Chống
lại thói quen – André Sève
“Anh em hãy tỉnh
thức!”
Giấc ngủ là
thói quen của chúng ta. Nó làm chúng ta không ý thức
được ngày giờ trôi qua. Chúa Giêsu mô tả
thói quen này như sau: “Vào thời Noe, người ta ăn
uống, người ta dựng vợ gả chồng …”. Có một người thoát ra
khỏi thói quen này đúng lúc, đó là Noe. “Noe bước lên tàu”. Còn
những người khác vẫn sống “mà không nghi ngờ
gì cả, cho đến khi trận lụt nhận chìm
họ”.
Thói quen nhận chìm
chúng ta.
Bạn hãy nghĩ đến những câu: “Tôi phải phản
ứng lại… Tôi phải bắt đầu… Không thể
tin được là thời gian trôi qua nhanh thế… Nếu
có thể làm lại điều đó… Nếu lúc trẻ mà
biết thì …”.
Chúng ta biết
chứ. Chỉ cần lắng nghe Chúa Giêsu thì đủ rõ:
“Hai người cùng ở trong ruộng, thì một sẽ
bị đem đi, và một sẽ được
để lại; hai bà cùng xay bột nơi cối, thì
một sẽ bị đem đi và một sẽ
được để lại. Vậy các
ngươi hãy tỉnh thức”. Khi làm
cùng những công việc, có người thì chết, có
người thì sống. Có người không chuẩn
bị gì cả, có người đã chuẩn bị
sẵn sàng.
Sẵn sàng cho cái gì? Phải
lặp đi lặp lại lời kêu gọi cảnh giác
này vì Chúa Giêsu cũng lặp đi lặp lại lời kêu
gọi cảnh giác đó, một sự cảnh giác
thật sự. Sự cảnh giác có thể có vẻ
như một sự lo âu làm cho tê liệt, hoặc đi
đến chỗ đặt câu hỏi “ích lợi gì cơ
chứ?” làm cho quay sang khinh dể thế gian và những công
việc trần thế. Không, trái lại,
sự cảnh giác trong Phúc Âm là một sức sống
mạnh mẽ hiện tại, bởi vì người ta luôn
luôn xác minh được ở đó ích lợi và sự biểu
hiện thực sự của điều mà người ta
đang làm.
Những thói quen của chúng ta (công việc,
truyền hình, xe cộ), những lo toan của chúng ta
(kiếm tiền nhiều hơn, hoàn thành nhiệm vụ
nào đó), những dự định nghỉ ngơi (mong
ngày cuối tuần mau đến, mong kỳ nghỉ hè mau
đến), có phải những điều đó làm cho
mỗi người chúng ta sử dụng cuộc sống
đến nơi đến chốn rồi chăng? Đâu là tình yêu, nghĩa là cuộc sống 100%?
Sự phục vụ huynh đệ, nỗi
ám ảnh truyền giáo, kinh nguyện, ở đâu?
“Tôi không có thời
giờ” đôi khi là tiếng than phiền của cuộc
sống mãnh liệt. Nhưng thường thì đây
là bài ca của thói quen. Thói quen ca bài này
rất hay.
Sự tỉnh
thức của người Kitô hữu không gì khác hơn là
cuộc sống trước mặt Thiên Chúa, cuộc
sống với Thiên Chúa. Người ta làm đúng
y cũng những điều đó, nhưng chúng có thêm
một ích lợi, một chiều dày. “Một
sẽ bị đem đi, và một sẽ được
để lại”. Những người
tỉnh thức đã bám rễ trong vĩnh cửu,
những người thủ cựu thì ở trên bề
mặt, lúc nào họ cũng có nguy cơ bị quét đi.
Khác xa việc
lấy mất sở thích những gì thuộc về
cuộc sống, sự tỉnh thức thật sự mang
lại thú vị cho những bước khai tâm, những
bước đầu học tập lý thú. Tuyệt vời làm
sao, qua những gì người ta sống, khi trở thành
một người được xây dựng cho sự
vĩnh cửu và xây dựng một phần của nhân loại
vĩnh cửu!
Chống lại thói
quen là sao? Là suy nghĩ, lại tiếp tục, không buộc mình
chỉ sống theo đồng hồ,
lịch hoặc sự đều đặn máy móc và
bảo “tôi luôn luôn làm điều đó”.
Người tín hữu Kitô “sẵn sàng” là
người sống cái bình thường một cách hết
sức tự do, ý thức, đến độ
điều này giữ cho họ tỉnh thức đối
với điều bất ngờ, trong đó có giờ phút
cuối đời, giờ kẻ trộm đến: “Hãy
sẵn sàng, vì vào chính giờ các ngươi không ngờ, thì
Con Người sẽ đến".
|