MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Đã Có Được Cho Thêm Là Để Dự Trữ Mà Bù Đắp...
Thứ Tư, Ngày 16 tháng 11-2016

Đã có được cho thêm là để dự trữ mà bù đắp...

Bài Phúc Âm hôm nay, Thứ Tư Tuần XXXIII Thường Niên, tiếp theo ngay sau bài Phúc Âm hôm qua. Một chi tiết cho thấy điều đó, chẳng cần theo dõi kỹ về đoạn và câu của 2 bài Phúc Âm, đó là chi tiết liên quan đến địa điểm của cuộc hành trình Giêrusalem của Chúa Giêsu.

Thật vậy, trong bài Phúc Âm hôm qua, nếu "Chúa Giêsu vào Giêricô và đi ngang qua thành" thì trong Bài Phúc Âm hôm nay, "Người đã đến gần Giêrusalem", và chính "vì" thế, Phúc Âm hôm nay cho biết tiếp, "mà dân chúng lại cứ tưởng là Nước Thiên Chúa sắp xuất hiện trong giây lát".

Bởi thế, Thánh ký Luca ghi nhận rằng: "Chúa Giêsu phán thêm một dụ ngôn nữa", một dụ ngôn chẳng những trực tiếp liên quan đến cuộc hành trình Giêurusalem của Người bấy giờ, mà còn liên quan đến "Nước Thiên Chúa", một thực tại thần linh đã từng được Người sử dụng nhiều hình ảnh khác nhau để sánh ví trước đó nay Người muốn nói "thêm... nữa" vào lúc Người gần tới Thành Giêrusalem: "Nói thế rồi Chúa liền dẫn họ lên Giêrusalem". Và dụ ngôn ấy được Phúc Âm hôm nay cho biết đã bắt đầu như thế này:

"Có người quý tộc kia đi phương xa để được phong vương rồi trở về. Ông cho gọi mười người tôi tớ đến, giao cho họ mười nén bạc và dặn rằng: 'Hãy làm lợi cho đến khi ta trở về'. Nhưng các người dân của ông ấy ghét ông, sai người đi theo mà rằng: 'Chúng tôi không muốn ông ấy làm vua chúng tôi'. Ðược phong vương rồi ông trở về, cho gọi các tôi tớ mà trước kia ông đã giao tiền cho, để biết mỗi người đã làm lợi được bao nhiêu".

Inline image 1

Trước hết, "người quý tộc kia đi phương xa để được phong vương rồi trở về" đây phải chăng ám chỉ chính Chúa Kitô, Con Thiên Chúa ("quí tộc"), từ trời xuống trần gian ("đi phương xa") để hoàn tất công cuộc cứu chuộc trần gian của mình, ở chỗ được "treo lên" (Gioan 8:28) trên ngai tòa Thánh Giá (như "được phong vương", nhưng sau đó người đã tự mình sống lại ("rồi trở về").

Ý nghĩa "đi phương xa" cũng có thể hiểu có liên hệ mật thiết với lời tiên báo của Chúa Giêsu với các môn đệ của Người trong Bữa Tiệc Ly về việc Người ra đi đến một nơi mà các môn đệ của Người không thể tới được và chẳng biết là ở chỗ nào để theo như tông đồ Toma cảm nhận (xem Gioan 14:5): "Thày chẳng còn ở với các con bao lâu nữa. Các con sẽ tìm kiếm Thày... Nơi Thày đi các con không thể nào tới được" (Gioan 13:33).

Trước khi lên đường "đi phương xa để được phong vương rồi trở về" như thế, "ông cho gọi mười người tôi tớ đến, giao cho họ mười nén bạc và dặn rằng: 'Hãy làm lợi cho đến khi ta trở về'", phải chăng ở đây Chúa Giêsu muốn ám chỉ đến Bữa Tiệc Ly là lúc Chúa Giêsu đã trao cho các vị, một điều bao gồm cả 10 điều răn Cựu Ước (ám chỉ "10 nén bạc") đó là "giới răn mới" (Gioan 13:34), ở chỗ các vị phải "yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con. Tất cả mọi người sẽ dấu ấy mà nhận biết các con là môn đệ của Thày" (Gioan 13:34-35).

Thế nhưng, việc Chúa Kitô hành trình lên Giêrusalem để hoàn tất sứ vụ cứu độ trần gian của Người như một ông vua như thế không được lòng "dân của" Người là dân Do Thái vốn "ghét" Người nên họ đã ra mặt công khai chống đối: "Chúng tôi không muốn ông ấy làm vua chúng tôi", bằng cách sát hại Người. Không ngờ, việc họ tự do sát hại Người một cách độc dữ tàn bạo chưa từng thấy lại giúp cho Người "được phong vương" - "Giêsu Vua Dân Do Thái" (Luca 23:38), Đấng "được toàn quyền trên trời dưới đất" (Mathêu 28:18).

"Ðược phong vương rồi ông trở về, cho gọi các tôi tớ mà trước kia ông đã giao tiền cho, để biết mỗi người đã làm lợi được bao nhiêu". Đúng thế, khi "trở về" vào lúc quang lâm tái giáng của mình trong ngày sau hết, Chúa Kitô sẽ tính sổ sách về nén bạc được Người trao phó cho thành phần đầy tớ của Người thuộc hàng ngũ lãnh đạo đàn chiên của Người, từ các vị tông đồ đến thành phần thừa kế các vị trong hàng giáo phẩm (bao gồm cả giáo sĩ) dọc suốt giòng lịch sử của Giáo Hội Người thiết lập.

Nén bạc đó đối với thành phần đầy tớ của Chúa Kitô (nếu hiểu về các vị chủ chiên trong hàng giáo phẩm và giáo sĩ) quả thực là đức bác ái, như chính Người đã hỏi tông đồ Phêrô 3 lần có yêu mến Người hay chăng để Người trao phó các chiên của Người cho ngài cũng như cho các vị thừa kế ngài cùng tông đồ đoàn là các vị giáo hoàng và giám mục sau này trong Giáo Hội. Và quả thực, chính vì nén bạc đó là đức bác ái yêu thương phục vụ mà Người đã căn cứ vào đức bác ái này mà phán xét cùng thưởng phạt vậy (xem Mathêu 25:31-46).

Vấn đề ở đây là "người quí tộc" trong dụ ngôn đã trao cho 10 người đầy tớ của mình 10 nén bạc, nghĩa là mỗi người một nén bạc chứ không phải mỗi người 10 nén bạc, ám chỉ 10 điều răn, nhưng được tóm lại thành "một nén bạc" là "giới răn mới" được Chúa Kitô truyền lại cho các tông đồ. Vậy "10 người đầy tớ" đây là ai, nếu không phải ở trong Bữa Tiệc Ly bấy giờ là lúc các môn đệ được Chúa Kitô trao cho nén bạc "giới răn mới" có thể hiểu là ám chỉ 10 vị trong số 12, vì tông đồ Giuđa bấy giờ đã bỏ đi bàn việc nộp Người (xem Gioan 13:30), và Tông Đồ Gioan không kể vì vị tông đồ này tự bản chất và sứ vụ vốn gắn liền với "giới răn mới" qua cử chỉ dựa vào ngực Chúa Kitô (xem Gioan 13:23).

Tuy nhiên việc sinh lợi nén bạc lại tùy theo trình độ khả năng và mức độ nỗ lực của mỗi người đầy tớ nữa. Bởi thế, trong 3 loại người đầy tớ tiêu biểu được chủ gọi đến trình bày trách nhiệm nén bạc của mình, có người sinh lợi được gấp 10 lần, nhưng cũng có người chỉ sinh lợi được gấp 5 thôi, như dụ ngôn của Bài Phúc Âm cho thấy.

Ở đây có thể hiểu nén bạc "giới răn mới" là "yêu nhau như Thày" nơi từng người đầy tớ sinh lợi nhiều như gấp 10, hay sinh lợi vừa như gấp 5, chẳng những tùy ở ơn gọi hay bậc sống của Kitô hữu, giáo dân hay giáo sĩ, mà còn tùy ở mức độ nên một với Chúa Kitô nữa, ở chỗ, càng hiệp nhất với Người thì Người càng yêu thương tha nhân như chính Người đã yêu họ, nghĩa là họ càng phản ảnh Chúa Kitô một cách trung thực nhất và sống động nhất, gấp 10 lần, hơn gấp 5 lần.

Trong số thành phần đầy tớ cũng không thể thoát được có một thiểu số nào đó không đáp ứng trách nhiệm nén bạc được trao phó, ở chỗ sống vị kỷ, hưởng thụ hơn phục vụ, không phản ảnh bản chất đức ái trọn hảo của mình như "ánh sáng thế gian" (Mathêu 5:14) chiếu tỏa Chúa Kitô "là ánh sáng thế gian" (Gioan 8:12).

Nếu họ cảm thấy "giới răn mới" là "yêu nhau như Thày yêu" là một lý tưởng quá siêu việt họ không thể nào với tới như lòng mong ước của chủ mình, nhất là như gương của chủ mình trong việc "được phong vương" trên Thánh Giá của chủ: "hiến mạng sống mình làm giá chuộc nhiều người" (Mathêu 20:28), thì ít nhất họ vẫn có thể sinh lợi nén bạc bác ái được trao cho họ, bằng cách gửi vào "nhà băng" thần linh, ở chỗ tin tưởng (trust) ký thác (deposit) vào Lòng Thương Xót Chúa, để chính Người bù đắp những yếu hèn bất lực thiếu sót của họ, nhờ đó Người "có thể lấy cả vốn lẫn lời" từ họ, như từ tên tử tội bị đóng đanh bên phải Người trên Đồi Canvê xưa (xem Luca 23:40-43).

Ở cuối dụ ngôn trong bài Phúc Âm hôm nay còn một chi tiết rất hay nữa, đó là "Ai có sẽ cho thêm, và người đó sẽ được dư dật; còn ai không có, người ta sẽ lấy đi cả cái nó đang có", điển hình là người đầy tớ sinh lợi 10 nén nhiều nhất lại được thêm nén bạc của "người đầy tớ bất lương".

Đúng thế, trong đời sống thiêng liêng cũng vậy, những tâm hồn thánh thiện (chứ không phải chỉ ở tầm mức đạo đức thôi) thường được thêm nhiều ơn Chúa ban, những ơn mà tội nhân vì yếu đuối và mù quáng đánh mất, nhưng không phải để người đã có hoan hưởng một mình, trái lại, là để bù đắp cho chính tội nhân đã đánh mất đi ân sủng của họ được Chúa ban, nhờ đó chính tội nhân cũng được cứu độ. Ôi Lòng Thương Xót Chúa vô cùng khôn ngoan và tìm hết cách để cứu độ con người, cứu độ từng người.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Chúa Kitô, Vua Vũ Trụ – Veritas (trích Từ ‘hãy Ra Khơi’) (11/17/2016)
Chúa Giêsu, Vua Yêu Thương (suy Niệm Của Lm Phêrô Bùi Quang Tuấn) (11/17/2016)
Chúa Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ – Lm Trần Đình Nhi (11/17/2016)
Chúa Kitô Vua – Đgm. Giuse Vũ Duy Thống (trích Từ ‘nút Vòng Xoay’) (11/17/2016)
Bỏ Ngài Con Biết Theo Ai? (11/17/2016)
Tin/Bài cùng ngày
Cái Nhìn Tha Thứ, Lm Giuse Hoàng Kim Toan (11/16/2016)
Kính Trọng Thể Lễ Đức Kitô –vua Vũ Trụ (11/16/2016)
Nén Bạc (11/16/2016)
Tin/Bài khác
Vinh Quang Và Đau Khổ (11/20/2016)
Phiên Tòa Bất Công, Lm Jos Tạ Duy Tuyền (11/15/2016)
Vâng Phục Đến Hơi Thở Cuối Cùng, Lm Inhaxiô Trần Ngà (11/15/2016)
Có Hỏa Ngục Hay Không? Lm Nguyễn Hữu Thy (11/15/2016)
Chẳng Còn Gì Ngoài Ơn Cứu Độ ... Nhờ Kẽ Hở Cứu Độ (11/15/2016)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768