Một trên
mười –
Lm Giuse Nguyễn
Cao Luật
Đảo lộn trật tự bình thường
Câu chuyện được
thuật lại cách giản dị, tự nhiên, nhưng
hết sức linh động. Tất
cả dường như đều diễn ra bình
thường, hợp lề luật. Những
người mắc bệnh phong ở riêng một nơi:
họ là những người ô uế, nên phải ở
ngoài làng. Đức Giêsu cư xử đúng
đắn như một người chữa bệnh.
Người tôn trọng Lề Luật (x. Lv 13,46 ; 14,2-3) khi truyền cho những
người bệnh đi trình diện các tư tế.
Điều bất ngờ là danh xưng mà các
người phung hủi sử dụng để thưa
với Đức Giêsu: "Lạy Thầy Giêsu." Đây là lần duy nhất Đức Giêsu
được những người không phải môn
đệ gọi là Thầy.
Điều bất ngờ hơn và là
trọng tâm của tường thuật là: "Một
người trong bọn, thấy mình được
khỏi, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn
vinh Thiên Chúa. Anh ta sấp mình dưới chân Đức
Giêsu mà tạ ơn. Anh ta lại là
người Samari."
"Người Samari" đổng
nghĩa với "người nước ngoài",
"người ngoại đạo", tức là không thuộc
dân Ít-ra-en, không được Thiên Chúa yêu thương
cứu vớt.
Người ta có thể nghĩ rằng,
đối với 9 người kia, câu
chuyện diễn tiến theo Lề Luật: sau khi
được các tư tế chứng nhận là đã
khỏi bệnh, họ được tái gia nhập
cộng đoàn.
Chỉ có một người
làm đảo lộn trật tự bình thường.
Có lẽ người Samari không hiểu
lệnh truyền của Đức Giêsu. Hoặc anh ta đã quên. Hay
đúng hơn, vì không phải là người Ít-ra-en, anh không
để ý đến tầm quan trọng của Lề
Luật. Anh đã trở lại gặp Đức
Giêsu để tạ ơn.
Những người kia
ở lại trong chế độ lề luật, họ
đã không bước vào thế giới ân sủng, thế
giới của việc tặng ban và tạ ơn. Như vậy, phải chăng người ở
ngoài dân được tuyển chọn mới có thể
hiểu điều này? Vậy mà,
đối với một số người, việc
thuộc về dân của lời hứa lại không
tạo nên một thứ bảo đảm giả tạo
đó sao? Họ coi đó như một quyền
lợi hơn là một sự ban tặng.
"Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm
con một người đàn bà, và sống dưới
Lề Luật, để chuộc lại những ai
sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận
được ơn làm nghĩa tử" (Gl 4,4-5). Đức Giêsu sẽ lên Giêrusalem và sẽ ra
mắt các tư tế. Nhưng tại đó,
Người sẽ phá tung trật tự
của họ. Tại đó, Người sẽ mặc
khải, sẽ tỏ bày tình thương do Chúa Cha ban
tặng, tình thương làm cho sống. Và
điều ấy, hôm nay, người Samari, đã loan báo.
Lời bộc bạch của người Samari
"Tôi bị bệnh phung
hủi. Tôi rất mặc cảm, không
những vì cái bệnh khốn khỗ nơi thân xác, mà còn
về cả cái gốc gác lý lịch không được
sạch trước mắt đạo Do-thái. Như
thói quen thời ấy, những người phung hủi
chúng tôi phải sống ở bên ngoài làng, không
được giao tiếp với những người bên
trong, vì chúng tôi là những người dơ bẩn, còn
những người khác là người sạch.
"Tôi vẫn nghĩ rằng
mình sẽ phải mang cái bệnh khốn khỗ đó cho
đến chết, và mình sẽ sống cô đơn
suốt đời, cô đơn cho đến chết.
Chẳng có tài nào chữa được
thứ bệnh quái ác này, và tôi sẽ cứ phải
sống chui, sống nhủi. Chỉ có
cái chết mới giải thoát được, còn bây
giờ thì cứ sống mà như không phải là
người.
"Khi nghe tin ông Giêsu của người
Do-thái đi ngang qua, những người phung hủi chúng
tôi đến xin ông cứu giúp, bởi vì chúng tôi đã
được nghe nói về ông, và chúng tôi hy vọng ông
sẽ chữa chúng tôi lành bệnh như ông đã làm cho
nhiều người. Tuy thế, tôi vẫn
sợ rằng mình không phải là người Do-thái nên ông
sẽ loại tôi ra. Nhưng không, lời
ông nói đã làm cho chúng tôi được sạch, những
vết phung hủi biến đâu mất, và chúng tôi
thấy mình lành lặn. Những người Do-thái, theo như lời ông Giêsu nói, đã đi trình
diện các tư tế theo đúng Lề Luật của
họ. Còn tôi, tôi là người Samari, tôi
đâu có lề luật, mà các tư tế cũng đâu có
chứng nhận cho tôi. Tôi biết trình
diện với ai bây giờ? Ai chứng
nhận cho tôi, tôi đâu có thuộc quyền ai?
"Bởi vậy, không có gì hay
hơn là tôi trở lại với chính người đã
cứu tôi, đã chữa tôi lành bệnh. Ông ấy không coi thường tôi, không xét
đến lý lịch gốc gác của tôi, và tôi thấy
mình hạnh phúc, hạnh phúc hơn cả những
người Do-thái. Tôi đã trở
lại với ông Giêsu, trở lại để cám ơn,
vì ơn đó quá lớn, chẳng thể nào tin nỗi.
"Đúng thế, ân huệ đó quá
lớn lao. Những mặc
cảm, những bất hạnh của tôi đã
được xoá bỏ. Từ nay tôi
được vào một đời sống mới, tôi
được công nhận là người như mọi
người khác. Và vì thế, tôi đã trở lại
với Đấng đã làm ơn cho tôi, trở lại
để bày tỏ tấm lòng của tôi, và cũng
để công bố cho mọi người biết, Đấng
làm ơn cho tôi có tấm lòng yêu thương vô biên."
Người ấy, có phải là
chúng ta?
Những người phung
hủi ấy tượng trưng cho chúng ta. Khi
mọi sự yên ỗn, sức khoẻ, công việc làm ăn đều tiến triển tốt
đẹp, chúng ta nghĩ rằng chúng ta có quyền
hưởng những thành quả ấy đúng như
sự khôn khéo và hiểu biết của mình. Chỉ
cần một chút thông minh, một chút mánh lới là chúng ta
sẽ tránh được những điều tệ
hại. Chúng ta chẳng cần phải cầu xin:
"Xin dủ lòng thương chúng con." Chúng
ta không cảm thấy mình bệnh hoạn, thiếu
thốn, và khi ấy, Thiên Chúa không thể làm gì
được.
Nhưng khi mắc phải bệnh phung
hủi, khi tai hoạ ập xuống, khi xảy ra những
nguy hiểm, những cám dỗ, những tật bệnh ...
khi bất thình lình, cuộc đời chúng ta thay
đỗi, lúc ấy, một cách tự nhiên, chúng ta
chạy đến với Đấng có thể cứu
thoát và thưa: "Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng
thương chúng con." Đó là tiếng kêu của ân sủng. Mặc dù có những
lúc dường như Thiên Chúa không đáp lại, nhưng
Người vẫn luôn nghe thấy. Không có tiếng
kêu nào của con người bị bỏ quên, không có
tiếng kêu nào của con người mà Thiên Chúa lại
không nghe thấy. Người sẽ chữa
lành, chữa lành toàn diện.
Như thế, chúng ta phải
nhận thấy mình mắc bệnh và cần đến
sự trợ giúp của Thiên Chúa. Và khi đã phó thác,
đã đặt niềm tin tưởng nơi
Người, chắc chắn Người sẽ nhận
lời, sẽ chữa lành, dù chúng ta thế nào chăng
nữa. Thiên Chúa không xét chúng ta là ai, chúng ta
như thế nào, Người chỉ cần lòng tin của
chúng ta.
Và cũng như người Samari, chúng ta
sẽ phải trở lại để tạ ơn Thiên
Chúa, để nhìn nhận Đấng đã làm ơn cho
mình, không chỉ là biết nhận ân huệ, nhưng còn
phải nhận ra Đấng đã thi ân. Chính điều
đó làm cho chúng ta nhận được thêm những ân huệ khác.
Người Samari đã
vượt ra khỏi giới hạn của Lề
Luật để bước vào thế giới ân
sủng, bởi vì anh có tấm lòng. Nhận thức rõ
ân huệ mình đã lãnh nhận, anh đã cư xử
như nhận thức đó thúc đẩy, không theo một quy tắc nào cả. Không phải
ai cũng có được tấm lòng như thế: Trong
mười người, chỉ có một người
trở lại mà thôi. Chúng ta có phải là
người ấy?
* * *
"Ngay khi đọc câu chuyện chín
người được chữa lành và mất dạng
trong Tin Mừng, tôi liền khám phá ra nơi họ khuôn
mặt của các cộng đoàn chúng ta, vẫn
thường có tính hay quên và vô ân. Tôi cũng
nhận thấy nơi người Samari trở lại
để tạ ơn Đức Giêsu hình ảnh dân
mới của Thiên Chúa. Con người mới này, con
người xa lạ với Tin Mừng, con người
không có thái độ chán ngán trước Lời Chúa, đã
được Tin Mừng biến đỗi và đã làm
cho Đức Giêsu phải ngạc nhiên.
Này đây Lời đã chết nơi
những con người được coi là đạo
đức, nay đang tái sinh ở ngoài họ, nơi
một con người xa lạ với mọi nghi lễ
tôn giáo của họ. Này đây Tin Mừng
đang trỗi vượt lên cách bất ngờ bên ngoài
mọi truyền thống và thói quen.
Chỉ một mình người lạ này,
người đã trở lại để tạ ơn
Thiên Chúa, là tất cả niềm hy vọng của Ít-ra-en,
là lời mời gọi nhận ra sự hiện diện
và quyền năng của Đức Ki-tô giữa trần
gian. Đó chính là nét độc đáo của Tân
Ước: Xưa kia, Cựu Ước kêu mời dân
ngoại nhìn vào dân Ít-ra-en, còn giờ đây, Tân Ước
kêu mời những người nhiệt thành hãy nhìn và
lắng nghe sự thật đang được Đức
Ki-tô bày tỏ giữa trần gian." (theo
G. Casalis)
|