Tôi có đọc Kinh Thánh hay không?
Chúng ta
có thể tưởng tượng đang chứng kiến
cảnh này. Màn thứ nhất: một người
giàu có sung sướng vui cười và Ladarô nghèo nàn
khốn khổ. Màn thứ hai: người giàu có trở nên
rất bất hạnh còn người nghèo kia
đang ở cùng với các thiên thần. Luca thích loại
đảo ngược này, và vì ghét những người
giàu, ông đã mài sắc ngòi viết và viết bằng
một văn phong xúc tích vô cùng:
“Người nghèo chết và được thiên
thần mang vào lòng Abraham. Người giàu cũng chết và
người ta chôn ông”.
Chúng ta
không dự vào quang cảnh đó, chính chúng ta là những
người mà Chúa Giêsu muốn đánh động. Và
trước tiên dụ ngôn không nói đến người
giàu có “xấu xa”, nhưng đơn giản chỉ là
“một người giàu có” và thậm chí sáu người
giàu: người giàu quá cố và năm người anh em
của ông ta còn sống. Trong khi tỏ cho chúng ta thấy
họ mù và điếc đến độ nào, Chúa Giêsu
cảnh cáo tất cả chúng ta: “Các ngươi
đừng chờ đợi cái chết mở mắt cho
mình về sự sống”.
Người
giàu có không “thấy” Ladarô. Ông đã không đuổi
Ladarô xa ngôi nhà đẹp đẽ của ông, điều
đó không làm ông rầy rà: ông không “thấy” gì cả. Thật là một sự mù lòa kinh khủng.
Một bà già chết vì bị bỏ mặc, những
người láng giềng nói: “Chúng ta đâu có thấy gì!”. Không phải tất cả những
người sung sướng, tất cả những
người giàu có đều có con tim
chai đá, nhưng họ không thấy. Nhiều
người tỏ ra có tình huynh đệ nếu họ
thấy rõ hơn sự đau khổ chung
quanh họ. Người giàu có muốn chia
sẻ, họ sẽ được cứu sống.
Đối
với người giàu này, quá trễ rồi. Cuối cùng, ông ta “thấy” Ladarô, ông cũng
thấy điều phải trả giá đó là giàu tiền
của mà nghèo tình thương yêu. Nhưng
sự hiểu đời này không còn có thể giúp gì cho ông
được nữa cả. Luca mô tả hết
sức tỉ mỉ sự vĩnh cửu kinh sợ
của kẻ đã từng “hạnh phúc” trước
đây: Ông sẽ không bao giờ có thể vượt qua “vực
thẳm lớn lao” được.
Vì không
hoàn toàn xấu xa và rất gắn bó với gia đình, cho
nên ông muốn cảnh báo cho các anh em của ông.
-
“Lạy tổ phụ
Abraham,… xin sai anh đến cảnh cáo
họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực
hình này!”, ông nói với Abraham như thế.
Abraham nói:
-
“Chúng đã có Mô-sê và các Ngôn
Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó”.
Người
giàu có có tính hoài nghi. Ông đã có Lời Chúa, thế
mà …. Cần phải khua chiêng gióng trống nhiều hơn
nữa để làm cho người ta ăn năn
thống hối.
-
Không, Abraham nói, để
ăn năn thống hối, không có gì
mạnh mẽ hơn Lời Chúa.
Đó là điều mà Chúa Giêsu
muốn nói với chúng ta:
Bài
học của các dụ ngôn thường là nằm ở
kết cục; nơi mà các nhà chú giải gọi là “mũi
nhọn”. Ở đây, chính tầm
quan trọng được gán cho Lời Chúa. Chúa Giêsu
nói qua Abraham: “Chúng đã có Mô-sê và các Ngôn Sứ”.
Thậm chí tôi có thể dễ
dàng vượt lên trên ích kỷ, tôi vẫn cảm thấy
rõ ràng tôi cũng không thấy những người anh em
của tôi và tôi điếc, không nhất quyết đi theo Chúa Giêsu. Đối với tôi
dường như nếu có điều gì khác
thường làm cho tôi xáo trộn, một sự mặc
khải, một cuộc hiện ra chẳng hạn…
-
Không, Chúa Giêsu nói, không có gì
khác thường hơn là Lời Chúa. Các ngươi đã
có Mô-sê và các Ngôn Sứ.
Tôi phải để cho mình
bị thương thật sâu do mũi tên này. Tôi có Kinh Thánh nhưng Kinh Thánh có được
lật từng trang, được đọc một cách
không mệt mỏi hay chăng? Chúng ta có
Lời Chúa tại sao chúng ta còn tìm kiếm điều gì
khác nữa?
|