Từ sự chết đi
đến sự sống
Robert Schuller viết trong nhiều cuốn
sách của ông: Vào năm 1923, một cuộc họp quan
trọng đã được diễn ra tại thành
phố Chicago. Trong cuộc họp này gồm 9 chuyên gia tài chính
quan trọng của toàn thế giới. Sau đó 25
năm, những chuyên gia tài chính này đã trở thành
những người bần cùng và có một kết quả
bi thảm:
Giám
đốc công ty hãng sắt lớn nhất trở thành
một người nợ nần và sau đó tự
vẫn. Giám đốc công ty
điện nước lớn nhất phải lánh nạn
ở vùng đất khách và chết một cách nghèo khổ.
Giám đốc công ty gas lớn nhất bị
điên. Người đầu cơ lúa
mạch lớn nhất bị chết tại đất
khách. Giám đốc cổ phần
tại New York lớn nhất (New York Stock)
tự vẫn. Một nhân viên thân cận
của tổng thống phải ở tù. Một nhân viên nổi tiếng về tiền
tệ Wall Street bị ở tù. Một
chuyên gia tư bản độc quyền tự vẫn.
Giám đốc của một nhà băng cũng tự
vẫn.
Qua đó, chúng ta thấy rằng chúng ta
phải làm gì với cơ nghiệp chúng ta có để nó
thực sự sinh ích lợi cho chúng ta?
Trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu kể
một câu truyện về một người đàn ông
giàu có và một người đàn ông nghèo khổ, Ladarô. Họ ở hai thế giới khác nhau,
một người thì giàu có, và người kia
thì nghèo túng. Một người thì từ cái ăn
uống đến cách ăn mặc đều sang
trọng, còn người kia thì ghẻ lở và ăn
uống giống như một con chó. Cả
hai đều đã chết, và số phận của
họ cũng khác nhau. Ladarô thì
được phúc thiên đàng, còn người giàu có
phải bị trầm luân. Người
giàu có thấy vậy thì liền xin cùng Abraham cho phép ông
về để cảnh cáo những người còn
sống thay đổi cách sống ích kỷ của họ
và biết thương yêu chia sẻ cho những
người khác để khỏi bị trầm luân
giống như ông. Câu truyện đã
được kết thúc bằng lời của Abraham
rằng, “Dù kẻ chết sống lại đi nữa,
chúng cũng chẳng chịu nghe đâu” (Lc 16:31).
Chúa
Giêsu kể câu truyện trên để giúp ích cho những
người Pharisiêu, là những người mà Ngài
thường lên án do trái tim cứng
cỏi và sự lì lợm của họ trước
những chân lý Ngài rao giảng. Chúa Giêsu nói
với họ rằng thái độ đọc và sống
luật bằng chữ nghiêm ngặt của họ không
những không làm cho họ mà còn làm cho cả những
người khác cũng không thể nhận ra chân lý. Có lẽ nhiều người chúng ta cũng
như thế, cho nên câu truyện hôm nay cũng là bài học
áp dụng cho mỗi người chúng ta. Tuy nhiên, cho dù
là Chúa Kitô Phục Sinh có muốn đến với chúng ta
đi nữa mà chúng ta không đồng ý sẵn sàng thì
cũng vô dụng. Cái lúc mà chúng ta nhận
thấy rằng mình không cần ơn trên phù trợ là lúc mà
chúng ta đóng cửa lòng mình lại. Phương
thế duy nhất để chúng ta có thể nhận lãnh
ơn của Chúa là phải qua cây Thánh Giá. Không có một cách thức nào khác để chúng ta
có thể hiệp thông với Chúa Kitô Phục sinh mà không
phải qua Thánh Giá.
Cho
dù là các bạn có ở trong tình trạng nào đi nữa
trong lúc này, vui mừng phấn khởi hay là chán nản,
bệnh tật hay khỏe mạnh, giàu có hay nghèo khổ,
tình thương của Thiên Chúa hằng luôn ở cùng các
bạn. Nếu các bạn biết mở lòng
ra trong sự khiêm nhượng, như chính Chúa Giêsu đã
làm trên thánh giá, Ngài sẽ đổ vào lòng các bạn tình yêu
của Ngài. Qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa sẽ nói với các
bạn về chính con người của các bạn và
về mối liên hệ của các bạn với tha nhân, là
điều thường hay làm cho các bạn đau khổ.
Mối liên hệ đó có thể đã bị thương
do sự hiểu lầm, cắt đứt, lạm
dụng, và nó tạo cho các bạn mặc cảm tội
lỗi. Tuy nhiên, không bao giờ mà tình yêu
của Thiên Chúa không hiện diện cùng các bạn ở
những lúc cùng quẫn đó để nâng đỡ,
chữa lành, và tẩy rửa các bạn.
Cũng
giống như câu truyện trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu nói
với chúng ta những lời của Thiên Chúa để
cảnh cáo chúng ta phải biết vâng theo.
Chúng ta vâng theo vì chúng ta được
một Thiên Chúa quyền năng, Ngài yêu thương.
|