Biệt
phái và thu thuế
Qua đoạn Tin
mừng vừa nghe, chúng ta
cùng nhau dừng lại ở hình ảnh người Biệt phái và kẻ
thu thuế.
Cứ bề ngoài người Biệt phái đầy vẻ đạo đức và công chính, đồng
thời được
mọi người kính nể, vì ông là
người cầm cân nảy mực
mọi nghi lễ và lề
luật. Hằng ngày ông cặm cụi vào từng chi tiết của lề luật. Ông tuân giữ
ngày Sabbat, rửa tay
chân trước khi ăn uống.
Ông đeo thẻ kinh, đứng cầu nguyện và ăn chay
nghiệm ngặt. Ông đóng mọi
thứ thuế… Đời sống của ông được
dệt bằng trăm ngàn khoản luật, và ông cho
đó là phương tiện để nên thánh.
Thế nhưng trước mắt Chúa, ông chỉ
là một con số không mà thôi. Tại sao
thế?
·
Lý do thứ
nhất vì ông cho mình
là kẻ vô tội và
thánh thiện. Còn những kẻ khác chỉ
là những kẻ xấu xa tội lỗi
đáng sa
hỏa ngục. Từ niềm xác tín ấy,
ông trở thành người kiêu ngạo, cố chấp và cứng lòng.
·
Lý do thứ
hai vì ông
không hề cầu nguyện. Nếu có thì
cũng chỉ là khoe khoang
và cầu danh mà thôi.
Bên ngoài ông tỏ ra
cám ơn Chúa, nhưng cái lõi bên
trong nhằm mục đích chứng tỏ ông xứng đáng là một
người biệt
phái có khả
năng, có đạo đức.
Nếu ông thực sự cầu nguyện thì tại sao ông
không tạ ơn về những điều đã có, đã
làm và đã
thất bại. Ông không
thể cầu xin vì ông
tự mãn, cho mình đầy
đủ quá rồi. Cách cầu nguyện
của ông chỉ là một
hình thức đóng kịch, lấy vải thưa mà che
mắt thánh. Đáng lý ra cầu
nguyện phải là hơi thở
của linh hồn, thì linh hồn của ông đã
chết từ lâu.
Và như thế chúng ta thấy cầu
nguyện chính là thước đo sự sống. Không cầu nguyện, linh hồn trở nên yếu
đuối và có thể chết
đi, nghĩa là sa vào vòng tội
lỗi. Cầu nguyện không phải chỉ là kể lể,
van xin nhưng còn là ca ngợi,
ăn năn
và sống theo ý Chúa. Cầu nguyện
không phải là độc thoại giữa ta và Chúa
nhưng là đối thoại giữa Chúa và ta. Cầu
nguyện như thế thì hậu
quả gấp trăm lần hoạt động vì chúng ta
kéo Chúa về phe mình,
để Chúa giải quyết những khó khăn và hành
động qua đời
sống chúng ta.
Rất nhiều người đã cầu nguyện nhưng lòng không đi theo hay tệ hơn nữa còn đi ngược
chiều. Có khi chúng ta
cầu nguyện chỉ để đánh lạc hướng một dư luận, để ru
ngủ mình trong chốc lát, để chửi xéo hay tâng bốc người khác, để khoe khoang công đức
của mình. Xét cho cùng, lối
cầu nguyện không quan trọng
cho bằng đối tượng cầu nguyện. Chúng ta nói chuyện
với ai trong khi cầu
nguyện, đó mới là vấn
đề. Có thể chúng ta đã nói
với chính mình hay với một tạo vật nào khác
trong lúc cầu nguyện và như vậy
lời cầu nguyện của chúng ta chẳng
ích lợi gì,
Trái lại, cầu nguyện phải là nói chuyện
với Thiên Chúa Đấng ngập tràn quyền năng và yêu thương. Và
chúng ta có thể tìm
thấy mẫu gương của sự cầu nguyện qua hình ảnh người thu thuế.
Trước mặt mọi người ông chỉ là một
kẻ tội lỗi, liên hệ với ngoại bang để bóc lột đồng
bào. Chính vì nhận biết
thân phận tội lỗi của mình mà ông chỉ
dám đứng ở
đằng xa, gục đầu xuống và đấm ngực ăn năn.
Với tâm tình
khiêm nhu ông đã kêu
cầu Chúa: Lạy Chúa xin thương xót con vì con là kẻ tội
lỗi. Ông ý thức tội
lỗi ông nặng nề mà chỉ mình
Thiên Chúa mới có thể
thứ tha. Ông tin vào uy
quyền của Thiên Chúa khả
dĩ làm ông đổi mới. Ông là người
đáng khen hơn đáng khinh. Chính vì thế mà ông đã
được tha thứ và lời
van xin của ông được Thiên Chúa chấp
nhận.
Biết cầu nguyện là biết sống
và lời cầu nguyện đích thực có thể biến
đổi được
cả tâm hồn.
|