Đầy
tớ vô dụng
Dụ ngôn chúng ta vừa nghe nói lên
mối liên hệ giữa ông chủ và người
đầy tớ, hay nói đúng hơn kẻ nô lệ
của ông ta.
Thực vậy, nơi dân Do Thái vào
thời Chúa Giêsu vẫn còn tồn tại chế độ
nô lệ. Kẻ
nô lệ bị coi như là một tài sản của ông
chủ, khác với người làm công. Người
làm công chỉ phục vụ cho ông chủ trong một
số công việc và trong một số giờ giấc nào
đó, ngoài ra anh ta là người tự do. Kẻ nô lệ
sau những giờ giấc cực nhọc ở ngoài
đồng ruộng, khi trở về nhà, không
được phép nghĩ đến việc ăn uống nghỉ ngơi. Ông chủ
cũng không nghĩ đến việc mời anh ta ăn cơm hay hầu hạ để cám
ơn. Kẻ nô lệ phải lập tức
làm những công việc khác để phục vụ cho ông
chủ, đến khi chủ không còn sai khiến
điều gì nữa, thì kẻ nô lệ mới
được nghỉ ngơi. Và không
bao giờ ông chủ nghĩ đến việc cám ơn hay
trả lương cho nô lệ của mình vì nô lệ là tài
sản của chủ. Kẻ nô lệ được
phép ăn uống, nhưng bị coi là
phương tiện bảo vệ mạng sống và
sức lực mà ông chủ cần đến.
Vậy đâu là ý nghĩa Chúa Giêsu
muốn nhắn gởi qua câu chuyện kể trên? Chúng ta không được phép vội
vã kết án là Chúa Giêsu ủng hộ cho chế độ nô
lệ, nhưng Ngài chỉ muốn dùng những hình ảnh
sống động và cụ thể để dạy cho
chúng ta thái độ phải có đối với Thiên Chúa. Đúng thế mục đích Ngài nhắm tới,
đó là chống lại với giáo lý về công nghiệp
của bọn biệt phái. Những người này
chủ trương, tất cả những việc lành,
việc thiện đều là công nghiệp trước
mặt Thiên Chúa, để rồi Thiên Chúa phải tính công
và trả ơn cho họ theo lẽ công bằng.
Hẳn
chúng ta còn nhớ lời cầu nguyện của một
người biệt phái trong đền thờ: Lạy
Chúa, tôi đội ơn Ngài, vì tôi không phải như
những người khác, gian tham, bất lương,
ngoại tình hay là như tên thu thuế kia. Mỗi tuần
tôi ăn chay hai lần. Tôi
nộp thuế thập phân về mọi thứ hoa lợi.
Chính sự tính toán này, người Pharisêu
đã biến Thiên Chúa thành một con nợ của mình.
Thế
nhưng qua dụ ngôn này Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta thái
độ khiêm tốn trước mặt Thiên Chúa
bởi vì tất cả những gì chúng ta có đều là
hồng ân của Ngài hay như lời
Ngài đã nói: Không có Thầy các con không thể làm gì
được. Như thế thì làm sao chúng ta
có thể kể công trước mặt Thiên Chúa. Mọi cố gắng luân lý của chúng ta không có
giá trị gì trước mặt Ngài. Mọi việc
đạo đức chúng ta làm chỉ là bổn phận
chúng ta phải chu toàn. Mọi
hành động bác ái của chúng ta cũng không đủ
để cảm tạ những ơn huệ của Ngài
và của anh em đồng loại. Suốt cuộc
đời chúng ta cũng chẳng đủ để cám
ơn Ngài, thì làm gì gọi được là công lao. Cho dù chúng ta có trung thành với Ngài
đến hơi thở cuối cùng thì chúng ta cũng
vẫn phả kêu lên: Lạy Chúa, con chỉ là đầy
tớ vô dụng, con chỉ làm việc bổn phận
của con mà thôi.
Lẽ
tất nhiên, Thiên Chúa không phải là một ông chủ hà
khắc, nhưng Ngài là một người cha yêu
thương, luôn chăm sóc và mong muốn cho chúng ta
được mọi sự tốt đẹp, và chắc
chắn Ngài sẽ không bao giờ chịu thua trước
tình yêu của chúng ta.
|