thì không! Bấy giờ một
người được ở với Chúa, ở trong ánh
sáng còn người kia không
được ở với Chúa, phải ở trong tối
tăm. Hiển nhiên là không có vấn
đề độc đoán.
Toàn bộ Kinh Thánh
nhắc lại rằng Thiên Chúa "cứu độ". Và nếu ta hiểu
rõ đoạn nói về nạn hồng thủy, thì phải
thấy ở đó có một “hành vi cứu thoát”: Khi con
người bấy giờ đang đi tới đại
họa, thì mọi chuyện đi theo
chiều hướng ngược lại khi Thiên Chúa can
thiệp, để làm cho một nhân loại mới
xuất hiện. No-ê, chính là người
được Thiên Chúa “cứu độ”.
Nhưng, hãy chú ý, tàu đã sắn sàng, hôm nay,
cho nạn hồng thủy của bạn. Đức Kitô
Đấng Cứu Độ, đã vào trong biển
nước chết chóc, lôi kéo thêm người vào Giáo
Hội, trên thuyền của Người, tất cả những
ai theo Người. Và khi vào thời No-ê
theo nguyên văn Kinh Thánh, loài người đầu tiên
thực sự đã biến mất trọn vẹn, thì
Đức Giêsu, nói đến 50% những người
được cứu độ... một trên hai.. năm trinh nữ khôn ngoan, khác với năm
trinh nữ dại khờ (Mt 25,12). Và hiển nhiên chúng ta
biết rằng đó không phải là những phần
trăm theo toán học.
Không hề muốn
nói đến một bầu không khí sợ hãi, Đức
Giêsu lôi những người “đang đứng",
những người "canh thức", những
người "đang rình". Cái
"liều lĩnh" trong cuộc sống kinh tế, xã
hội, gia đình, mời gọi ta thấy trước,
lo chuẩn bị tỉ mỉ. Ong chủ doanh
nghiệp đang "thiêm thiếp ngủ” sẽ kết án chính cái doanh nghiệp của mình. Chàng trai trẻ không lo chuẩn bị tái lai
của mình, thì chính mình sẽ chịu trách nhiệm làm
hỏng cuộc đời mình, giống hệt như nhau.
Người đàn ông hay đàn bà không bao giờ nghĩ
đến Chúa sẽ làm hỏng cuộc "viếng
thăm" của Người.
Vậy anh em hãy canh thức, bởi vì anh em
không biết ngày nào Chúa của anh em đến. Anh em hay
biết điều này: nếu chủ nhà biết vào canh
kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông đã
thức...
Đừng làm cho
cuộc đời mình cứ ngủ! Hãy tỉnh thức!
Sinh vật nào
thức tỉnh, con vật đang săn mồi, cuối cùng
chính là thứ "được sống". Tỉnh thức
không hề có nghĩa là "tích lũy cho nhiều hệ
thống an ninh", "chắn rào chung
quanh nhà để tránh cướp": Không! Tỉnh
thức, chính là “sắn sàng" để đối phó,
chính là "được vận động liên tục”
để hành động:.. Tỉnh thức, chính là trái nghịch với
"để buông trôi", lo lắng, bất cần.
Không nên nói "giá mà
tôi đã biết trước" vì đã quá muộn
rồi, bởi lẽ chúng ta đã được cảnh
báo trước rồi.
Nếu chủ: nhà biết vào canh nào kẻ
trộm sẽ đến... Hẳn ông đã
thức không để nó khoét vách nhà mình đâu.
Trong tâm trí chúng ta,
hiển nhiên hình ảnh của “người kẻ
trộm" gắn liền với sợ hãi. Chắc
chắn ta có thể đọc một bài khác về hình
ảnh này. Thế thì theo
Đức Giêsu, kẻ trộm đến làm gì? Nó "khoét
vách nhà" anh" ta đến mở cái gì đang bị
đóng lại, bỗng nhiên ta khám phá một ý nghĩa
tượng trưng kỳ diệu; qua những lời
lẽ chân thực củ dụ ngôn: Chúa luôn luôn:đến "để mở" thế
gian cứ đóng không cho Người vào. Khi Người
đến cửa nhà chúng ta, Chúa sẽ vào nhà ai tỉnh
thức để mở cho người! Nhưng ai
để cho mình phải bất ngờ …coi chừng! Cửa không phải lúc nào cũng mở luôn luôn
đâu.
Chúng ta có lỡ không
để chúng ta ngỏ vào thế giới của Thiên Chúa
không?
Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn
sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người
sẽ đến.
Người Kitô hữu sẽ
được giải thoát khỏi cái ngày..luôn
luôn sắn sàng. Vâng! Con Người đến bất
cứ lúc nào trong đời. Người
đến thường xuyên, đơn giản đến
độ có vẻ như luôn luôn không ngờ đến.
Ta có tin vào điều mạc khải này
của Chúa không?
|