Ngày tận
thế
Vũ trụ vật chất này cũng
như cuộc đời chúng ta đã có một khởi
đầu, thì cũng sẽ có một kết thúc và qua
đoạn Tin Mừng sáng hôm nay, Chúa Giêsu mô tả một
cách cụ thể sự hủy diệt Giêrusalem và
đền thờ. Đối với người Do Thái,
sự hủy diệt hai nơi này đồng nghĩa
với ngày tận thế. Vì vậy, Giáo Hội muốn
chúng ta dừng lại để suy nghĩ vê sự kiện
này trong những tuần lễ cuối cùng của năm
phụng vụ.
Khi ngày trọng đại ấy
xảy đến, chúng ta sẽ bị xét xử về tình
yêu. Vậy thì ngay từ bây giờ, cuộc sống của
chúng ta, từ tư tưởng, lời nói đến
việc làm có thấm nhuần tình yêu hay không? Bởi vì
tương lai thì bắt đầu từ ngày hôm nay. Và
cuộc sống vĩnh cửu nảy mầm từ
cuộc sống hiện tại. Chúng ta hãy hồi tâm xét
mình, kiểm điểm lại cuộc sống xem chúng ta
đã thực thi giới luật yêu thương của
Chúa như thế nào?
Trước hết là trong tư
tưởng. Chúng ta thường bảo: lòng đầy thì
mới tràn ra ngoài, tư tưởng thì hướng
dẫn hành động. Vậy thì trong cõi lòng, chúng ta có nuôi
dưỡng sự hận thù ghen ghét hay không? Chúng ta có
muốn đặt mình lên trên người khác để
rồi soi mói, bắt lỗi họ hay không?
Tiếp đến là trong lời nói.
Chúng ta thường bảo: người là một con vật
có ngôn ngữ, có tiếng nói. Ngôn ngữ và tiếng nói là
điều Chúa trao ban để chúng ta chuyển thông tư
tưởng hầu tạo được một sự
hòa thuận, cảm thông. Thế nhưng chúng ta có biết
cẩn thận, đắn đo trong lời nói. Có biết
ngoáy lưỡi bảy lần trước khi nói,
để tránh đi những lời nói nóng nảy,
chửi bới cộc cằn, cũng như những
lời nói dèm pha hạ nhục uy tín người khác hay không?
Bởi vì lời nói chẳng mất tiền mua, liệu
lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Có ba vị lãnh đạo tôn giáo,
quyết định tĩnh tâm chung với nhau. Trong giờ
chia sẻ kinh nghiệm sống, họ nói với nhau
về những thiếu sót thường vấp phải.
Vị linh mục Công giáo thú nhận: Tôi hơi chè chén
một chút. Vị giáo sĩ Do Thái thì nói: mới đây, tôi
có bài bạc gian tham đôi lần. Còn vị mục sư
Tin lành thì bảo: thú thực với hai vị, tôi chả
giữ kín được điều gì cả. Tôi có tật
ham nói này nói nọ mà không tài nào sửa được. Câu
chuyện trên khiến chúng ta tự hỏi: tôi đã sử
dụng lời nói như thế nào.
Sau cùng là trong việc làm, chúng ta đã
thực sự giúp đỡ anh em, nhất là những
kẻ túng thiếu bất hạnh hay chưa?
Cách đây nhiều năm, có chín
người tàn tật đã thành công trong việc leo lên
một ngọn núi cao 4000 mét. Chín người ấy gồm
một người què, một người mắc bệnh
kinh phong, hai người điếc và năm người
mù. Được hỏi là đã leo lên đỉnh núi
như thế nào, thì một người trong nhóm đã
trả lời một cách đơn sơ:
- Chúng tôi đã nhận được
rất nhiều sự trợ giúp của nhau.
Câu chuyện trên khiến chúng ta tự
hỏi: chúng ta đã thực sự giúp đỡ lẫn
nhau hay chưa. Chúng ta có biết nương tựa vào nhau
trên bước đường tiến lên núi thánh, là quê
hương Nước Trời hay chưa?
Tóm lại, chúng ta có thực thi giới
luật yêu thương thì chúng ta mới được
Chúa đón nhận vào quê hương nước trời
trong ngày sau hết, bởi vì tương lai thì đang
bắt đầu từ ngày hôm nay và cuộc sống
vĩnh cửu được bắt đầu từ
những tháng năm hiện tại.
|