NIỀM VUI THƯƠNG XÓT
TĐCTT - HÀNH TRÌNH TRUYỀN GIÁO XUYÊN VIỆT NĂM
THÁNH THƯƠNG XÓT
21 NGÀY 18/9 - 8/10/2016
Hành Trình Truyền Giáo: Cảm Nhận Thần Linh
Tạ ơn Lòng Thương Xót Chúa đã thực sự hiện diện và tỏ mình ra trong chuyến Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt 21 ngày của chúng tôi, 18/9 – 8/10/2016. Qua chuyến truyền giáo và nhờ chuyến truyền giáo này, chúng tôi, chung cũng như riêng, đều thực sự cảm thấy được thế nào là Niềm Vui Thương Xót: “Ai thương xót người ấy là phúc thật vì sẽ được xót thương” (Mathêu 5:7) – “Cho đi thì phúc hơn là nhận lãnh” (Tông Vụ 20:35) – “Có lúc các con sẽ sầu thương nhưng nỗi sầu thương của các con sẽ trở thành niềm vui” (Gioan 16:20). Đó là tất cả những gì chúng tôi đã cảm nhận được hết sức chính xác và thật là chính đáng trong chuyến đi lịch sử lần đầu tiên này của chúng tôi.
Có thể nói Niềm Vui Thương Xót của chúng tôi là ở chỗ chúng tôi không ngờ đã được thăm viếng những nơi không du lịch nào dám tới hay muốn tới, và nhờ đó chúng tôi đã được thưởng thức vô cùng hiếm quí trong đời của mình những món ăn chẳng có du khách giầu sang phú quí nào được thưởng thức (ở các dòng tu) hay dám thưởng thức (của anh chị em đồng bào thiểu số), và được phục vụ như chưa bao giờ được phục vụ như vậy (bởi chính các nữ tu và các vị linh mục).
Cũng có thể nói Niềm Vui Thương Xót của chúng tôi là ở chỗ chúng tôi đã được hành hương đến những nơi tuy không phải là thánh địa nổi tiếng, hay những linh địa lừng danh, mà là những nơi xa xôi hẻo lánh nhưng rất linh thiêng, vì ở đó Chúa Kitô bần cùng khốn khổ của chúng tôi vẫn đang hiện diện hết sức sống động và cụ thể nơi những người anh chị em hèn mọn nhất của Người, ở những vùng xa xôi hẻo lánh, bị xã hội bỏ rơi quên lãng, đến độ, có thể nói, có những lúc tâm can của chúng tôi cảm thấy xúc động còn hơn thăm viếng chính Thánh Địa là nơi còn lưu vết tích lịch sử thần linh của Chúa Kitô ở Trung Đông.
Niềm Vui Thương Xót của chúng tôi còn ở chỗ chúng tôi cho đi (vật chất) thì
ít mà nhận lãnh (thiêng liêng) thì nhiều, nhiều gấp bội, nhất là việc chúng tôi,
từng người trong phái đoàn, đều cảm thấy Lòng Thương Xót Chúa thật sự hiện diện
giữa chúng tôi, đồng hành với chúng tôi và dẫn dắt chúng tôi từng giây từng
phút, từng ngày từng giờ, từng nơi từng chốn, từ lạ lùng này đến bỡ ngỡ kia, cho
dù thỉnh thoảng chúng tôi có bị một chút tiêu cực cũng là để chúng tôi thấy được
cái tích cực chúng tôi đã và đang được hoan hưởng.
Thật vậy, có những lúc trong chuyến hành trình này của mình, chúng tôi thưc
sự cảm thấy Niềm Vui Thương Xót "cho đi hơn nhận lãnh", ở chỗ chúng tôi cho đi như là phương cách để nhận lãnh, và càng cho lại càng có,
thật là lạ lùng, chẳng khác gì như đã xẩy ra trong trường hợp phép lạ bánh hóa
ra nhiều từ 5 ổ bánh và 2 con cá (xem Mathêu 14:17-21), một cảm nghiệm thần linh
chính Thánh Têrêsa Calcutta cũng đã trải qua khi phục vụ thành phần nghèo nhất
(ở chỗ bị bỏ rơi quên lãng) trong giới nghèo, như chính mẹ đã chia sẻ như sau:
“Vào một buổi tối kia, chúng tôi ra đường và thấy được 4 người. Một người
trong họ hết sức thê thảm. Tôi nói với các chị em rằng: ‘Các con hãy chăm sóc 3
người kia; còn mẹ lo cho người tệ nhất ấy’. Thế là tôi đã làm tất cả những gì
tình yêu của tôi có thể làm cho người phụ nữ này. Tôi đặt người phụ nữ ấy lên
giường và chị đã nở ra một nụ cười tuyệt vời. Chị đã nắm lấy tay tôi nói lời duy
nhất ‘cám ơn Mẹ’, rồi chị qua đời. Tôi không thể nào không xét mình trước chị
phụ nữ ấy. Tôi ngẫm nghĩ: ‘Tôi sẽ nói gì nếu ở vào trường hợp của chị?’ Câu trả
lời của tôi rất dễ thôi. Tôi sẽ nói rằng: ‘Tôi đói khát, tôi chết mất, tôi lạnh
lẽo, tôi đau đớn’ hay một câu nào đó. Thế nhưng, chị đã cho tôi còn hơn thế nữa.
Chị đã cho tôi tấm lòng ưu ái tri ân của chị. Và chị đã chết với một nụ cười
trên khuôn mặt.
“Sau đó chúng tôi đã nhặt được một người đàn ông ở một cái cống rãnh, một
nửa thân mình đã bị sâu bọ rúc rỉa, và sau khi chúng tôi đã mang ông ta vào nhà,
ông chỉ nói rằng: ‘tôi đã sống như một con thú trên đường phố, nhưng tôi sắp
chết như một thiên thần, được yêu thương và chăm sóc’. Đoạn, sau khi chúng tôi
đã lấy hết mọi thứ sâu bọ khỏi mình mẩy của ông, tất cả những gì ông nói với
chúng tôi kèm theo nụ cười tươi là ‘Sơ ơi, tôi sắp về cùng Thiên Chúa’, rồi ông
tắt thở. Thật là tuyệt vời khi chứng kiến thấy sự cao cả của con người đàn ông
đã có thể nói như thế mà không trách cứ bất cứ một ai, không so sánh bất cứ sự
gì. Như một thiên thần, đó là sự cao cả của con người phong phú về tinh thần
ngay cả trong lúc nghèo khổ về vật chất”.
Ngay trong thời
gian sửa soạn cho chuyến đi lịch sử lần đầu tiên này, chúng tôi đã cảm
nghiệm được rằng LTXC đã và đang hiện diện và tỏ
mình ra nơi chúng ta và chuyến truyền giáo này của chúng ta, ít là qua 10
dấu hiệu bất ngờ và ngoại
thường điển hình từ từ xẩy ra sau đây:
1- Chuyến đi Bolivia đã bất thành sau bao nhiêu cố gắng tận lực của riêng em
cũng như của tất cả các chị tham dự.
2- Cha Tổng Linh Hướng Phạm Ngọc Tuấn đại diện
Chúa và Giáo Hội đã chính thức ngỏ ý muốn chúng ta về V.N.
3- Số tiền ủng hộ chỉ ước lượng tối thiểu từ 30
ngàn đến tối đa 40 ngàn nay đã như bánh hóa nhiều tới trên 53 ngàn, và tới
ngay trước khi đi thì lên đúng 60 ngàn.
4- Xe tour bus từ nhỏ với 30 đến 45 chỗ để chúng
ta vừa an toàn vừa đủ chỗ cho đồ cá nhân lẫn thuốc
men từ Mỹ.
5- Thuốc men tự nhiên có được một số tiền
riêng để trọn vẹn hóa các món quà tặng chỉ về thực phẩm và đồ dùng.
6- Phái đoàn TĐCTT đủ 4 vùng: Nam CA (13), Texas
(5), Đông Bắc Hoa Kỳ (2 N.Y) và Tây Bắc Hoa Kỳ (1 WA).
7- Người
cuối cùng được gửi đến với nhóm và giúp nhóm là y tá, hành
nghề LTXC như Người
Samaritaô Nhân Lành.
8- Cặp giáo dân thừa sai dòng
Maryknoll của nhóm bất
ngờ đến chia
sẻ về truyền giáo ở Bolivia trước chuyến đi.
9- Mọi người đều
lo cho đại cuộc, nên biết tự
giải quyết việc tư riêng (thăm
thân nhân) trước hay sau chuyến đi.
10- Mọi
người đều dấn thân ngay từ đầu nhào vô mua vé chung
chuyến
bay, dù
chưa nắm vững được lịch trình.
(đang chờ
thêm những chia sẻ của chính anh chị em trong phái đoàn)
Hành Trình Truyền Giáo: Khởi Động Thần Linh
Thật vậy, trong chuyến Hành Hương Tia Sáng Từ Balan 12 ngày, 24/4 – 5/5/2014, nhân dịp Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II được Giáo Hội tuyên phong hiển thánh vào Chúa Nhật 27/4/2014, Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương của chúng tôi đã nẩy lên ý định hằng năm thực hiện một chuyến truyền giáo ở một miền truyền giáo nào dó trên thế giới, bắt đầu từ năm 2018, sau chuyến Hành Hương Thánh Mẫu 2017 (10 – 22/5) nhân dịp Bách Chu Niên Thánh Mẫu Fatima (1917 – 2017).
Không ngờ năm 2016 là năm (8/12/2015 – 20/11/2016) được Đức Thánh Cha Phanxicô biến thành Năm Thánh Thương Xót. Bởi thế, Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương chúng tôi đã quyết định thực hiện chuyến truyền giáo đầu tiên của mình vào ngay chính Năm Thánh Thương Xót lịch sử hầu như vô tiền khoáng hậu đầy ý nghĩa này.
Tuy nhiên, vì là chuyến truyền giáo đầu tiên, chúng tôi cần phải liên hệ với một trong những dòng tu chuyên truyền giáo trên thế giới quen thuộc nào đó đang phục vụ ở những khu vực truyền giáo khắp thế giới, chẳng hạn như dòng Ngôi Lời hay Dòng Mary Knoll. Chúng tôi đã chọn dòng Mary Knoll, vì chúng tôi có một cặp phối ngẫu thân hữu son sẻ ở vào tuổi bán ngũ tuần đang đóng vai trò thừa sai giáo dân của dòng này từ năm 2000.
Khi liên lạc với dòng Mary Knoll để tìm hiểu thể lệ và lịch trình tuyền giáo của họ, nhờ đó có thể thực hiện dự định truyền giáo của mình, chúng tôi đã chọn đi Ba Tây, vào thời điểm gần cuối Tháng 10 đến giữa tháng 11/2016, vì không còn thời điểm nào thích hợp hơn đối với chương trình phục vụ tĩnh tâm về Lòng Thương Xót Chúa hầu như suốt Năm Thánh Thương Xót 2016 của chúng tôi.
Sau đó, vì Ba Tây chưa sẵn sàng đón tiếp chúng tôi, chúng tôi đã chuyển sang Bolivia, một quốc gia cũng ở Nam Mỹ Châu, nơi cặp phối ngẫu son sẻ của chúng tôi trên đây, sau khi bất ngờ tham dự cuộc tĩnh tâm do Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương chúng tôi tổ chức ở Đền Thánh Mẹ Dâng Con Corona Giáo Phận San Bernadino Callifornia vào tháng 7/2016, thời điểm nghỉ hè của họ, và đã chính thức gia nhập Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương, trước khi được nhà dòng bài sai đi truyền giáo ở Bolivia.
Tiếc thay, chuyện đã không xẩy ra một cách xuôi may và dễ dàng theo dự tính. Như phái đoàn truyền giáo của Thánh Phaolô dù có muốn đến những nơi cần truyền giáo theo dự tưởng của các vị nhưng vẫn “bị” Thánh Thần ngăn cản và dẫn đưa đến những nơi Ngài muốn thế nào (xem Tông Vụ 16:5-8) thì Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương của chúng tôi cũng đã được Ngài hướng từ Bolivia về Việt Nam như vậy, ở chỗ chúng tôi đã mất gần 4 tháng trời vào đầu năm 2016 để hết sức cố gắng tìm hiểu tiến trình tham gia truyền giáo để rồi cuối cùng vẫn bất thành hoàn toàn ngoài ý muốn và nỗ lực đầy nhiệt tình của mình, hiển nhiên nhất là nơi việc xin visa nhập cảnh vào Bolivia, một thể lệ phải thực hiện trên online quá phức tạp và đầy những trục trặc về kỹ thuật …
Do đó, cha tổng linh hướng đã khuyên chúng tôi nên về Việt Nam, một quê hương đất nước bấy giờ vừa bị thảm họa hạn hán ở Miền Nam từ Tháng 2/2016 vẫn còn đang tiếp diễn thì lại xẩy ra thảm hại cá chết ở Miền Trung từ Tháng 4/2016… đang cần cứu trợ rất nhiều.
Thế nhưng, chúng tôi vẫn cảm thấy rằng chúng tôi được kêu gọi thực hiện việc truyền giáo hơn là việc bác ái cứu trợ, một việc bác ái cứu trợ đã, đang và sẽ được nhiều phái đoàn hay hội đoàn cả trong lẫn ngoài nước thực hiện như một phong trào mỗi khi có thảm họa xẩy ra, hay ở những cơ quan phục vụ những người anh chị em bất hạnh, bị phong cùi, mồ côi, bị tật nguyền v.v.
Thành phần chúng tôi nhắm đến theo ước vọng truyền giáo của chúng tôi chính yếu là lương dân, ở những vùng sâu vùng xa, thật là hẻo lánh, những người anh chị em hầu như hoàn toàn bị xã hội loài người bỏ rơi quên lãng, hay rất ít quan tâm và thăm viếng, theo tinh thần và lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô, Vị Giáo Hoàng Thương Xót đã mởNăm Thánh Thương Xót để Giáo Hội nói chung và Kitô hữu nói riêng trở thành một dấu hiệu sống động hơn bao giờ hết của Lòng Thương Xót Chúa:
"Trong Năm
Thánh này, chúng ta hướng tới cái cảm nghiệm về việc mở lòng của chúng ta ra cho
những ai đang sống ở những lề
mép xa
xôi
nhất của xã hội: những
lề mép do chính xã hội tân tiến tạo nên.
Biết bao nhiêu là những tình trạng
bất ổn và đau thương trong thế giới ngày nay! Biết
bao nhiêu là những thương tích nơi xác
thịt của
những người không có tiếng nói, vì tiếng kêu la của họ bị bóp nghẹt và nhận chìm
bởi thái độ lạnh lùng của kẻ giầu sang phú quí! Trong
Năm Thánh này, Giáo Hội được kêu gọi hơn nữa trong việc hàn gắn các thương
tích ấy, trong việc xoa dịu chúng bằng dầu an ủi, trong việc băng bó chúng bằng
tình thương và chữa
lành chúng
bằng tình liên kết cùng với việc ân cần chăm
sóc....
Nơi mỗi một
người trong "những kẻ hèn mọn" này có chính Chúa Kitô hiện diện. Xác
thịt của Người trở nên hữu hình nơi xác thịt của những ai bì
hành hạ, những
ai bị
chà đạp, những
ai bị áp
bức, những
ai bị thiếu dinh dưỡng, và những ai bị đầy ải... thành
phần chúng ta cần phải nhận ra, chạm tới và chăm sóc".
(Tông Sắc Dung Nhan Thương Xót, đoạn 15).
"Bởi
thế, tôi
xin giới thiệu Năm Thánh Ngoại Lệ này, một
năm giành để sống tình
thương được Chúa Cha
liên
lỉ bao gồm tất cả chúng ta, trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Trong
Năm Thánh này, chúng ta hãy để cho Thiên Chúa làm cho chúng ta ngỡ ngàng.
Ngài chẳng bao giờ mệt mỏi trong
việc mở
cửa lòng của Ngài ra và lập lại rằng Ngài yêu thương chúng ta và muốn chia sẻ
tình yêu của Ngài với chúng ta. Giáo Hội cảm thấy nhu cầu khẩn trương cần phải
loan báo tình thương của Thiên Chúa. Đời sống của Giáo Hội chân thực và có uy
tín chỉ khi nào Giáo Hội trở thành một sứ giả thuyết
phục của tình thương.
Giáo
Hội biết rằng công
việc chính yếu của Giáo Hội, nhất là ở một thời điểm đầy
những niềm hy vọng lớn lao cùng với các dấu hiệu mâu thuẫn, là mang hết mọi
người đến với mầu nhiệm tình thương cao
cả của
Thiên Chúa, bằng việc chiêm ngắm dung nhan của Chúa Kitô. Giáo Hội được kêu gọi
trước hết trở thành một chứng nhân khả tín cho tình thương, tuyên xưng tình
thương và sống tình thương như là cốt lõi của những gì Chúa Giêsu Kitô mạc
khải".
(Tông Sắc Dung Nhan Thương Xót, đoạn 25).
Bởi thế, chúng tôi đã được vị tổng linh hướng của mình, vị đã về Việt Nam 28-29 lần từ thập niên 1990 và đã lập một dòng nữ truyền giáo ở Việt Nam, giới thiệu một số nơi có thể đến truyền giáo. Ngoài ra, chính bản thân tôi cũng liên lạc trực tiếp với một hội dòng thuần túy Việt Nam đã được thành lập để truyền giáo cho Việt Nam và các nước Á Đông để có thể phác họa những chốt điểm truyền giáo cần nhất, hoàn toàn theo sự hướng dẫn khôn ngoan của từng vị ở địa phương của các vị, liên quan đến tình hình an ninh và các thứ quà tặng cùng nơi tặng và thời điểm thăm viếng.
Sau năm lần họp nhau, mỗi lần kéo dài 4-5 tiếng đồng hồ, khoảng 2-3 tuần 1 lần, Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương đã quyết định thực hiện Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót 2016 của mình tại 3 cánh đồng truyền giáo chính thức ở quê hương đất nước Việt Nam thân yêu, đó là Miền Thượng Du Bắc Việt (bao gồm 2 trong 3 giáo phận ở đó là Bắc Ninh và Hưng Hóa), Miền Tây Nguyên Trung Việt (bao gồm 2 giáo phận chính là Kontum và Ban Mê Thuột, chưa kể Khe Sanh thuộc TGP Huế), và Miền Hậu Giang Nam Việt (bao gồm 1 trong 3 giáo phận ở đây là Long Xuyên).
Trong thời khoảng 21 ngày lần này (18/9 - 8/10), chúng tôi không thể nào đi hết được đủ mọi nơi truyền giáo như lòng mong ước. Bởi thế, sau chuyến Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt đầu tiên trong Năm Thánh Thương Xót 2016 này, chúng tôi dự định sẽ thực hiện chuyến thứ hai vào năm 2018, đến những nơi chưa đến như ở giáo phận Lạng Sơn (Miền Thượng Du Bắc Việt), chưa kể giáo phận Thanh Hóa và giáo phận Vinh (ở Bắc Việt), hay giáo phận Cần Thơ và Vĩnh Long ở Miền Hậu Giang Nam Phần. Tất nhiên, chúng tôi cũng sẽ trở lại với anh chị em đồng bào dân tộc thiểu số ở TGP Huế, Kontum và Ban Mê Thuột một lần nữa, vì họ ở rải rác khắp nơi trong các vùng đồi núi rộng lớn khác nhau.
Hành Trình Truyền
Giáo: Chốt Điểm Viếng Thăm
Vì đây là chuyến Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt đầu
tiên của Nhóm TĐCTT nên chúng tôi đã phải vất vả và công phu nghiên cứu kỹ lưỡng
và cẩn thận về những chó điểm truyền giáo, liên quan đến 2 vấn đề chính yếu, như
tôi được phái đoàn ủy thác cho việc liên lạc về Việt Nam đã nhấn mạnh đến trong
email hay điện thoại với những nơi cần thăm dò như sau:
1- Ở khu vực hay trong giáo phận có anh
chị em đồng bào Thượng chưa biết Chúa hay
anh chị em đồng hương lương dân
chăng? Khoảng bao nhiêu? Họ thích quà tặng nào? Phái đoàn TĐCTT có thể
tới thăm viếng, loan truyền LTXC và tặng quà cho họ được không?
2- Nếu được thì xin chỉ cho biết
nơi nào để trọ
qua đêm và ăn uống cho khoảng 20 người (ở các dòng tu là tốt nhất,
thường là các dòng nữ, phái đoàn sẽ trang trải mọi tốn phí và phục vụ ở đó một
cách hết sức biết ơn kèm theo đóng góp, như ở các nơi khác từ bắc vào nam mà
phái đoàn ghé qua).
Cuối cùng chúng tôi đã đến thăm viếng tất cả là 3 cánh đồng truyền giáo bao gồm
1- Miền
Thượng Du Bắc Việt (4 chốt điểm):
Ở Giáo Phận Bắc Ninh, qua sự hướng dẫn của các vị linh mục ở đây, chúng
tôi đã đến thăm giáo họ Văn Thạch và giáo họ Đại Điền, nhưng không thể đến Sông
Gâm ở Tuyên Quang vì tình hình không cho phép, nhưng chúng tôi được gặp vị linh mục
phục vụ ở trên ấy về. Trong bữa trưa do quí cha khoản đãi tại trụ sở của các
ngài, một đoạn đường từ giáo họ Đại Điền về không xa nhưng phải băng qua con
suối bằng chiếc xe trung chuyển nhỏ, chúng tôi đã tặng cho 3 chốt điểm truyền
giáo này 8 ngàn Mỹ kim, để chia sẻ và đóng góp phần nào với những gì chúng tôi
nghe một vị linh mục trình bày từ tối hôm trước và một vị khác trình bày trưa hôm sau
về nhu cầu truyền giáo ở địa phương ấy.
Ở Giáo Phận Hưng Hóa, chúng tôi đã được hai Sơ Hoạch và Sơ Luyến Dòng MTG Hưng
Hóa dẫn đến thăm giáo họ Phù Yên và Mai Sơn, gặp gỡ các đại diện anh chị em dân
tộc thay cho gia đình mình và gia đình của nhau đến nhận quà, và phải rời nhà từ
3-4 giờ sáng, vì cách xa từ 60 đến 90 cây số ở những vùng sâu vùng xa chúng tôi
không thể nào đến được. Chúng tôi đã đóng góp 6 ngàn rưởi Mỹ kim ở đây cho cả
quà truyền giáo lẫn hoạt động bác ái của nhà dòng.
2- Miền
Tây Nguyên Trung Việt (3 chốt điểm):
Ở TGP Huế, tại Trung Tâm Lavang, buổi trưa chúng tôi đã biếu tặng quà cho 210
gia đình anh chị em đồng bào dân tộc thiểu số từ Khe Sanh về Trung Tâm Lavang
tham dự Năm Thánh Thương Xót, và buổi chiều chúng tôi đã biếu tặng quà cho 150 anh chị em
đồng hương người Kinh khuyết tật trong vùng (90 bì mù và 60 các tật bệnh khác).
Tổng số tiền chúng tôi bỏ ra ở đây là 6 ngàn Mỹ kim, bao gồm cả chi phí chuyên
chở cho anh chị em người Thượng từ Giáo Xứ Khe Sanh về Trung Tâm Lavang, chi phí bữa trưa và bữa
giải khát chiều cùng quà tặng mang về, và bao gồm cả quà cho 150 anh chị em người Kinh
tật nguyền ở địa phương nữa. Ngoài ra chúng tôi cũng đóng góp vào việc xây cất
Ngôi Thánh Đường Mẹ Lavang đang được kiến thiết bấy giờ 500 Mỹ kim nữa.
Ở Giáo Phận Kontum, được một trong hai vị linh mục ở đây khôn khéo hướng dẫn, chúng tôi đã chia nhau thăm 3 khu làng
của những người anh chị em dân tộc ở Đắc Pơ - thăm từng nhà và sinh hoạt với
họ. Chúng tôi đã biếu tặng vừa quà vừa những thứ khác ở đây là 5 ngàn rưởi Mỹ
kim, để có thể đáp ứng phần nào đủ mọi thứ nhu cầu truyền giáo tại địa phương này, liên quan đến vật chất, môi trường,
văn hóa và tôn giáo v.v.
Ở Giáo Phận Ban Mê Thuột, qua trung gian Sơ Cao Trọng Dòng Đức Mẹ Nữ Vương Hòa
Bình, chúng tôi đã được Cha Duy Dòng OMI dẫn vào thăm viếng 1 khu làng của anh
chị em đồng bào thiểu số, sau khi phải băng qua một con đường dài 10 cây số khổ giá
bằng 2 chiếc xe hơi trung chuyển nhỏ và 7 chiếc xe gắn máy, trong đó có 1 xe bị
té nhào, nhưng một trong 3 chàng thanh niên chúng tôi (trong phái đoàn có 17
chị) bị té ngã ở chiếc xe này rất may không sao, bao gồm cả chiếc máy chụp còn
nguyên trong tay. Chúng tôi đã tặng cho nơi đây số tiền 6 ngàn Mỹ kim, bao
gồm cả quà tặng lẫn nhu cầu về văn hóa.
3- Miền
Hậu Giang Nam Việt (2 chốt điểm):
Ở Giáo Xứ Hòa Phú của Cha sở Hoàng Triệu, vị linh mục đã cho chúng tôi ăn toàn là đặc
sản địa phương như ốc, ếch, chuột, lươn, rắn v.v. kể cả muỗi ban đêm và kể
chuyện quậy phá của tà thần ở địa phương này, chúng tôi đã được ngài dẫn đi 4
địa điểm (sáng 3 chiều 1) để biếu tặng quà cho hầu hết là lương dân, bao gồm cả người Miên... một cách
an toàn, cho dù có một nhân viên công an xã hiện diện ở một địa điểm bấy giờ.
Chúng tôi đã đóng góp cho nhu cầu truyền giáo man vàn ở đây số tiền là 5 ngàn
rưởi Mỹ kim nhỏ bé.
Ở giáo họ Xẻo Tam của Cha Trần Bính, chúng tôi cũng đi bằng thuyền cả tiếng đồng hồ
như ngày hôm trước, để có thể đến tận nhà thờ của giáo họ biếu tặng quà đã được cha mua sẵn, sau đó nghe ngài trình
bày về dự án xây dựng và phát triển họ đạo giữa vùng lương dân đông gấp 3-4 lần.
Như những lần trước, ở Trung Tâm
Lavang hay ở Giáo Xứ Hòa Phú, anh chị em chúng tôi đã tự động đóng góp thêm vào
các thứ chi phí truyền giáo của ngài, ngoài số tiền 6 ngàn Mỹ kim chung chúng
tôi đã biếu tặng chốt điểm truyền giáo mới mẻ nghèo nàn này của ngài. Sau đây là 9 chốt điểm truyền giáo chúng tôi đã được
hân hạnh tiếp cận, học hỏi, thăm viếng, biếu tặng và cảm nghiệm. 1- Giáo Họ Văn Thạch Giáo Phận Bắc Ninh 2- Giáo Họ Đại Điền Giáo Phận Bắc Ninh 3- Giáo Họ Phù Yên Giáo Phận Hưng Hóa 4- Giáo Họ Mai Sơn Giáo Phận Hưng Hóa 5- Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang TGP Huế (từ Giáo Xứ Khe Sanh của đồng bào thiểu số và người Kinh tật nguyền) 6- Giáo điểm Đắc-Pơ Giáo Phận Kontum 7- Giáo Điểm Giáo Phận Ban Mê Thuật 8- Giáo Xứ Hòa Phú Giáo Phận Long Xuyên
9- Giáo Họ Xẻo Tam Giáo Phận Long Xuyên
(Xin theo dõi tiếp ngày mai từng chốt điểm với nhiều hình ảnh đính kèm sau phần dẫn nhập cần thiết trên đây) Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL
|