MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Tin Mừng Thúc Bách Tôi – Lm G. Nguyễn Cao Luật
Chủ Nhật, Ngày 16 tháng 10-2016
Tin Mừng thúc bách tôi – Lm G. Nguyễn Cao Luật

Hơn một năm trước đây, nhân loại trong bầu khí chuẩn bị buớc vào thiên niên kỷ thứ ba, kỷ niệm 2000 năm Mầu Niệm Nhập Thể. Trong dịp trọng đại đó, Giáo hội nhìn lại việc loan báo Tin Mừng cho thế giới, đồng thời đề ra những đường huớng mới cho một cuộc loan báo Tin Mừng cách cụ thể cho từng châu lục. Đặc biệt với giáo hội tại Á Châu đã vui mừng đón nhận được Văn kiện "Eccelesia in Asia - Giáo Hội Tại Á Châu" được công bố tại New Delhi (Ấn độ), tháng 11 năm 1999, như một "kim chỉ nam" cho giáo hội nơi đây chuẩn bị mừng Năm Đại Toàn xá 2000; đồng thời có dịp nhìn lại vấn đề truyền giáo của mình và tìm ra một hướng đi mới cho thiên niên kỷ này.

 

Và mới đây trong phiên họp chung ngày 10-10-2001, ĐHY Jan Schotte, Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục, đã loan báo các nghị phụ về việc công bố Văn kiện Hậu- Thượng Hội Đồng Giám Mục riêng của Châu Đại dương (Ecclesia in Ocaenia). Ngài nói: "Tôi vui mừng loan báo trong phiên họp chung này là Đức Thánh Cha, sau khi suy tư lâu dài và bàn hỏi, đã quyết định công bố Tông huấn Hậu- Thượng Hội Đồng "Ecclesia in Oceania" tại Vatican (thay vì đi đến một địa điểm trong miền này), trong một buổi tiếp kiến riêng, được ấn định vào ngày 22 tháng 11 năm 2001, lúc 11g30, tại Phòng Khánh Tiết Clementina của Phủ Giáo Hoàng, nhân dịp kỷ niệm năm thứ bốn của lễ nghi khai mạc khóa họp riêng cho Châu Đại dương".

 

ĐHY Jan Schotte nhấn mạnh: "Trong lúc này, tôi xin các Nghị phụ cầu nguyện cho Giáo hội tại Châu Đại Dương, đã từ lâu chờ đợi với nhiều lo âu về văn kiện này. Giáo hội trong miền này được mời gọi đón nhận giáo huấn Hậu Thượng Hội Đồng trong tinh thần yêu mến, được mời gọi phổ biến văn kiện này và thực hiện nội dung của nó trên cấp bậc giáo phận và giáo xứ với lòng nhiệt thành truyền giáo, đáp lại lời kêu gọi của Đức Thánh Cha tiến đến việc tái rao giảng Tin Mừng, cách riêng trong lúc bước vào Ngàn Năm thứ ba". Với những ý nghĩa đó, Chúa Nhật Truyền Giáo có chiều kích của một cuộc khởi khởi đầu mới trong nỗ lực loan báo Đức Giêsu cho thế giới.

 

Anh em sẽ làm chứng cho Thầy

Các tông đồ là những người được Đức Giêsu kêu gọi để chia sẻ cuộc sống của Người; các ông đã được tham dự và chứng kiến những biến cố khác nhau trong cuộc đời của Đức Giêsu. Những điều đó không phải chỉ là những sự kiện lịch sử,?không phải chỉ làô1 xảy ra trong quá khứ. Các tông đồ không phải chỉ là những chứng nhân về những sự kiện tầm thường. Trái lại đây là những biến cố làm đảo lộn lịch sử, những biến cố đem lại ơn giải thoát cho con người, và các tông đồ là những người loan báo, những người tiếp tục thực hiện công trình ấy.

 

Những biến cố tập trung vào sự kiện: Đức Ki-tô đã chết và sống lại. Các tông đồ không làm chứng về điều gì khác ngoài sự kiện đó. Đó không phải là hoạt động của con người, nhưng là những hoạt động của Thiên Chúa, để thể hiện tình thương và ơn cứu độ cho thế giới. Loan truyền sứ điệp ấy có nghĩa là làm chứng về biến cố quan trọng này. Vì đó là biến cố quan trọng nên phải dồn hết mọi nỗ lực, mọi khả năng để loan báo, để làm chứng. Phải làm chứng bằng lời nói, bằng đời sống và có khi bằng máu nữa.

 

Do đó, ý thức được tầm quan trọng của sứ điệp, các tông đồ, những người đã được chứng kiến tận mắt, đã đem hết cuộc đời của mình để làm chứng: các ông đã giảng dạy, đã viết thơ, viết sách, đã chịu nhiều gian nan vất vả với một ước mong duy nhất là sứ điệp phục sinh được công bố cho tất cả mọi người. Các ông đã không ngần ngại chịu đổ máu, chịu hy sinh cuộc đời, bởi vì các ông được sai đi làm nhân chứng, theo gương Vị Thầy, Đấng đã gọi và sai các ông đi. Và, như lịch sử cho thấy, việc loan báo sứ điệp Ki-tô giáo trong những thế kỷ đầu tiên dựa trên biến cố nền tảng này. Các ki-tô hữu thời sơ khai không chú trọng về các quy luật luân lý, cũng không trình bày nhiều về các chi tiết trong cuộc đời Đức Giêsu, nhưng tất cả cuộc sống, mọi sinh hoạt của họ đều xoay quanh biến cố phục sinh, vì họ hiểu rằng, đó là biến cố trọng tâm của lịch sử ơn cứu độ.

 

Như vậy, sứ điệp Ki-tô giáo không phải là một ý tưởng sáng tạo, một sáng kiến độc đáo chi phối những khám phá mới; cũng không phải là việc tìm kiếm các chân lý, nhưng chính là xác quyết sự kiện: Đức Ki-tô đã chết và sống lại. Ki-tô giáo trước hết là một biến cố, và người loan báo phải làm chứng về biến cố ấy.

 

Tin Mừng thúc bách tôi

Ơn cứu độ phải được loan đi cho đến tận cùng vũ trụ. Đó là sự nôn nóng của một tâm hồn đã được đổ tràn tình thương của Thiên Chúa. Đó cũng là thao thức của một tâm hồn đã được cảm hóa nhờ sự chết và sống lại của Đức Ki-tô, và đó cũng là niềm phấn khởi của tâm hồn tràn đầy sức sống và gắn bó sâu xa với Đức Ki-tô.

 

Người làm chứng phải là người có kinh nghiệm về điều mình làm chứng. Tin Mừng không phải chỉ là những điều được rao giảng, được công bố, nhưng chính là cuộc sống, là những tiếp xúc thâm sâu với Đức Giêsu, để rồi từ đó mới chuyển qua những hoạt động cụ thể, những công việc bên ngoài.

 

Đã có một thời người ta quan niệm việc truyền giáo như là những hoạt động rầm rộ nhằm áp đặt, lôi kéo người khác theo đạo. Dĩ nhiên, những công việc này rất ích lợi nếu phát xuất từ tấm lòng nhiệt tình với Tin Mừng, với ơn cứu độ. Khốn thay, không phải lúc nào cũng được như thế. Không những người ta đã bó buộc, đã áp đặt, nhưng còn lợi dụng danh nghĩa truyền giáo để mưu tìm những ích lợi cho riêng mình… Tuy thế, chúng ta không hề có ý phủ nhận công lao vất vả của các vị truyền giáo đã đem Tin Mừng đi khắp thế giới. Chỉ có điều là, vẫn có những bóng đen trong lịch sử truyền giáo, và điều ấy phải là một kinh nghiệm sâu sắc cho cuộc loan báo Tin Mừng mới. Như vậy, truyền giáo không phải là lôi bè, kết đảng làm sao lôi kéo nhiều người về với phe mình. Nhưng truyền giáo phải là tiếng gọi, là nhu cầu bên trong của cõi lòng tha thiết yêu thương, của tâm hồn có được kinh nghiệm về Đức Giêsu. Ngoài ra, truyền giáo cũng chính là để mọi người được sống trong tình thương, được tôn trọng để từ đó Nước Chúa được hiển trị và muôn người hợp nhất nên một trong ơn cứu độ nhờ mầu nhiệm Đức Ki-tô chịu chết và sống lại.

 

Từ đó, con đường hành động của người Ki-tô hữu không thể nào khác hơn con đường của Thầy mình: là hạt lúa mì gieo vào lòng đất, chịu thối rữa đi; là phải cúi xuống rửa chân cho anh em mình, là phải sẵn sàng phục vụ giúp đỡ những người khó khăn bên cạnh mình … nghĩa là phải đối xử với mọi người cách chân tình, đầy tâm tình yêu mến và kính trọng, bởi vì tâm hồn mình đang thấm đầy tình yêu và sức sống của Đức Ki-tô, Đấng đã chịu chết và sống lại cho tất cả mọi người. Tin Mừng là tin mừng tình thương, chỉ khi nào con người sống trong tình thương, và loan báo, thể hiện tình thương đó, khi ấy mới thực sự là truyền giáo.

 

 

Lạy Chúa, con là sứ giả của Chúa

"Lạy Chúa, Chúa đã muốn chọn con để cộng tác vào việc loan báo Tin Mừng của Chúa. Chúa muốn đến với nhân loại qua cuộc đời của con. Chúa muốn đi sâu vào cõi thâm cung của lòng người qua trung gian của con. Con là người được tham dự vào công trình của Chúa, con là sứ giả của Chúa. Không còn gì vĩ đại hơn, không còn danh hiệu nào vinh dự hơn.

 

Vâng, lạy Chúa, Con biết rõ điều đó.

Chính Chúa đã kêu gọi con, đã đổ xuống trên con tình thương của Chúa. Chính Chúa đã đóng dấu ấn của Chúa trên con, dù con khốn khổ và nghèo hèn. Chúa đã muốn dùng con để công bố những điều kỳ diệu mà không sợ rằng chân lý bị suy suyển vì tội lỗi của con. Riêng con, con rất vui mừng và sung sướng được góp phần nhỏ nhoi của mình vào công việc lớn lao của Chúa. Con cảm thấy hạnh phúc vì được trở nên khí cụ để Chúa bày tỏ quyền năng.

 

Xin cho con luôn cảm thấy ngỡ ngàng khi thấy có những người nhận ra được Chúa đã sai con đi và đã đón nhận con với tư cách là sứ giả của Chúa.

Xin cho con cảm nhận được niềm vui chân thật đó mỗi khi con được đón nhận, dù con thật bất xứng.

 

Nhưng lạy Chúa, Con cũng nhận ra đây là một gánh nặng.

Ù Con phải hoàn thành sứ mạng đã được trao phó “khi thuận tiện cũng như lúc khó khăn".

Ù Con phải loan báo về Chúa, phải làm chứng - vì khốn cho con, nếu con không rao giảng. Con không thể tháo lui, bỏ mặc sứ mạng của mình.

Ù Con phải ra đi, ra khỏi mình để loan báo, để thể hiện ơn cứu độ của Chúa cho mọi người, dù người đó là ai chăng nữa.

 

Đôi lúc con cảm thấy mình không đủ sức để chu toàn sứ vụ, đôi lúc con cảm thấy sứ vụ quá khó khăn mà dường như con không thể vượt qua.

Ù Xin con luôn nhớ rằng Chúa vẫn ở bên con, vẫn là người hướng dẫn, vẫn là người chịu trách nhiệm về sứ vụ đã trao cho con.

Ù Xin cho con đủ tin tưởng và can đảm để trở thành một khí cụ tốt …

 

Và lạy Chúa,

Ù Làm sao con có thể thông truyền chân lý của Chúa mà chính con lại đã không đích thân chiếm lấy chân lý ấy, và Chúa cũng đã chẳng chiếm lấy con rồi?

Ù Làm sao con có thể loan báo Tin Mừng mà đã không được Tin Mừng ấy ghi dấu sâu xa nơi tâm hồn mình.

Ù Làm sao con có thể làm chứng về Chúa nếu con đã không có kinh nghiệm về Chúa?

 

Con hiểu rằng Chúa là Ánh Sáng, và ánh sáng đó bừng lên là nhờ chất dầu của cuộc đời con. Con phải để cho ánh sáng đó bừng lên trong cuộc đời mình trước khi bừng lên trong thế giới.

 

Cuối cùng, lạy Chúa, Chúa đã muốn sử dụng con, xin đừng để con thành một ngăn trở. Xin đừng để những vụng về, những yếu đưối của con làm hỏng đi công trình của Chúa, trái lại, xin cho mọi người đón nhận được Chúa qua cuộc đời của con." Theo Karl Rahner

 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Người Pharisêu Và Người Thu Thuế, Lm Antôn Nguyễn Văn Độ (10/18/2016)
Truyền Giáo (10/18/2016)
Suy Niệm Chúa Nhật Xxx Thường Niên C, Lm Anthony Trung Thành (10/17/2016)
Nhận Thức (10/17/2016)
Thần Học Về Tân Văn Hóa Truyền Thông (10/17/2016)
Tin/Bài cùng ngày
Tinh Thần Truyền Giáo (suy Niệm Của Đgm. Giuse Vũ Duy Thống) ----- (10/16/2016)
Thiên Chúa Lắng Nghe (10/16/2016)
Thiên Chúa Của Người Nghèo – An Phong (10/16/2016)
Sức Mạnh Vạn Năng- Lm. Vũ Minh Nghiễm (10/16/2016)
Lời Nguyện Cầu- Lm. Bùi Quang Tuấn (10/16/2016)
Tin/Bài khác
Kiên Nhẫn Cầu Nguyện – Lm. Jos. Tạ Duy Tuyền ----- (10/15/2016)
Kiên Nhẫn Trong Lời Cầu (10/15/2016)
Dân Chúng Và Linh Mục Cùng Nhau Cầu Nguyện (trích Trong ‘mở Ra Những Kho Tàng’ - Charles E. Miller) (10/15/2016)
Chúa Giêsu Dạy Cầu Nguyện. --- Cn 29 C (10/15/2016)
Lời Cầu Nguyện Của Một Người Ăn Xin, Lm John Nguyễn (10/15/2016)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768