Trắc nghiệm đức tin – Thiên Phúc
(Trích từ ‘Như Thầy Đã Yêu’)
Một hôm
vua Ai cập đang đứng chiêm ngưỡng những
công trình mà ông cho xây dựng tại thành phố Eliôpôli,
bỗng có cụ già râu tóc bạc phơ không biết từ
đâu tới đã cười ngạo nghễ và thách
thức nhà vua:
- Hãy bỏ
lại tất cả và cút đi!
Nhà vua
giận tím gan, nhưng ông ta đã nén giận và hỏi:
- Hỡi lão
già, ngươi là ai mà dám ra lệnh cho ta cách hỗn
xược như thế? Không lẽ ngươi quyền
thế hơn ta?
Ông lão
quả quyết:
- Đúng
thế! Vì ta là thời gian.
Nghe
đến tên thời gian, vua Ai cập tái mặt, té nhào
khỏi ngai vàng. Cùng với ông, cả đế quốc Ai
cập cũng sụp đổ.
Lão già
thời gian cũng rảo qua khắp các đế quốc
trên địa cầu. Lão đi đến đâu, các
đế quốc đều rơi như sung rụng.
Nhưng ngày
kia, người ta bỗng thấy xuất hiện, tại
đồi Vatican một cụ già khác. Lão già
thời gian cũng một giọng điệu vô cùng hách
dịch đến trước thành Vatican gầm lớn:
- Ta là
thời gian đây!
Tiếng
gầm thét đó làm rung chuyển trái đất, nhưng
lại không làm cho cụ già trên đồi Vatican mảy may
lo sợ. Cụ bình tĩnh đáp:
- Còn ta, ta
chính là vĩnh cửu! Xuyên qua các thế hệ ta phải
đại diện cho lòng chung thủy của Thiên Chúa
đối với con người.
Không có gì là vĩnh cửu dưới
bầu trời này. Nhiều người Do thái nhìn ngắm
và khen ngợi đền thờ Giêrusalem nguy nga tráng lệ,
được xây cất bằng đá cẩm thạch
nguyên khối, mỗi cây cột cao hơn 12 mét. Đền
thờ được trang trí với cây nho lớn bằng
vàng ròng, quyên góp từ các tín hữu. Mặt tiền
đền thờ được dát bằng vàng lá, mỗi
khi mặt trời lên, nó phản chiếu ánh sáng chói lòa
rực rỡ. Nhìn từ xa, đền thờ trông như
một núi tuyết khổng lồ vì màu trắng toát
của đá cẩm thạch. Chính vẻ huy hoàng lộng
lẫy của đền thờ mà người ta
tưởng nó sẽ tồn tại vĩnh viễn.
Chúa Giêsu đã đánh đổ quan
niệm sai lầm đó. Người loan báo đền
thờ sẽ bị tàn phá một cách thảm hại, không
còn hòn đá nào chồng trên hòn đá nào. Quả thật,
tiên báo này đã hoàn toàn ứng nghiệm năm 70 sau Công
nguyên, khi vua Titô đem quân bao vây, tàn sát dân chúng, bắt
những tù binh, và thiêu hủy đền thờ thành ra hoang
vu tiêu điều.
Mọi người kinh hoàng sợ hãi khi
nghe Chúa Giêsu loan báo việc đền thờ bị phá
hủy. Họ xin Người cho biết thời gian và
điềm báo trước. Nhưng Người không cho
biết gì thêm lại còn dựa vào lời tiên báo trên
để nói về ngày tận thế. Trước ngày
đó, sẽ có những thử thách đức tin.
Có thể có những ngôn sứ giả
hiệu, mạo danh Chúa để mê hoặc tín hữu, hay
loan báo thời gian đã đến gần để làm
mất niềm hy vọng nơi những kẻ tin.
Có thể có những cuộc bách hại
các tín hữu, thậm chí cả sự chia rẽ trong các gia
đình.
Nhưng Người khuyên họ:
“Đừng sợ”. Hãy tin tưởng trong phó thác và bền
đỗ trong đức tin. Vì Thiên Chúa luôn quan phòng chở
che cho những ai cậy trông nơi Người.
Đối với Chúa Giêsu, bách hại và
thử thách không phải là điều đáng sợ mà là
một cơ may, để người tín hữu có
dịp “làm chứng”: để cho kẻ bách hại
hiểu biết đức tin của người tín
hữu, và để người tín hữu chứng tỏ
lòng tin vào Thiên Chúa trong cơn thử thách.
Quả thật, Thiên Chúa muốn niềm
tin phải là một hành động tín nhiệm sâu xa
nơi Người, một biểu lộ tín thác tuyệt
đối vào Người, cho dù có phải chịu thử
thách đớn đau nhất, kể cả sự
chết. Đức Tổng Giám mục Fulton Sheen có
viết: “Để trắc nghiệm đức tin của
ta, cần phải xem phản ứng lúc đau khổ và
thử thách, chứ không phải lúc thuận buồm xuôi
gió”.
Lạy Chúa,
đức tin không giữ cho chúng con khỏi chết,
cũng không cứu chúng con thoát đau khổ, nhưng
đức tin chính là hiến dâng mạng sống.
Xin ban thêm
đức tin cho chúng con, để trong bất cứ hoàn
cảnh nào, chúng con vẫn luôn kiên trì giữ vững
niềm tin vào Chúa. Amen.
|