Đón nhận
ơn cứu độ – ĐTGM. Ngô Quang Kiệt.
Chúa Giêsu đang trên đường lên
Giêrusalem để chịu khổ hình, hoàn thành việc
cứu độ. Chính lúc đi ngang qua Samaria,
nhất là qua việc cứu chữa mười bệnh
nhân phong, Chúa cho thấy một vài đặc điểm
của ơn cứu độ.
Ơn cứu
độ là phổ quát.
Chúa muốn cứu độ hết
mọi người không loại trừ ai. Nên
Chúa đi qua Samaria. Samaria là vùng đất cấm kỵ
đối với người Do Thái. Đó là vùng
đất ngoại đạo. Đó là vùng đất ô
uế. Người Do Thái và người Samaria không giao
thiệp với nhau. Nhưng Chúa đã vượt qua ranh
giới cấm kỵ đó. Chúa muốn đem ơn
cứu độ đến cho mọi người.
Tại Samaria Chúa còn gặp gỡ mười người
phong cùi. Lại một cấm kỵ nữa. Người
phong cùi vốn bị coi là hạng người tội
lỗi, ô uế. Ai gặp họ đều trở nên ô
uế. Họ bị loại trừ ra khỏi đời
sống xã hội. Tại Samaria, những người phong
cùi là những người ở tầng lớp cuối
cùng của xã hội. Chúa đem ơn cứu độ cho
mọi người, kể cả những người
bị khinh miệt nhất, bị quên lãng nhất, bị
hất hủi nhất. Ơn cứu độ Chúa ban cho
tất cả mọi người. Trước mặt Chúa
mọi người đều bình đẳng.
Ơn
cứu độ là nhưng không.
Không ai dám nghĩ đến việc
mời Chúa xuống trần gian. Không ai có công trạng gì
khiến Chúa phải xuống trần gian để
tưởng thưởng hay để đền đáp.
Chúa xuống trần gian hoàn toàn do lòng nhân từ yêu
thương của Chúa. Cũng thế, người Samaria
hoàn toàn bất ngờ khi Chúa đến miền đất
của họ. Những người phong cùi lại càng không
bao giờ dám mơ tưởng tới. Bản thân họ
đã bị lên án, bị loại trừ rồi. Ngay
việc gặp một người bình thường đã
không được phép, huống chi là gặp gỡ Chúa.
Nhưng Chúa đã đến gặp gỡ họ, ban ơn
cứu chữa họ. Hoàn toàn nhưng không. Họ chẳng
có công gì. Họ chẳng có quyền đòi hỏi gì. Họ
chỉ có nỗi đau khổ tột cùng. Chính nỗi
đau khổ đó đã khơi dậy lòng yêu
thương của Chúa. Vì Chúa là tình yêu thương.
Ơn
cứu độ phải được đón nhận
với niềm tin.
Tuy ơn cứu độ
được ban rộng rãi và nhưng không, nhưng
để đón nhận đòi phải có niềm tin. Những
người phong cùi hôm nay đã bày tỏ niềm tin qua hai
thái độ. Thái độ thứ nhất là đồng
thanh lớn tiếng kêu cầu danh Chúa Giêsu: “Lạy Thày
Giêsu, xin cứu chúng tôi”. Danh Thánh Giêsu có nghĩa là Thiên Chúa
cứu. Từ cùng tận nỗi đau khổ, những
người phong cùi đã kêu van bằng tất cả
tấm lòng tha thiết và với niềm tin vững
chắc. Chỉ có Chúa mới thương xót họ.
Chỉ có Chúa mới đủ quyền năng cứu
chữa họ. Thái độ thứ hai là đi trình
diện với thày tư tế. Chúa không chữa họ ngay
nhưng bảo họ đi trình diện với thày tư
tế. Dù chưa được khỏi, nhưng họ
vẫn tin tưởng lên đường. Đang khi đi
đường thì họ được khỏi.
Đức tin đã chữa họ.
Ơn
cứu độ phải được đón nhận
với niềm vui.
Đây là niềm vui trong mối
tương giao giữa Thiên Chúa với con người. Cốt
lõi của ơn cứu độ là thiết lập
mối tương giao, cho con người được
trở nên con cái Thiên Chúa, đồng hưởng hạnh
phúc với Chúa. Đó là cội rễ của niềm vui,
niềm hạnh phúc. Chín người bệnh không trở
lại chỉ có niềm vui được khỏi
bệnh, nhưng không có niềm vui trong mối tương
giao với Thiên Chúa. Họ có đức tin cầu xin
nhưng thiếu đức tin gặp gỡ với Thiên
Chúa. Niềm vui được khỏi bệnh rồi
cũng sẽ nhạt phai. Chỉ có một người
trở lại tạ ơn. Anh trở lại vì mối
tương giao. Anh nhận biết nguồn gốc
niềm vui của mình. Anh sụp lạy Chúa vì biết
nguồn gốc hiện hữu của mình. Anh đã tìm
thấy nguồn cội ý nghĩa đời mình. Niềm
vui của anh sẽ còn mãi mãi. Đời anh sẽ là
một đời tạ ơn không ngừng.
Lạy Chúa, xin cho con biết tìm
đến gặp gỡ Chúa để tạ ơn Chúa. Chính
niềm vui tạ ơn này đem đến cho con hạnh
phúc suốt đời con. Amen.
KIỂM ĐIỂM
ĐỜI SỐNG
1)
Vì sao Chúa ban ơn cứu độ cho
ta và ta phải đón nhận với thái độ thế
nào?
2)
Đức tin cầu xin và đức
tin gặp gỡ Chúa khác nhau thế nào? Bạn đã
tiến đến đâu trong đời sống
đức tin?
3)
Có những miền đất,
những con người nào mà bạn coi là cấm kỵ
khiến bạn chưa dám tiếp cận không? Với
gương Chúa Giêsu hôm nay, bạn sẽ làm gì?
4)
Biết ơn rất cần trong
đời sống tự nhiên. Bạn có biết ơn trong
đời sống siêu nhiên không?
|