Ai là người thay đổi? – Charles E. Miller
(Trích
dẫn từ ‘Mở Ra Những Kho Tàng’)
Chúng ta sống
trong một thế giới đầy bạo lực và oán
ghét. Đó là một
thế giới được điều
khiển bởi những kẻ sát nhân và
điên cuồng. Đó là một
thế giới mà những đứa trẻ đã bị phá thai,
những trẻ nhỏ đã bị lạm dụng tình dục và bị
giết chết bởi cha mẹ chúng. Đó là một thế giới mà chính trị,
kinh tế đã hư đốn. Có phải
sự xấu ở nơi thế giới bây giờ đã hình thành từ
nhiều thế hệ, hoặc đó là phương
tiện truyền thông đã làm
cho chúng ta ý thức hơn về những gì đang xảy ra?
Habacuc, một tiên tri Do Thái đã sống sáu thế kỷ
trước Chúa Kitô. Đó là một thời
gian thật sự tồi tệ như thời đại của chúng ta bây giờ.
Ở Giuđa, sự
nhầy nhụa của chính trị đã lan rộng, nền luân lý hư hỏng,
xã hội bất công, sự khinh bỉ những người nghèo, và việc thờ
lạy ngẫu tượng đã lờ đi Thiên Chúa của
Abraham, của Isaac, của
Giacop. Thiên Chúa đã cứu Israel ra khỏi ách nô lệ của
Ai cập, đưa
dân vào đất
hứa, đám dân mà Người
đã làm Giao Ước quan trọng đối với họ.
Habacuc là một
vị tiên tri bị chán ghét,
hầu hết mọi người không ai để
ý tới, hoặc là ước mong thống hối và canh
tân. Habacuc đã nói một cách
rõ ràng không
úp mở. Ông ta đã trở
lại với Thiên Chúa trong
cầu nguyện nhưng không phải trong cách lịch sự của lời kinh cầu, có vẻ
thích hợp với oai nghi
của Thiên Chúa. Habacuc đã phàn nàn một cách
cay đắng với
Thiên Chúa. Sự kiên nhẫn
của ông đã đến chỗ tận cùng, ông ta
đã cầu nguyện: “Ôi Lạy Chúa còn bao lâu
nữa? Con đã kêu khóc để
cầu xin sự giúp đỡ
nhưng Ngài đã không lắng
nghe. Con đã kêu lên Chúa.
Ôi sự dữ! Nhưng Ngài đã không
can thiệp”.
Những người khác
có thể đã cầu nguyện với Thiên Chúa theo cách này trước Habacuc trong Thánh
Kinh như hầu như không ai chú
ý tới những điều đó. Habacuc có vẻ
như là một tiếng vang mới đã can đảm nói thẳng lên với Thiên
Chúa. Sự nhấn mạnh
của ông với Thiên Chúa đã được
chú ý tới, nhưng sự đáp trả của Thiên Chúa thì đáng
chú ý hơn. Ngài đã không
ra lời sấm sét để
khiển trách những tạo vật nhỏ bé của Ngài.
Thiên Chúa không hỏi: “Tại sao con dám nói với
Ta cách như thế”. Đúng hơn Thiên Chúa đã yêu
cầu Habacuc kiên nhẫn, tiếp đó Ngài thêm: “Người
công chính, bởi vì đức
tin của ngươi
sẽ được
sống”.
Habacuc
là một con người của đức tin. Ông tin rằng Thiên
Chúa là Đấng
Sáng Tạo phải có trách
nhiệm với những tạo vật của Người. Ông ta kêu lên Thiên
Chúa, Đấng đã làm một
Giao Ước với dân Người
hãy nhớ lại sự trung thành của
Người, tình yêu của Người
đối với họ. Habacuc đã phàn nàn
đó là sự thật, nhưng ông đã phàn nàn
như một người công chính với một Thiên Chúa thật, Đấng có thể tẩy rửa sự xấu xa nơi
thế gian này. Ông đã tin rằng
Thiên Chúa là Người duy nhất có thể thay
đổi. Habacuc
là một người có đức tin lớn lao.
Đức tin là một
đặc ân. Các tông
đồ sợ rằng đức tin của họ đã không mạnh
đủ, có lẽ họ nghĩ rằng một điều gì đó giống
như Habacuc khi họ hỏi
Chúa Giêsu: “Lạy Chúa xin tăng thêm
đức tin cho chúng con”. Lời nài xin này làm lớn
đức tin của
họ cách chắc chắn và cần thiết
cho chính chúng ta khi
chúng ta cầu nguyện nơi Thánh Lễ, đặc biệt là lời
cầu nguyện sau khi hiệp
lễ, chúng ta xin Chúa
sửa lại những điều sai trái trong
xã hội của chúng ta.
Sự
cầu nguyện của chúng ta sẽ được
tràn đầy với sự can đảm, điều đó sẽ đến từ đức tin. Thánh Phaolô đã
bảo đảm với Timôthêô;”Thánh Thần của Thiên Chúa đã
ban cho chúng ta không phải
là một sự hèn nhát
nhưng đúng hơn đã làm cho chúng
ta mạnh sức, yêu thương và khôn ngoan”. Thánh Thần mà chúng
ta đã lãnh nhận khi chịu phép rửa. Thánh Thần đó sẽ thúc đẩy
chúng ta cầu nguyện với Thiên Chúa với sự trông đợi nhưng cũng với sự khẩn nài không chỉ
trong Thánh Lễ và bất
cứ nơi nào mà chúng
ta cầu nguyện. Khi nào chúng ta
cầu nguyện, một người cầu nguyện là một người
khôn ngoan, yêu mến và
mạnh mẽ để nhận biết rằng Thiên Chúa là
Đấng sáng tạo và là
Đấng công chính bởi vì Thiên Chúa
là Đấng duy nhất có thể thay
đổi.
|