Trái tim tình người – Lm. Antôn
Nguyễn Văn Tiếng
KHOẢNG
CÁCH VẬT CHẤT
“Trong
lịch sử, chưa bao giờ nhân loại đạt
được một sự bình đẳng dù ở
bất cứ một mức độ tương
đối nào, nhưng những gì đang tồn tại,
thực sự gây nên những mối lo ngại lớn”
(Theo nghiên cứu lịch sử kinh tế thế giới
2000 năm qua, The World Economy: History Statistics).
“Mối
lo ngại” trước tiên chính là khoảng cách ngày một
xa giữa người nghèo và người giàu, giữa
nước giàu và nước nghèo. Đó là điều
tồi tệ không mong gì cải thiện được.
Lướt
qua số liệu tổng kết khoảng cách giữa các
nước kém phát triển và các nước phát triển –
giữa dân nghèo và dân giàu – càng lúc càng tăng cao, chúng ta
mới thấy rõ đúng là “mối lo lớn” thật
sự. Nếu năm 1820 khoảng cách là 3:1, sau 30 năm là
35:1, và đến năm 2002 đã là 75:1.
Khoảng cách giàu - nghèo tiếp tục gia
tăng
Cuộc
đấu tranh vì công bằng của nhân loại hẳn còn
cả chặng đường dài: báo cáo mới của
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD -
Organization for Economic Cooperation and Development) cho thấy
khoảng cách giàu - nghèo ở 30 nước giàu nhất
vẫn tiếp tục tăng trong 20 năm qua, đặc
biệt là ở Mỹ. Các tiến bộ về
thương mại và kỹ thuật đã giúp kinh tế
các nước thành viên OECD phát triển nhanh chóng, nhưng
đời sống tầng lớp thấp không cải
thiện là mấy.
Nghiên
cứu trong suốt 20 năm của OECD cho thấy có
đến 27/30 nước có tình trạng thu nhập
người giàu thì tăng trong khi nhóm còn lại giậm
chân tại chỗ. Mỹ là nước có tỉ lệ
chênh lệch giàu nghèo cao nhất, chỉ sau Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ, và khoảng cách
này đã tăng nhanh kể từ năm 2000 tới nay. Pháp
trong khi đó giảm được phần nào sự
bất bình đẳng này khi công nhân nghèo đã
được trả lương tốt hơn. Ở
Mỹ, 10% người giàu nhất thu nhập trung bình 93.000
USD/năm (cao nhất trong OECD) trong khi 10% người nghèo
nhất chỉ thu nhập 5.800 USD/năm, thấp hơn
khoảng 20% so với mức trung bình của OECD. Nhóm 10%
giàu nhất chiếm tới 71% tài sản của toàn bộ
nước Mỹ. Thu nhập 10% giàu nhất ở Pháp là
54.000 USD/năm so với 9.000 USD/năm của 10% nghèo
nhất. Con số tương ứng ở Nhật Bản
là 60.000 USD và 6.000 USD.
Đằng
sau sự văn minh của thế giới, vẫn là thiên
tai, ô nhiễm, dịch bệnh, cái nghèo cùng cực và
chết đói. Đằng sau sự hào nhoáng của các
quốc gia đều là những mảng tối. Chiếc
bánh kinh tế toàn cầu đã nở phồng lên theo
tỷ lệ chưa từng thấy, nhưng đáng
buồn là người giàu đã ăn hầu hết
phần bánh này. Họ dùng cả quyền lực để
bảo đảm phần béo bở nhất và chỉ
nhường phần vụn thừa rơi rớt cho
người người nghèo đói (góp nhặt từ Internet). Đó là câu chuyện Phú
ông và Lagiarô thời đại.
KHOẢNG
CÁCH TINH THẦN
Khoảng
cách tinh thần: đó là sự “lạnh lùng” đáng sợ
của một bộ phận đông đảo những
người giàu có. Sự ấm áp đã làm cho họ không
thể hiểu nổi thế nào là băng giá. Sự no
đủ đã làm cho họ không thể hình dung
được thế nào là đói khát. Sự hưởng
thụ sung túc đã làm cho họ không thể tưởng
tượng được thế nào là cùng khổ.
Ánh
mắt của đa số những người giàu có luôn
chỉ có một hướng nhìn về “thế giới
thiên đàng vật chất” và họ chìm đắm trong
mơ ước không ngừng vươn lên cao hơn
nữa trong khoái lạc riêng tư với niềm tự
hào, tham vọng, và cả lòng ganh tỵ đua chen. Họ
bỏ mặc - hay không còn nhận ra - một thế
giới khác đang ở ngay bên cạnh họ. Thế
giới của một Lagiarô cùng khổ và cực kỳ
bất hạnh. Có khi không phải họ khinh miệt
người cùng khổ, thật ra - và là điều
đáng sợ - họ quên sự hiện diện của
người cùng khổ đang cùng sống với họ
trên hành tinh này.
Họ
sống trong thế giới hiện thực đầy no
thỏa và hóa thân thành thần thánh đầy hạnh phúc
trong thế giới thiên đàng ảo - thế giới giàu
có vật chất và dư đầy hưởng thụ -
cho đến một ngày nào, khi tài khoản thời gian
của họ đã hết. Đó là lúc họ mới nhìn
thấy thế giới của Lagiarô, một thế
giới thần thánh hiện thực mà Lagiarô đã
vươn đến được từ thế
giới cùng khổ với một đời bất
hạnh luôn đói khát no ấm và tình yêu. Nhưng khát
vọng ấy Lagiarô đã không tìm thấy được
trong thế giới hữu hình mà Lagiarô đã trải qua.
Bây
giờ, khi ông nhà giàu chết, ông mới bước vào
một thế giới thật - đây mới là thế
giới thật! - Ngỡ ngàng nhận ra đây không
phải là Thiên Đàng sau những tháng ngày sống trong cõi
thiên thai của “thiên đàng ảo” đã tan biến!
Bây
giờ, họ - những con người của thế
giới phú hộ - mới nhận thấy Lagiarô từ xa.
Con người bần cùng, mà trước đây - và
cũng là thế giới bần cùng mà trước đây -
đã ở ngay bên cạnh họ, ngay trước mắt
họ, chỉ cần bước một vài bước là
đã thấy, chỉ cần cúi xuống một chút là
đã chạm tới - nhưng họ đã không hề
biết đến! "Dưới âm phủ, đang khi
chịu cực hình, ông ta ngước mắt lên, thấy
tổ phụ Áp-ra-ham ở tận đàng xa, và thấy anh
Lagiarô trong lòng tổ phụ”(Lc.16,23).
Trên
đỉnh cao của sự sang trọng, giờ ở
tận cùng của sự đọa đày, những con
người như nhân vật phú ông mới ngộ ra
được thế nào là đau khổ tận tâm cang.
“Bấy giờ ông ta kêu lên: ‘Lạy tổ phụ Áp-ra-ham,
xin thương xót con, và sai anh Lagiarô nhúng đầu ngón tay
vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát; vì ở
đây con bị lửa thiêu đốt khổ
lắm!”(Lc.16.19-31).
LẠC
LỐI
Trong
nơi đọa đày, phú ông mới biết mình đã
lầm đường lạc lối."Ông nhà giàu nói:
‘Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh
Lagiarô đến nhà cha con, vì con hiện còn năm
người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh cáo
họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực
hình này!’” (Lc. 16.27-28). Có phải vì thiếu thông tin, thiếu
sự hướng dẫn, thiếu giáo huấn, mà phú ông
đây “sa vào chốn cực hình” không? – Chắc hẳn là
không rồi.
Ngay
từ khi tạo dựng con người, Thiên Chúa đã
đặt để Giáo Huấn Tình Thương của
Ngài trong lòng trí con người. Thiên Chúa không ngừng Giáo
Huấn con người tiệm tiến theo thời gian. Cho
đến khi Ngài chọn Dân Riêng của Ngài để ban
tặng cho con người Đấng Cứu Thế.
Nhưng Lịch Sử Cứu Độ cho thấy con
người đã nhiều lần “để ngoài tai”
lời răn dạy của Chúa. Và lịch sử con
người cũng chứng minh con người luôn nuôi tham
vọng riêng mình, sống ích kỷ chỉ vì bản thân,
không biết chia sẻ và yêu thương đùm bọc
lẫn nhau. “Ông Áp-ra-ham đáp: ‘Chúng đã có Mô-sê và các Ngôn
Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó’. Ông nhà giàu
nói: "Thưa tổ phụ Áp-ra-ham, họ không chịu
nghe đâu, nhưng nếu có người từ cõi chết
đến với họ, thì họ sẽ ăn năn sám
hối. Ông Áp-ra-ham đáp: "Mô-sê và các Ngôn Sứ mà họ
còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống
lại, họ cũng chẳng chịu tin.’”(Lc.16,29-31).
Trong
Khổng Tử Gia Ngữ có kể một câu chuyện:
Khổng Tử làm quan Tư Khấu
nước Lỗ, khi được quyền nhiếp
chính chức vụ tể tướng, nét mặt có vẻ
vui mừng. Trò của ngài là Trạng Do liền hỏi:
- Do này vẫn được nghe là
những người quân tử, thấy tai họa
đến cũng không sợ, thấy hạnh phúc tới
cũng không vui mừng, thầy mới được có
địa vị mà vui mừng như thế là cớ làm
sao?
Khổng Tử đáp:
- Phải có câu nói ấy thực,
nhưng há chẳng có câu nói rằng: “Người ta vui vì
được đem địa vị cao quí của mình mà
hạ xuống cùng với mọi người sao?
Giới
Luật Yêu Thương đòi hỏi sự chia sẻ trong
tình liên đới giữa người với
người. Tội lỗi không chỉ là lánh xa những
điều độc ác, mà còn phải làm những
điều chân thiện. Dân gian cũng có câu: “làm lành lánh
dữ”. (Vì xưa ta đói các ngươi đã cho
ăn…Mt.25,31-46).
Câu
chuyện phú hộ và Lagiarô vẫn còn tiếp diễn trong
thế giới hôm nay. “Ông Áp-ra-ham đáp: ‘Mô-sê và các Ngôn
Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người
chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu
tin.’”(Lc.16,31). Còn hơn thế nữa, chính Đấng
Cứu Thế đã đến với nhân loại. Giáo
Huấn Tình Thương của Ngài đem đến cho con
người sự an bình và dịu ngọt biết bao!
Thế nhưng, vẫn còn đó “những người giàu
có” lạnh lùng trước những “Lagiarô” đầy
đau khổ và bất hạnh. Trong rất nhiều hoàn
cảnh, Giới Luật Yêu Thương vẫn còn nằm
bên lề cuộc sống.
Nhưng,
dù thế nào đi nữa, người Kitô-hữu chúng ta
vẫn luôn sống trong hy vọng. Ánh sáng Tin Mừng
vẫn tiếp tục chiếu soi trong thế giới
tối tăm này. “Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng
tối đã không diệt được ánh sáng” (Ga.1,5).
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết
sống tình liên đới bằng con tim rộng mở,
để biết chia sẻ với đồng loại
nhân danh Tình Yêu Thiên Chúa. Amen.
|