Ngày của Chúa
Sẽ có
ngày cả thế giới và vũ trụ
này biến đổi. Bao giờ? Thế nào? Và có
những dấu hiệu nào báo trước không?
Vào khoảng
năm 450 trước
Công Nguyên, Ngôn Sứ Malaki
đã ra đi tuyên sấm.
Ông loan báo “ngày của Chúa” sẽ đến, nhằm làm sống lại niềm hy vọng của
Dân Chúa sau cuộc hồi hương của Babylon
trở về. Đất nước bị dân ngoại
chiếm đóng, đền thờ vẫn hoang tàn, tôn giáo
bị biến chất, lễ bái trở nên
vô vị. Từ đó, dân chúng chán
nản ngã lòng. Phải chăng Thiên Chúa đã bỏ
dân Ngài. Phải chăng Thiên Chúa đã
không trung thành giữ lời Ngài đã hứa?
Ngôn sứ
Malaki loan báo: Đừng tưởng mọi sự sẽ như thế nầy mãi. Thiên Chúa
không bỏ Dân Ngài. Sự
ác không thống trị mãi… Ngày của
Chúa sẽ đến. Ngày ấy sẽ là ngày khủng
khiếp, ngày tiêu diệt. Tất cả những kẻ kiêu căng cà làm điều
ác sẽ như rơm rạ làm mồi
cho ngọn lửa…
Nhưng “Ngày của Chúa” sẽ là ngày đầy
hy vọng của những người công chính. Bởi vì là ngày
họ sẽ trông thấy công bình và
thánh thiện chiến thắng vĩnh viễn tội ác, ngày
mà các dân
sẽ nối gót Dân Chúa
tiến về với Chúa, tiến lên Đền Thánh mới.
Như vậy,
lời tiên tri của Ngôn sứ Malaki hôm nay không phải
là lời tiên báo ngày
tận thế. Đó là lời
tuyên báo ngày Chúa đến
cứu độ Dân Ngài, sau
những thời gian thử thách nặng nề nhằm kêu gọi Dân
Chúa hãy luôn hy vọng
và tin tưởng vào ngày cứu
độ.
Tin Mừng hôm nay minh họa
Ngày cảu Chúa với những hình ảnh của Cựu Ước: vẫn là cảnh
trời long đất
lở, lửa cháy phừng phừng, trừng phạt kẻ dữ, thưởng công người lành. Sau biến
cố năm 70, Đền thờ Giêrusalem từng là niềm kiêu
hãnh của người Do Thái, đã không còn
hòn đá nào trên hòn
đá nào: mọi thứ đều sụp đổ, tiêu tan… đối với các Kitô hữu
đầu tiên, phải chăng đó là dấu
chỉ ngày tận thế? Phải chăng Nước Trời mà Chúa Kitô
loan báo đã gần kề? Họ tưởng như vậy và nôn nóng
chờ đợi. Nhưng rồi thời gian không thiên vị
ai, và cảnh
chờ đợi sốt ruột kia cứ kéo
dài mãi không
ngừng. Họ bắt đầu chán nản thất vọng.
Chúa Giêsu
đã không gắn liền thời gian cùng tận với những hiện tượng xã hội và
thiên nhiên xảy ra. Ngài
không đến để báo trước ngày tận thế như những tiên tri giả. Trái lại, Ngài bảo: “Anh em hãy
coi chừng kẻo bị lường gạt”, vì sẽ có
người tự xưng là tiên
tri và tiên đoán ngày tận thế. “Các con đừng tin theo họ”. Cũng đừng căn cứ vào các tai biến
mà cho là
ngày tận thế sắp đến rồi, vì chiến tranh, thiên tai, địa họa là những tai biến thời nào cũng có.
“Các con đừng sợ, vì những
biến cố ấy phải xảy đến trước, nhưng chưa phải là hết đời
ngay đâu”.
Cả những
cuộc bách hại Giáo Hội cũng không phải là dấu hiệu
ngày tận thế. Chúa đã tiên báo:
“Người ta sẽ cầm tù các con, sẽ
đưa các con ra trước tòa án”. Nhưng
Chúa lại căn dặn: “Đừng lo sợ, vì đó là
cơ hội để các con làm chứng cho Thầy”. Thiên Chúa sẽ
trợ lực chúng con, “nếu chúng con can trường, kiên trì, bền
đỗ đến
cùng, các con sẽ cứu được sự sống của các con”.
Chắc chắn thế giời sẽ có ngày tận
cùng. Năm 2000 chăng? Không ai biết được.
Ai khẳng định
điều đó, người ấy là tiên tri giả.
Ai coi chiến tranh, động đất, ôn dịch, đói kém là dấu
hiệu bắt đầu tận thế để rồi chán nản, buông xuôi, bỏ bê công việc,
thay vì hoạt
động góp phần ổn định đời sống, đem lại công lý, hòa bình,
ấm no, hạnh phúc, người đó là tiên
tri giả hiểu, láo khoét, lừa
bịp thiên hạ. Nhưng đáng tiếc là khi gặp
khó khăn, đau khổ, người ta lại dễ tin theo các “tiên
tri dỏm” đó!
Người Kitô hữu chúng ta, trước
mọi nghịch cảnh, phải sống theo niềm tin đích thực vào Thiên Chúa. Phải
luôn trung thành trong đức
tin của mình và làm chứng
cho Nước Chúa, Nước vĩnh cửu, bất diệt ở bên kia thế
giới nầy. Phải kiên trì, trung thành
trong bổn phận hằng ngày thì mới
mong kiên vững trước nghịch cảnh. Nếu không kiên trì trong
việc tầm thường hằng ngày thì khó
mà kiên trì
trong lúc gặp nguy biến.
Nếu ngay bây giờ,
từng giây phút, chúng ta
cố gắng sống trung thành trong đức
tin, trong bổn phận, thì “khi nào tậnt
hế?”, điều
đó không thành vấn đề. Vì “ai kiên trung
bền đỗ đến cùng, người ấy sẽ được cứu thoát và được sống đời đời”.
Vậy, đừng bận tâm khi nào
tận thế, hãy lo sống hiện tại và kiên trì.
Đừng tin những
lời đồn đại xuyên tạc trước những biến cố khủng khiếp của lịch sử. Điều quan trọng duy nhất là trung
thành làm chứng cho Chúa. Mỗi người chỉ có hôm nay để
xây dựng ngày mai và
cuộc sống vĩnh cửu.
|