Từ khán giả đến người
tiếp cận - McCarthy
Truyền hình đang đe dọa
biến tất cả chúng ta thành những khán giả,
kẻ bàng quan, người ngoài cuộc. Giả
sử bạn là một người yêu thích thiên nhiên. Giờ đây, bạn không cần phải
để cho giày mình bị bẩn, hoặc bạn phải
đội mưa. Bạn cũng không
cần phải ra khỏi phòng khách hoặc đi xa lò
sưởi. Truyền hình đem lại
cho bạn lễ hội với quang cảnh và âm thanh.
Không nguy hiểm, không mệt nhọc, không
rắc rối. Tuy nhiên, đó là một
sự thay thế quá nghèo nàn so với cảnh vật.
Có những người tuyên bố rằng mình yêu thiên
nhiên nhưng hiếm khi hoặc không bao giờ họ đi
dạo trong rừng, băng qua các cánh đồng hoặc
đi dọc theo bờ biển. Nói cách khác, họ chỉ là những khán giả.
Họ không thật sự bị lôi kéo
để tham gia. Tham gia là góp phần
mình vào việc đó. Nhưng bạn sẽ thu hoạch nhiều hơn điều
bạn cho đi.
Tuy nhiên, khi làm khán giả, ít nhất,
người ta cũng có sự quan tâm. Và
nơi nào có sự quan tâm, ở đó có khả năng
người ta sẽ thật sự tham gia.
Trường hợp của Giakêu là
như thế. Lúc bắt đầu câu chuyện ông chỉ
là một khán giả. Ông có thể nhìn
thấy mà không bị nhìn thấy, ông chỉ là một
người đi xem. Ông cảm thấy thuận
tiện khi bị quan sát. Tất cả chúng ta
chẳng như thế sao?
Ông không hòa nhập vào đám đông. Ông trèo lên cây sung
giữa những cành cây. Và bằng cách đó, ông chơ vơ, không có chỗ để bám. Ông đứng bên lề, không phải vì nghèo nàn mà
vì giàu có. Sự giàu sang đã cô lập ông với
những đồng bào ông trong thành mà phần lớn
đều nghèo khó.
Là một người đi xem, ông
chỉ tham dự một cách thụ động. Ông
ở đó trong những giới hạn của mình. Hẳn ông phải có một sự quan tâm nào
đó, nhưng không liều lĩnh, không dấn thân. Khi mọi việc qua đi, ông có thể trở
về nhà, và nếu ông muốn, ông sẽ quên hết
mọi chuyện.
Nhưng điều gì đã xảy ra? Đức
Giêsu đã nhìn thấy ông và mời gọi ông trở thành
một người tham dự. Thình lình
Giakêu bị lôi từ đường biên vào thẳng trung
tâm của hành động. Ông giống như một
khán giả đi xem bóng đá và thình lình giám đốc
đội banh phát hiện anh ta, thẩy cho anh ta một
bộ đồ cầu thủ và nói: “Anh ra sân đi?” Và anh thấy mình đang chơi banh.
Điều làm ngạc nhiên là không
những Giakêu đáp lại một cách tích cực mà còn hân
hoan làm như thế ngay lập tức. Có
niềm vui khi đi xem nhưng niềm vui còn lớn hơn
khi tham dự. Kết quả đối
với ông thật là to lớn, nó biến đổi
cuộc đời ông. Đời sống hoạt
động theo ơn gọi Kitô hữu
của chúng ta sẽ thay đổi đời sống
của chúng ta.
Giakêu đã cảm nghiệm một
ơn hoán cải – hoán cải hướng về sự
thiện hảo. Với mức độ lớn hơn
hoặc nhỏ hơn, tất cả chúng ta cần có
loại hoán cải ấy.
Giêrikhô là một thành rất giàu có và quan trọng,
nằm trong vùng thung lũng sông Giođan, là giao điểm
của đường lên Giêrusalem và các lối qua sông
Giođan để tỏa về các vùng đất phía sông
Giođan. Giêrikhô có một rừng chà là rất lớn,
những vườn cây thuốc thơm
nổi tiếng quốc tế, cách xa mấy dặm
vẫn ngửi thấy mùi thuốc thơm. Các
vườn hoa hồng ở đó cũng rất nổi
tiếng. Người ta gọi Giêrikhô là
“thành cây chà là”. Sử gia Do thái Josephus gọi là “Khu
đất thần tiên, khu đất màu mỡ nhất
của Phalettin”. Người La mã chở trái chà là và dầu
thơm từ đó đi bán khắp
nơi trên thế giới. Tất cả
những hoa lợi đó hợp lại khiến nó trở
nên một trong những trung tâm quan thuế lớn nhất
trong cả xứ Palettin. Giêrikhô cũng là thành phố
nổi tiếng về đức tin cũng như về
không tin “Bởi đức tin tường thành Giêrikhô
đổ xuống”, cũng bởi không tin đến mù
quáng những tường thành đã được xây
dựng lại để hình phạt đã giáng xuống
trên người ương ngạnh. Khi Chúa Giêsu đi ngang
qua thành này, Ngài cũng phải chứng kiến cả đức
tin lẫn không tin: sự không tin của dân chúng và
đức tin của một người tên là Giakêu. Trong nước Palettin có nhiều loại
thuế, và cách đánh thuế của họ là cơ
hội thuận tiện cho những nhân viên thâu thuế làm
giàu mau chóng. Tên Giakêu có nghĩa là “thanh khiết”
nhưng dùng nó để chỉ con người
người này thật không đáng chút nào. Những
ai biết rõ ông sẽ gọi ông là tên ác ôn và có lẽ
họ gọi đúng. Ông đứng
đầu những người thâu thuế. Có thể có nhân viên thâu thuế lương
thiện, nhưng như vậy ông ta sẽ phải nghèo.
Các người thâu thuế thường làm
giàu bằng tống tiền và tham ô. Giakêu là một
người đã tiến tới mức cao nhất trong
nghề nghiệp nhưng cũng là người bị khinh
ghét nhất trong vùng.
1. Giakêu giàu có nhưng không vui thỏa.
Dĩ nhiên ông cô đơn trơ trọi vị đã
chọn con đường làm cho mình thành một con
người bị xã hội xa lánh. Ông đã nghe nói về
Đức Giêsu hay tiếp nhận các người thâu
thuế và những tội nhân và ông cũng muốn thử
xem thái độ của Ngài đối với ông. Bị mọi người khinh chê ghét bỏ, ông
tìm đến với tình yêu Chúa.
2. Giakêu quyết định nhìn xem Chúa Giêsu và không
muốn để bất cứ điều gì cản
trở mình.
Đối với Giakêu, trà trộn với đám dân
chúng là một việc đòi hỏi nhiều can
đảm, bởi nhiều người sẽ lợi
dụng cơ hội đó để tặng anh chàng thâu
thuế lùn tịt này một cái đá, một cái
đấm, một cái xô đẩy… Đây là một
dịp may mà họ không bỏ qua đâu! Ngày đó Giakêu có
thể bị chen lấn, xây xát, ông
sẽ không thể nhìn thấy Chúa Giêsu và đám dân chúng
lấy làm khoái chí khi làm cho Giakêu không thể thấy. Vì
thế ông đã chạy trước trèo lên cây sung, đó là
thứ cây thường mọc bên đường, có
nhiều lá cho bóng mát rất dễ trèo vì thân ngắn và
nhiều cành tỏa ra tứ phía. Mọi sự đều khó
khăn cho Giakêu, nhưng con người thấp hèn này có can
đảm của con người tuyệt vọng.
Thiện chí của ông được đền
đáp bất ngờ, vì khi Chúa Giêsu tới chỗ ấy,
Người nhìn lên và nói với ông: “Này ông Giakêu, xuống
mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông”. Đây là
lần duy nhất Chúa Giêsu tự mời Ngài làm khách,
nhưng chúng ta biết chắc chắn rằng Ngài luôn
sẵn sàng trú ngụ trong những tấm lòng mở
rộng để tiếp đón Ngài. Có
người bảo rằng Giakêu đã “theo đạo”
trước khi ông xuống tới đất.
Chắc chắn đã có một sự thay đổi
lớn lao trong lòng ông khi ông biết
rằng Chúa Giêsu đã biết ông tường tận, và ông
đoán được Chúa sẽ làm gì cho mình.
3. Giakêu đã nhân cơ hội để tỏ cho xã
hội của ông biết rằng ông đã được
thay đổi.
Khi Chúa Giêsu nói với ông rằng hôm nay
Ngài sẽ đến nhà ông, và khi ông đã khám phá ra rằng
mình đã gặp được một người
bạn mới rất tuyệt diệu, lập tức ông
có một quyết định. Ông đã quyết định
đem nửa phần gia tài mình phân phát cho người
nghèo, và nửa phần còn lại ông cũng không
định giữ riêng cho ông, song ông sẽ dùng để
đền bù cho tất cả những gian lận mà ông
tự thú đã phạm. Trong việc
đền trả này ông lại còn đi xa hơn
điều luật pháp đòi hỏi. Chỉ khi nào
trộm là một hành động bạo lực và dụng
tâm gây tàn hại, bấy giờ mới buộc phải
đền gấp bốn (x, Xh 22,1).
Nếu chỉ là việc trộm cắp thường và
nguyên vật không thể hoàn trả, thì phải tính gấp
đôi mà đền (x. Xh 22,4.7). nếu bị can tự thú và tình nguyện
hoàn trả thì chỉ phải trả giá nguyên vật,
cộng thêm một phần năm nữa thôi (x. Lv 6,5. Ds 5,7). Giakêu nhất định làm
nhiều hơn điều luật pháp đòi hỏi.
Bằng hành động, ông tỏ ra đã
được biến cải. Giáo
sĩ Boreham có kể một chuyện đáng sợ.
Trong một buổi họp kia, khi vài bà
đứng lên làm chứng ơn phước đã
được ban, có một bà ngồi câm lặng buồn
rầu. Người ta mời bà làm chứng
đứng lên thì bà từ chối. Khi hỏi lý do, bà
trả lời: “Trong số những bà vừa đứng
lên làm đó có bốn bà nợ tiền tôi mà tôi và gia đình
tôi đang đói lắm vì không có tiền mua thức
ăn”. Lời chứng sẽ hoàn toàn vô giá
trị nếu không được bảo đảm
bằng hành động thực tế xác chứng cho
sự thành thực của lời nói. Chúa
Giêsu không đòi sự thay đổi trong lời nói,
nhưng Ngài đòi hỏi sự thay đổi trong
đời sống.
4. Câu chuyện chấm dứt bằng lời câu
bố long trọng: “Con Người đến để
tìm và cứu những gì đã mất”.
Chúng ta phải luôn cẩn thận
để hiểu ý nghĩa của chữ “mất” này. Trong
Tân ước, chữ mất không có nghĩa là bị
đoán phạt hay kết án, mà chỉ có nghĩa “ở sai
chỗ”. Một cái gì mất là khi nó ra
khỏi chỗ riêng của nó, ở vào chỗ không đúng
của nó. Một người lạc mất là khi
người đó lìa khỏi Thiên Chúa, và người đó
được tìm thấy khi người đó
bước vào chỗ thích hợp của mình như một
người con vâng phục trong nhà và gia đình của cha
mình. Bởi tin vào Chúa Giêsu, người thâu thuế thành
Giêrikhô đã chứng tỏ mình là con cháu của Ápraham “Cha
của mọi kẻ tin”. Lòng tin cậy nơi Chúa Giêsu
đem lại ơn cứu rỗi dành cho tất cả
mọi người, cả cho những kẻ thấp hèn,
tuyệt vọng và khinh miệt nhất.
|