Đức Giêsu, vua
tình yêu
(Suy
niệm của Lm. Giuse Phạm Thanh Liêm)
Ngày Chúa Nhật
cuối cùng của năm phụng vụ, Giáo Hội mừng kính trọng thể Đức Yêsu Kitô Vua.
Vua:
người trổi
vượt trên tất cả
Vua là người
trổi vượt hơn người khác, thắng được tất cả, nên có
quyền trên người khác. Lịch sử Việt Nam cho thấy, sau “ngàn năm
nô lệ giặc Tàu” Đinh Bộ Lĩnh là người
đầu tiên thắng được các sứ quân
và là vị
vua đầu tiên “Đinh Tiên Hoàng”. Ngày nay khi
người ta nói vua bóng
đá, người ta nhắc tới
người chơi bóng đá rất
giỏi và trổi vượt hơn người khác, chẳng hạn như Pélé và Maradona.
Khi nhắc tới môn cờ vua,
người ta nhắc tới tên những vua cờ như
Karpov và Kasparov.
Đức Giêsu là
Vua. Ngài là vua các
vua, ngài làm vua cả
hoàn vũ này, vì mọi
quyền năng trên trời dưới đất đều đã được ban cho Ngài (Mt.28, 18). Đức
Giêsu chấp nhận thân phận con người trọn vẹn, Ngài bất lực như tất cả mọi người khi Ngài đang
sống đời tại thế, nhưng khi Ngài chấp nhận cái chết ô nhục trên thập giá, Thiên Chúa
đã cho Ngài sống lại, và ban cho Ngài quyền
năng trên tất cả trời và đất.
Đức Yêsu là vua cả hoàn
vũ này.
“Chính để anh em được
tự do mà Đức Giêsu đã giải phóng anh em”
(Gl.5, 1). Với tình yêu và bằng
tình yêu, Đức Giêsu đã giải phóng chúng ta
khỏi tất cả, để chúng ta được
tự do và làm chủ tất
cả. Tình yêu giải phóng chúng ta
khỏi nô lệ, và giúp
chúng ta làm chủ, làm vua và
là người tự do.
Đức Giêsu: người
“yêu” trổi vượt tất cả những người đang yêu
Thánh Phaolô trong thư gởi tín hữu ở Colôsê cho thấy
Thiên Chúa biểu lộ quyền năng và tình yêu
của Ngài nơi Đức Giêsu. Đức Giêsu là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình.
Nhờ Ngài, mọi vật được tạo thành, hữu hình hay vô hình.
Mọi vật được tạo thành nhờ Ngài và cho Ngài.
Ngài là đầu của Giáo Hội, là người
đầu tiên sống lại từ cõi chết.
Ngài hoà giải tất cả với Thiên Chúa trong máu
Ngài.
Đức Giêsu trổi
vượt trên tất cả vì yêu. Ngài là vua tình yêu, không
ai yêu mãnh
liệt như Ngài. Ngài dám chết,
để người
Ngài yêu được sống.
Ngài hiến mạng Ngài, để thành lương thực nuôi dân Ngài. Ngài để lại cho họ
một mệnh lệnh rất đơn sơ: hãy yêu nhau
như Ngài yêu họ: “Cứ dấu này mà người
ta nhận biết các con là môn đệ
của thầy, là các con yêu
thương nhau”
(Ga.13, 35). Ngài không đòi con người làm điều gì khác ngoại
trừ yêu thương, ngài muốn tất cả những người thuộc về Ngài làm
mọi công việc vì yêu
thương. “Yêu thương là chu toàn
tất cả lề luật”.
Trước những
lời nhạo báng của những người ghét Ngài, Ngài
vẫn không oán hận. Ngài tha thứ.
Ngay trong những lúc cùng quẫn nhất, Ngài vẫn luôn độ lượng, quên mình để
yêu thương người khác: “hôm nay, ngươi sẽ ở trên Thiên Đàng với Ta”. Lời của Đức Giêsu cũng là lời tình
yêu, đem lại an ủi
và ban bình an.
Con vua lại được
làm vua: chúng ta được
mời gọi làm vua
Vua là nét
đặc trưng của Thiên Chúa. Thiên Chúa có
quyền trên tất cả, Ngài thống trị vũ trụ, vì vũ
trụ đều do
Ngài tạo dựng, tất cả phải tùng phục Ngài. Thiên Chúa
khi tạo dựng nên con người, Ngài đã trao cho
con người sứ
mạng và quyền thống trị trên cá biển chim
trời (St.1, 28). Làm chủ vũ trụ này, là sứ mạng
của con người
và của mỗi người chúng ta.
Thiên Chúa là
Cha chúng ta, Ngài tạo dựng chúng ta qua cha mẹ mỗi người chúng ta. Ngài không
tạo dựng chúng ta như
những người
nô lệ, nhưng như những người tự do, để chúng ta làm
chủ vũ trụ này, để chúng ta được cai trị
vũ trụ này. “Con vua lại
được làm vua, con sãi ở chùa thì quét
lá đa”. Chúng ta là
con Thiên Chúa, Ngài cho chúng
ta quyền thống trị trên mặt đất, và Ngài muốn chúng ta làm
chủ vũ trụ này với
lý trí và
tài năng Ngài ban cho chúng
ta.
“Được làm vua, thua
làm giặc”. Người thắng, làm
chủ, làm vua. Người thua, làm nô lệ, làm
tôi đòi. Thiên Chúa muốn
chúng ta làm chủ, Ngài không muốn
chúng ta làm nô lệ,
Ngài mời gọi chúng ta chiến thắng chính con người chúng ta, chiến thắng những khuynh chiều xấu nơi mỗi người. Nếu chúng ta thua,
chúng ta làm nô lệ
cho những khuynh chiều hạ đẳng, chúng ta làm
nô lệ xác thịt, nô lệ tiền
bạc, nô lệ danh vọng
hão huyền. Thiên Chúa muốn chúng ta chiến
thắng, Ngài muốn chúng ta làm vua
với Ngài, với Đức Giêsu Kitô.
Câu hỏi gợi ý chia sẻ:
1. Điều gì quý
nhất Đức Giêsu đã làm
cho bạn?
2. Cách hành xử
của bạn có giống cách hành xử
của Đức Giêsu không, khi
có ai chọc
tức làm cho bạn muốn
nổi khùng, hoặc khi bạn bị oan ức? Trên
đời, liệu có ai có
cách hành xử giống cách hành xử
của Đức Giêsu không?
3. Nếu được gọi Đức Giêsu với một tước hiệu mà bạn
ưng ý nhất, thay vì gọi
Đức Kitô Vua thì bạn
gọi Ngài bằng tước hiệu nào?
|