Các
con hãy sẵn sàng – R. Veritas
(Trích từ ‘Sống Tin Mừng’)
Với Lễ Chúa Kitô Vua được
mừng vào hôm Chúa Nhật tuần vừa qua, Giáo Hội
Công Giáo kết thúc năm Phụng vụ theo
chu kỳ Năm C và bắt đầu năm mới
Phụng vụ theo chu kỳ Năm A bằng Chúa Nhật
thứ I Mùa vọng.
Bài đọc thứ nhất được
trích trong đoạn quan trọng nhất của sách tiên tri
Isaia, ngài là vị ngôn sứ cao cả nhất của
thời Cựu Ước. Giáo huấn của ngài vang
dội tại Giêrusalem từ khoảng năm 742 cho
đến năm 800 trước Chúa Kitô Giáng Sinh. Đây là
thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử dân
Chúa, vì lãnh thổ bị chia đôi, các bộ lạc
miền Bắc qui tụ thành vương quốc Israel,
bị đế quốc Assyria chiếm cứ từ
năm 772. Các bộ lạc miền Nam qui tụ thành
vương quốc Giuđa, càng ngày càng xa lìa Thiên Chúa,
sống bất trung với giao ước kết thúc trong
đau thương của cuộc lưu đày Babylon.
Chính trong thời kỳ này mà tiên tri Isaia
đến công bố cho dân Chúa sứ điệp hy
vọng vào sự phục hưng huy hoàng ở tương
lai. Mặc cho những bất trung của dân,
Thiên Chúa vẫn trung thành với lời Ngài đã hứa là
sẽ qui tụ tất cả mọi dân tộc lại.
Thật là hy vọng biết chừng nào khi mà giữa
những thử thách hiện tại, những xúc phạm
của các dân tộc đối với Thiên Chúa, thì cộng
đoàn nhỏ bé Israel còn lại gồm những kẻ
trung thành với Thiên Chúa được nghe những
lời loan báo Thiên Chúa sẽ ngự đến, sẽ xây
nhà Ngài trên đỉnh núi, nghĩa là Ngài sẽ đến
ngự giữa loài người và nơi Ngài hiện
diện sẽ là trung tâm qui tụ tất cả mọi dân
tộc.
Họ đang
chống đối Thiên Chúa, nhục mạ Ngài, nhưng
rồi sẽ đến lúc họ trở lại nhìn
nhận Ngài. Đó là sứ điệp hy
vọng của bài đọc thứ nhất trong Chúa
Nhật thứ nhất Mùa vọng. Các dân nước
sẽ đổ về đó, nhiều dân tộc sẽ
đến và nói rằng: "Hãy đến, chúng ta hãy lên
núi Chúa, Ngài sẽ dạy chúng ta đường lối
của Ngài và chúng ta sẽ đi theo thánh
ý của Ngài. Và khi các dân tộc nhìn nhận Chúa, giữ các
giới răn của Người thì hoà bình sẽ ngự
trị giữa họ. Đó là thời
điểm. Đó là thời kỳ mà theo
lời tiên tri Isaia "các dân các nước sẽ lấy
gươm mà rèn nên lưỡi cày, lấy giáo mà rèn nên
lưỡi liềm", nghĩa là biến các dụng
cụ giết hại nhau thành phương tiện tạo
nên bánh nuôi sống và nâng đỡ cho cuộc sống con
người.
Nơi bài đọc thứ nhất, Isaia loan
báo tiếp: "Nước này không còn tuốt gươm
ra đánh nước kia nữa,
người ta cũng không còn thao luyện để
chiến đấu nữa". 700 năm sau, sau lời
tiên báo của Isaia, Thiên Chúa sẽ thực hiện lời
hứa khi Ngài sai Con Một của Ngài xuống trần gian
làm người để cứu chuộc nhân loại,
để hòa giải con người với Thiên Chúa.
Những ai lắng
nghe và sống lời Ngài được qui tụ lại
trong dân mới của Thiên Chúa là Giáo Hội gồm mọi
dân nước. Với sự hiện diện và ân sủng của mình, Thiên Chúa đã làm cho
Giáo Hội trở thành dấu chỉ và phương
tiện để xây dựng sự hiệp nhất hòa bình
giữa con người với Thiên Chúa, và giữa con
người với nhau. Qua đó, chúng ta
thấy Giáo Hội của Chúa vẫn kiên trì trung thành
với sứ mạng làm trung gian hòa giải này, giúp xây
dựng hòa bình giữa con người với nhau trong
thế giới ngày nay.
Mùa vọng mới mà Giáo Hội bắt
đầu cử hành trong Phụng vụ của mình
với Chúa Nhật thứ nhất Mùa vọng, không phải
là thời gian để Giáo Hội nhìn lại quá khứ,
nhìn về biến cố Con Thiên Chúa đã Giáng Sinh và cử
hành biến cố này với Lễ Giáng Sinh. Tắt một
lời, Mùa vọng không phải là mùa chuẩn bị
mừng Lễ Giáng Sinh, nhưng Mùa vọng là thời gian
hướng con người về tương lai, về
biến cố Chúa ngự đến lần thứ hai trong
vinh quang vào lúc cuối cùng của lịch sử nhân
loại, khai mạc trời mới đất mới, làm
cho mọi sự đạt đến cùng đích duy
nhất của mình là Thiên Chúa.
Mùa vọng hướng con người
đến với Thiên Chúa, Đấng đang đến
trong lịch sử, đang hướng
dẫn toàn thể vũ trụ đến sự thành toàn
viên mãn cuối cùng. Thiên Chúa đến gặp con
người trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể
và hướng dẫn con người đến sự
thành toàn viên mãn, nhưng Ngài không áp đặt con người,
vì Ngài tôn trọng tự do của con người. Con
người cần lắng nghe lời mời gọi
tỉnh thức, canh tân đời sống, đó là sứ
điệp mà bài đọc II và Tin Mừng Chúa Nhật hôm
nay nhắc lại cho chúng ta.
Nơi thơ thánh Phaolô gởi tín hữu Rôma
đã khuyên các tín hữu: "Anh em thân mến! Anh em
biết rằng đã đến lúc chúng ta phải thức
dậy, vì giờ đây phần rỗi chúng ta đã
gần đến hơn lúc chúng ta mới tin đạo,
đêm sắp tàn, ngày gần đến, chúng ta hãy từ
bỏ những hành vi ám muội và mang khí giới ánh sáng, hãy
đi đứng đàng hoàng như giữa ban ngày" (Rm
13, 11-14).
Đó là những lời khuyên vẫn còn
thiết thực cho mỗi người tín hữu trong xã
hội nhiều hưởng thụ như ngày nay, ngõ
hầu sống trong sự sẵn sàng khi Chúa ngự
đến, và Ngài đến một cách thình lình không ai
ngờ trước được. Hãy từ bỏ những
hành vi ám muội và mặc lấy Chúa
Kitô, hãy để cho dung mạo Chúa được
chiếu sáng trong chúng ta. Đó là cách thức tốt
đẹp nhất để tiếp đón Chúa ngự
đến vào lúc Ngài muốn, và Phúc Âm Chúa Nhật thứ
nhất Mùa vọng diễn tả Ngài đến như
kẻ trộm: "Vậy các con cũng phải sẵn
sàng vì lúc các con không ngờ thì Con Người sẽ
đến" (Mt 24, 44).
Chúa đến như kẻ trộm, Ngài
đến gặp chúng ta trong chính cảnh sống của
mình, trong chính lúc chúng ta chu toàn bổn
phận. Tỉnh thức đón Chúa không có nghĩa là chu toàn bổn phận của mình, mà là chu toàn
bổn phận như Chúa, với Chúa và trong Chúa. Đó là thực hiện lời khuyên của thánh
Phaolô là hãy mặc lấy Chúa Kitô để đón Chúa Kitô
ngự đến.
Lạy Chúa, xin giúp
chúng con chu toàn bổn phận của mình
như phương thế trọn hảo để
sẵn sàng đón Chúa ngự đến. Xin đừng
để chúng con sống trong một thái độ ù lì,
nhưng trong thái độ tích cực từ bỏ các
tật xấu, các công việc của bóng tối,
để mỗi ngày sống xứng đáng hơn hầu
sẵn sàng đón Chúa ngự đến. Amen.
|