Hôm nay nhà này
được giải thoát.
Đoạn Tin Mừng hôm nay được
đặt vào đoạn cuối của lần sau cùng khi
Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem, nơi đây Người sẽ
chịu khổ nạn và sẽ bị giết bởi tay
người Do thái, rồi ngày thứ ba Ngài sẽ sống
lại. Câu chuyện ông Giakêu được
đặt kế tiếp sau phép lạ Chúa Giêsu chữa lành
người mù thành Giêricô. Người mù
được Thiên Chúa chữa lành, vì tin vào Chúa Giêsu mà ông
ta được sáng mắt. Phép lạ
của người mù chuẩn bị cho thính giả
hiểu được sâu xa cuộc cách mạng tinh
thần của ông Giakêu, một cuộc cách mạng tận
gốc rễ, đổi mới hoàn toàn. Từ bóng
tối của cảnh mù lòa bước vào ánh sáng của
người được chữa lành. Từ bóng tối
của tội lỗi bước sang con đường
sáng của cuộc đời mới, của cuộc
sống thánh thiện. Từ cuộc gian tham khéo léo
bước sang con đường ngay chính chân thật và
quảng đại. Từ cuộc sống xa
Chúa được xích lại gần Chúa hơn,
được kết hợp với Chúa Giêsu và hòa giải
với tha nhân.
Do đó, trọng tâm bài Tin Mừng hôm nay nêu bật
một khía cạnh sâu xa nhất của tình yêu, đó là
sự tha thứ, một sự tha thứ được
gói gọn trong tình yêu khoan dung. Vì tình yêu này
không đóng khung kẻ mình yêu trong những ngụ ý của
lỗi lầm, của tha thứ. Tình yêu
này cũng không giới hạn kẻ mình yêu trong hiện
tại đen tối của người ấy, nhưng
còn phóng tầm mắt nhìn về những điều
họ có thể trở nên tương lai. Trong cách hành
sử của Chúa Giêsu, Ngài luôn sẵn sàng tha thứ.
Để biểu lộ một tình yêu chân thành trên, Chúa
Giêsu đã tiếp xúc với người thu
thuế, làm bạn với những người bị xã
hội bấy giờ gán cho là những kẻ tội
lỗi. Ngài không cấm họ không được lui
tới nghe Ngài giảng dạy, hơn nữa Ngài cùng ăn uống và đồng bàn với
họ.
Vì thế, những cuộc gặp gỡ và giao
tiếp này minh chứng rằng, Chúa Giêsu nhìn những
kẻ thu thuế và những
người tội lỗi trong hai trạng thái: Trạng
thái hiện tại của họ và những trạng thái
họ có thể trở nên tốt trong tương lai. Trong hiện tại, mặc dầu họ đang
sống trong tình trạng tội lỗi, nhưng họ
biết lắng nghe lời Chúa để khởi sự
tiến những bước đầu tiên trên con
đường hoán cải. Và những điều
họ có thể trở nên tốt được minh
chứng qua những hành động cụ thể, ví
dụ như hành động dứt khoát với quá khứ
tội lỗi để đi theo Chúa
Giêsu như trường hợp của Ông Gia kêu. Ông là
một người thu thuế nhưng
khi nghe Chúa Giêsu gọi, ông liền bỏ bàn thu thuế
đứng dậy và theo làm môn đệ của một
người tự nhiên tả: “Con cáo có hang, con chồn có
tổ nhưng Con Người không có chỗ dựa
đầu”.
Do đó, sự cải tạo xã hội tận căn
phải bắt đầu bằng ý thức về tội
lỗi và sám hối, và đây có thể là ý tưởng mà
Tin Mừng hôm nay gợi lên cho chúng ta. Vào thời Chúa Giêsu,
nghề thu thuế được
hiểu như là cấu kết với ngoại bang
để hà hiếp và bóc lột người đồng
hương, nên cũng đồng nghĩa với tham lam
bất chính. Một cách nào đó, phường thu thuế
là một ung nhọt của xã hội, trong khi xa lánh là
biện pháp thanh trừng đối với nhà lãnh
đạo Do thái dành cho những người thu thuế thì
trái lại Chúa Giêsu đến với họ, ngồi
đồng bàn với họ. Chúa Giêsu không làm như thế
để biện minh cho hành động tham lam bất chính
đối với những người thu
thuế cũng như đối với các cô gái
điếm. Ngài đến gần họ,
trước hết là để cảm thông với thân
phận bị đẩy ra bên lề xã hội của
họ, đồng thời Ngài mời gọi họ ý
thức về hành động tội lỗi của
họ.
Cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu
và viên chức giàu có tên là Giakêu tại thành phố Giêricô cho
thấy cuộc cách mạng ấy bắt đầu
bằng việc sám hối và cải thiện cuộc
sống. Thật ra, sám hối đích thật
luôn đi liền với cải thiện. Ánh mắt của Chúa Giêsu đã đi xuyên suốt
tâm hồn ông, khiến ông nhận ra được
những lỗi lầm của mình. Ánh
mắt ấy lại từ nhân và mời gọi,
đến nỗi đã làm cho ông cảm thấy thôi thúc và
cải thiện đời sống. Vì thế, ơn
cứu độ đã thực sự đến nhà ông và
cuộc tái sinh đã khởi đầu: Này đây phân
nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo, mà nếu
tôi đã cưỡng đoạt của ai điều gì,
tôi xin đền gấp bốn lần”. Ông Giakêu không
chỉ sám hối và cải thiện cuộc sống
bản thân, nhưng ông còn góp phần vào việc cải
tạo xã hội, đúng hơn nữa sự hoán cải cá
nhân của ông ảnh hưởng sâu đậm đến
cuộc sống xã hội. Lời Chúa hôm nay
cho chúng ta thấy được chiều kích xã hội
của lòng sám hối. Vì thế, không những
người tín hữu Kitô đóng góp tài trí của mình cho
công cuộc cải tạo xã hội, nhưng niềm tin
của họ được thể hiện bằng lòng
sám hối và cải thiện cuộc sống làm trọng
tâm và cũng là linh hồn của bất cứ một
cuộc cách mạng và cải tạo xã hội nào.
|