Sống trong thế giới trái
ngược
Đó là
một ngày tháng bảy. Một người
đàn ông ngồi ở bàn giấy trong một phòng có máy
điều hòa. Nhiệt độ trong phòng ở 23
độ, một nhiệt độ thích hợp. Ông ta cảm thấy đầy nghị lực.
Từ cửa sổ ông nhìn thấy mặt trời đang
chiếu sáng rực rỡ ở bên ngoài và thỉnh
thoảng một cơn gió nhẹ lay động các
ngọn cây. Đó là một ngày rất đẹp!
Ông ta nhìn
một cậu thiếu niên đang làm việc trong sân. Căn
cứ vào những động tác chậm chạp của
cậu, người ta phải nghĩ rằng cậu là
một tù nhân làm việc khổ sai. Cậu
nghỉ ngơi thường xuyên. “Cậu
ta có vấn đề gì? Làm sao mà một người
trẻ tuổi lại lười biếng như thế?”. Người đàn ông tự
hỏi.
Nhưng gần đến trưa,
người đàn ông đi ra ngoài để làm một vài
công việc. Ngay khi ông bước ra khỏi phòng, ông
đụng phải hơi nóng như những làn sóng
cản đường. Nhiệt độ
bên ngoài là 34 độ và độ ẩm của không khí khá
cao. Bấy giờ ông mới biết cậu bé đã
chống chọi với cái gì. Và trong một ngày oi bức
như thế này, ông ngạc nhiên vì cậu bé chưa bị
ngất xỉu.
Mặc
dù thế giới của ông được ngăn cách
với thế giới của cậu bé chỉ bằng
bề dày của một bức tường, hai thế
giới ấy khác nhau nhiều lắm. Tuy nhiên nếu ông
không rời khỏi thế giới của ông để
bước vào thế giới của cậu bé,
hẳn ông sẽ không bao giờ hiểu được
sự khác nhau đó.
Chúng
ta có thể cách người khác chỉ một tầm tay, nhưng sống trong một thế
giới khác với người ấy. Tuy
nhiên, chúng ta sẽ không bao giờ hiểu được
sự khác nhau ấy trừ khi chúng ta rời bỏ thế
giới của chúng ta và bước vào thế giới
của người đó. Chúng ta không bao
giờ hiểu được điều đó từ bên
ngoài. Ông nhà giàu (phú hộ) và Ladarô đã
sống trong những thế giới trái ngược, dù
rằng những thế giới này nằm bên cạnh nhau.
Nhưng ông nhà giàu chưa lần nào
bước vào thế giới của người nghèo.
Ông không nhìn thấy Ladarô như một con người, càng
không phải là người anh em mà ông có thể chia sẻ
nhân tính chung. Ông lãnh
đạm, thờ ơ với Ladarô, và lãnh đạm là
một thói xấu lớn.
Làm sao có thể như thế
được? Của cải làm cho một người chỉ
nghĩ đến mình. Chúng làm cho
người ấy mù lòa trước những nhu cầu
của những người khác và làm cho tâm hồn
người ấy chai cứng. Đó là
một bi kịch thật sự. Một
cá nhân hoặc một quốc gia đánh mất tâm hồn
mình khi cứ mải lo tích lũy những của cải
lớn hơn. Người giàu có không làm
điều gì sai. Ông không làm tổn
thương hoặc bóc lột người nghèo. Tuy nhiên, sau cùng “ông ta phải chịu cực hình
trong âm phủ”. Ông ta bị lên án
không phải vì ông ta giàu có mà vì ông không bày tỏ lòng
thương xót người nghèo. Ông sống
chỉ vì bản thân mình.
Tội lỗi không chỉ vì làm
điều sai trái, mà còn là không làm điều tốt
–tội không hoạt động, không làm gì và tệ hơn
nữa là sự thờ ơ. Đây là một dụ ngôn làm
xúc động. Không có cái kết thúc của một câu chuyện
thần tiên– ít nhất là đối với ông phú hộ và
ông này là nhân vật trung tâm của câu chuyện.
Xin Chúa, Đấng đã bước vào
thế giới chúng ta một cách trọn vẹn, giúp chúng
ta bước vào thế giới của những
người đau khổ và thiếu thốn. Rồi khi đã có kinh
nghiệm về đời sống của họ như
thế nào, chúng ta chắc chắn sẽ được
động viên để làm điều gì chúng ta có thể
làm để giúp đỡ họ. Là những
người cần đến lòng thương xót và nhân
từ của Thiên Chúa, những người cầu
nguyện với đôi bàn tay mở ra như những cái
bát của người ăn mày, chúng ta đến
lượt mình phải cố gắng sống nhân từ,
quảng đại và thương xót những người
khác, bởi vì mức độ chúng ta cho sẽ trở
thành mức độ mà chúng ta nhận.
|